Khối ngoại thoái mạnh tại Savico (SVC)
SVC của CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn – Savico dường như là cổ phiếu được khối ngoại ưa thích khi luôn trong tình trạng gần kín 49% sở hữu khối ngoại. iều bất ngờ là gần đây, khối ngoại liên tục bán ra cổ phiếu SVC, giảm sở hữu chỉ còn hơn 3% so với mức 47% tại ngày 2/3/2020. áng chú ý hơn, từ báo cáo giao dịch của một cổ đông ngoại cho thấy, dường như đang có cuộc chạy đua sở hữu ngầm tại doanh nghiệp này.
Theo công bố thông tin tại SVC ngày 11/5/2020, Endurance Capital Vietnam đã chính thức bán toàn bộ 1,14 triệu cổ phiếu, tương ứng 4,56% vốn SVC.
Trước đó, PYN Elite Fund, FinansiaSyrus Securities, nhóm quỹ Tundra và Probus Opportunities cũng lần lượt bán ra. Room ngoại tại SVC “hở” ngày càng lớn, lực bán được các nhà đầu tư nội hấp thụ hết. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thông báo về việc SVC có thêm cổ đông lớn nào.
Thống kê từ đầu năm đến nay cho thấy, cổ phiếu SVC bị khối ngoại bán ròng hơn 559 tỷ đồng, nằm trong TOP 6 cổ phiếu trên HOSE bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất. Diễn biến này được nhìn nhận khá bất thường đối với cổ phiếu của một doanh nghiệp có quy mô vốn hoá vừa và nhỏ như SVC.
Song hành cùng diễn biến bán ròng của khối ngoại, giá cổ phiếu SVC có sự bứt phá. Từ tháng 3 trở lại đây, SVC tăng trên 75%, hiện ở mức giá 72.500 đồng.
Trong khi đó, kết quả kinh doanh quý I/2020 của SVC kém khả quan, lợi nhuận hơn 10 tỷ đồng, giảm 79% so với cùng kỳ. Theo giải trình của SVC, kém là do khó khăn chung từ thị trường ô tô khi cung vượt quá cầu, nhu cầu mua sắm bão hòa cộng hưởng với tác động của dịch Covid-19.
Báo cáo của Quỹ ngoại PYN Elite Fund (đăng tải 24/3/2020) cho biết, PYN đã bán toàn bộ vị thế tại chuỗi đại lý xe hơi SVC trong thời kỳ biến động.
Một cuộc tranh giành quyền sở hữu trong Công ty đã mở ra cơ hội cho việc bán cổ phiếu SVC của Quỹ, dù thanh khoản không cao. PYN Elite Fund thu về khoảng 90 tỷ đồng từ thương vụ này.
Sự kiện đáng chú ý hơn, sắp tới, SVC tổ chức ại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, cũng là thời điểm kết thúc nhiệm kỳ 2015-2020 của HQT, BKS hiện tại. Tháng 10/2019, HQT đã thống nhất thông qua việc thay đổi nhân sự quản lý cấp cao trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2015 – 2020 (cho đến kỳ họp ại hội 2020).
Cụ thể, chấp thuận việc từ nhiệm Chủ tịch HQT đối với ông Nguyễn Bình Minh. HQT khuyết 1 thành viên (còn lại 07 thành viên).
Video đang HOT
Cùng với đó là bầu Ông Mai Việt Hà làm Chủ tịch HQT chuyên trách và thôi nhiệm vụ Tổng giám đốc. Nhiệm vụ Tổng giám đốc được giao cho ông Phan Dương Cửu Long.
Tại thời điểm cuối năm 2019, cơ cấu cổ đông SVC khá cô đặc khi cổ đông lớn nhất của SVC là Tổng công ty Bến Thành nắm giữ 40,78% cổ phần và các quỹ ngoại cũng sở hữu gần hết room 49% vốn tại SVC.
Nhìn lại ại hội đồng cổ đông 2019 cho thấy, cổ đông lớn muốn đề cử thêm 2 thành viên vào HQT, ông Mai Việt Hà, khi đó là Tổng giám đốc cho rằng, nhiệm kỳ HQT chỉ còn 1 năm, không đủ thời gian để thành viên mới hiểu và tiếp quản công tác quản trị.
Khi đó, ông Hà chia sẻ, bất kỳ mâu thuẫn nội bộ nào cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín với nhà sản xuất, dù Ban lãnh đạo không quan ngại khi đón nhận thành viên HQT mới là người nước ngoài.
Kết quả đại hội năm ngoái là việc đề cử thêm 2 thành viên vào HQT SVC không đủ điều kiện thông qua.
Câu chuyện bầu cử tại ại hội sắp tới của SVC đang là một ẩn số, thu hút nhiều sự quan tâm của cổ đông.
Năm 2020, SVC đặt kế hoạch kinh doanh sụt giảm mạnh, doanh thu 14.763 tỷ đồng, giảm 19%, lợi nhuận sau thuế 108 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với thực hiện 2019.
Cổ tức dự kiến 7%. Các chỉ tiêu kinh doanh 2020 không bao gồm việc hạch toán hiệu quả dự án 104 Phổ Quang, dự kiến lợi nhuận là 56,9 tỷ đồng.
Giai đoạn 2020-2025, SVC định hướng xây dựng danh mục thương hiệu kinh doanh hiệu quả kết hợp hoạt động M&A để phát triển hệ thống, phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng riêng.
Mục tiêu mở rộng mạng lưới từ 52 đại lý lên 72 đại lý, tăng thị phần 9-10%, cổ tức không dưới 12%/năm.
Tính đến nay, hệ thống phân phối ô tô và xe máy của Công ty có 52 đại lý hoạt động trên cả nước. SVC cũng có mảng kinh doanh bất động sản (cho thuê văn phòng, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp…).
Năm 2019, SVC cho biết, Công ty bị động về mặt pháp lý, qui trình phê duyệt, nhất là đối với các dự án có nguồn gốc trước cổ phần hóa, dự án được Nhà nước giao đất. Năm 2020, sẽ tập trung giải quyết các vấn đề pháp lý cho mảng kinh doanh bất động sản.
Khối ngoại bán ròng hơn 255 tỷ đồng trong phiên 27/2
Kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhà đầu tư nước ngoài khá "trung thành" với xu hướng bán ròng bất chấp thị trường tăng hay giảm. Trong phiên 27/2 cũng không ngoại trừ, cùng với việc đẩy mạnh xả hàng, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 255 tỷ đồng.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 15,99 triệu đơn vị, giá trị 647,74 tỷ đồng, tăng 67,76% về lượng và 87,45% về giá trị so với phiên trước (26/2).
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 24,6 triệu đơn vị, giá trị 886,98 tỷ đồng, tăng 51,45% về khối lượng và 53,37% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng với khối lượng 8,61 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng 239,24 tỷ đồng, tăng 28,29% về lượng và 2,78% về giá trị so với phiên trước.
Sau phiên bán ròng mạnh nhất hôm qua, khối ngoại trở lại gom mạnh VNM và đây cũng là mã dẫn đầu danh mục được mua ròng mạnh của phiên. Cụ thể, VNM được mua ròng 666.670 cổ phiếu, giá trị tương ứng 70,62 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, CTG được mua ròng 518.540 cổ phiếu, giá trị tương ứng 13,43 tỷ đồng.
Trái lại, cổ phiếu SVC bất ngờ bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng gần 2 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 89,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, giao dịch này chủ yếu được thực hiện thỏa thuận nên không tác động nhiều tới diễn biến cổ phiếu. Kết phiên, SVC nhích nhẹ 0,2% lên mức 42.300 đồng/CP.
Tiếp theo là MSN bị bán ròng 39,19 tỷ đồng (796.820 cổ phiếu), VHM bị bán ròng 37,15 tỷ đồng, VRE với 19,35 tỷ đồng, VCI với 18,47 tỷ đồng, VJC với 12,78 tỷ đồng...
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 409.770 đơn vị, giá trị 7,05 tỷ đồng, giảm 66,84% về lượng và 59,67% về giá trị so với phiên trước (26/2).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 1,6 triệu đơn vị, giá trị 17,83 tỷ đồng, giảm 32,48% về lượng và 27,37% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 1,19 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 10,78 tỷ đồng, tăng 4,9% về lượng và 52,48% về giá trị so với phiên trước.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 29 mã và VCS tiếp tục dẫn đầu khi được mua ròng hơn 3 tỷ đồng, tương đương khối lượng 44.820 cổ phiếu.
Trong khi đó, khối này bán ròng 23 mã và mạnh nhất PVS bị bán ròng 5,09 tỷ đồng, tương đương khối lượng 333.007 cổ phiếu. Tiếp theo là TIG bị bán ròng 3,3 tỷ đồng, SHB với hơn 3 tỷ đồng, IVS với 1,17 tỷ đồng, NTP với 1,07 tỷ đồng...
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 4,64 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 241,11 tỷ đồng, cùng tăng gấp hơn 5 lần cả về lượng và giá trị so với phiên trước đó (26/2).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 4,72 triệu đơn vị, giá trị 246,68tỷ đồng, tăng 376,95% về lượng và 422,3% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 80.970 đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 5,57 tỷ đồng, giảm 53,25% về lượng và 35% về giá trị so với phiên trước đó.
Trong đó, khối ngoại mua ròng 14 mã và VGI dẫn đầu khi được mua ròng hơn 80 triệu đồng, tương đương khối lượng 2.900 cổ phiếu.
Đồng thời, khối này cũng bán ròng 14 mã và VTP bị bán ròng mạnh nhất với 1,12 tỷ đồng, tương đương khối lượng 9.300 cổ phiếu.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 27/2, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 9,88 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 255,59 tỷ đồng, tăng 22,43% về lượng và tăng nhẹ 2,9% về giá trị so với phiên hôm qua (bán ròng 248,4 tỷ đồng).
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Thị trường giằng co trong biên độ hẹp, cổ phiếu khu công nghiệp, hạ tầng ngược dòng bứt phá Nhóm cổ phiếu khu công nghiệp, cao su thu hút dòng tiền khá tốt với nhiều mã tăng như NTC, PHR, GVR, SZL, SNZ, SIP,...Bên cạnh đó, các cổ phiếu được kỳ vọng hưởng lợi nhờ "sóng" đầu tư công như PLC, KSB, HPG, CII cũng duy trì đà tăng. Phiên giao dịch đầu tuần diễn ra tương đối giằng co sau những...