Khối ngoại tập trung mua cổ phiếu nhà Vingroup trong phiên 5/11
Ngay sau phiên bán ròng hôm qua, nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại mua ròng nhưng vẫn còn khá hạn chế. Tâm điểm đáng chú ý là bộ 3 cổ phiếu nhà Vin được khối này tập trung mua vào, trong khi cổ phiếu lớn VNM bị quay ra xả bán mạnh.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 18,96 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 783,46 tỷ đồng, tăng 31,78% về lượng và tăng 27,28% về giá trị so với phiên trước (4/11).
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 16,57 triệu đơn vị, giá trị bán ra tương ứng 753,83 tỷ đồng, tăng 9,2% về lượng và tăng 35,67% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 2,39 triệu đơn vị, trong khi phiên trước bán ròng 788.660 đơn vị. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 29,63 tỷ đồng, giảm 50,52% so với phiên trước đó.
Trong đó, cặp đôi nhà Vin dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh về giá trị, cụ thể VRE được mua ròng hơn 51,8 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 1,46 triệu cổ phiếu; VHM được mua ròng 43,78 tỷ đồng, tương đương khối lượng 447.400 cổ phiếu. Ngoài ra, VIC cũng đứng ở vị trí thứ 4 trong danh mục khi được mua ròng 13,48 tỷ đồng.
Còn xét về khối lượng, TVS là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất, đạt gần 1,6 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 18,83 tỷ đồng.
Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất VNM với khối lượng 664.670 đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ròng 86,29 tỷ đồng.
Các mã bị bán ròng mạnh tiếp theo đó là VCB với 23,39 tỷ đồng, CTD với hơn 13,98 tỷ đồng, VJC với 6,83 tỷ đồng…
Video đang HOT
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 208.300 đơn vị với giá trị tương ứng 1,8 tỷ đồng, giảm gần 67% về lượng và giảm 75,77% về giá trị so với phiên hôm qua (4/11).
Ngược lại, khối này bán ra 307.100 cổ phiếu, giá trị 3,46 tỷ đồng, giảm 55% cả về lượng và giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 98.800 đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ròng 1,66 tỷ đồng, tăng 59,18% về lượng và tăng gấp hơn 6,5 lần về giá trị so với phiên trước.
Phiên hôm nay khối ngoại mua ròng nhỏ giọt 30 mã, trong đó TIG dẫn đầu với khối lượng mua ròng đạt 73.400 đơn vị, giá trị tương ứng hơn 338 triệu đồng.
Ngược lại, khối này chỉ bán ròng 13 mã, trong đó CEO bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 136.500 cổ phiếu, giá trị tương ứng 1,27 tỷ đồng. Tiếp đó, PVS bị bán ròng 55.800 cổ phiếu, giá trị hơn 1 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 456.810 đơn vị, giá trị 30,35 tỷ đồng, giảm 43,47% về lượng và giảm 33,02% giá trị so với phiên trước (4/11).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 1,04 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 26,37 tỷ đồng, giảm 37,41% về lượng và giảm 33,74% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 581.910 đơn vị, giảm 31,66% so với phiên trước; tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 3,98 tỷ đồng, giảm 27,77% so với phiên trước.
Trong đó, khối ngoại mua ròng 19 mã và MCH dẫn đầu với khối lượng mua ròng đạt 125.824 cổ phiếu, giá trị tương ứng hơn 9,3 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, VTP được mua ròng 23.780 cổ phiếu, giá trị gần 3 tỷ đồng.
Ngược lại, khối ngoại chỉ bán ròng 12 mã, trong đó BSR bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 710.000 cổ phiếu, giá trị tương ứng hơn 7,1 tỷ đồng. Tiếp theo là VEA bị bán ròng 52.500 cổ phiếu, giá trị 2,57 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 5/11, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 1,71 triệu đơn vị, trong khi phiên hôm qua (4/11) bán ròng 1,7 triệu đơn vị. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 31,95 tỷ đồng, giảm gần 41% so với phiên trước (mua ròng 54,15 tỷ đồng).
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
BSC: "Động lực tăng trưởng kinh tế duy trì tích cực, VN-Index hướng tới mốc 1.050 điểm trong tháng 11"
BSC cho rằng với chuyển biến tích cực từ KQKD quý 3 và hiệu ứng mua cô phiếu quỹ của một vài cô phiếu lớn, VN-Index đã vượt qua ngưỡng tâm lý 1.000 điểm va đang hướng tới ngưỡng 1.050 điểm.
CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) vừa đưa ra những thông tin đáng chú ý với TTCK Việt Nam trong tháng 11.
Về số liệu kinh tế vĩ mô tháng 10 mới được công bố, BSC cho rằng vẫn đang duy trì ổn định với CPI tăng 0,59%, đưa mức CPI bình quân 10 tháng ở mức 2,48% so cùng ky; Chỉ số USD tăng 0,03%, giảm 0,46% so với thang 12; Thu ngân sach nha nước bằng 80,3% dự toán, chênh lệch thu chi 40 nghìn tỷ.
Cac động lực tăng trưởng giữ vững: (1) Tốc độ tăng tông mức bán le hàng hóa dich vu tiêu dung tăng 1,5% so thang trước va tăng 13,3% so cung ky 2018; (2) Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 2,7% so thang trước va tăng 9,2% so cùng ky; (3) Tông số vốn FDI thực hiện 10 thang tăng 7,4% so cung ky; (4) Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sach tăng 10% cung ky; (5) Tông kim ngạch XNK tháng 10 giảm 4,1% so thang trước chủ yếu do Samsung kết thúc sản phẩm mới Galaxy Note 10, tính chung 10 tháng vẫn tăng 7,4% so cung ky; (5) Khách quốc tế tăng 3,7% so thang trước; (6) Số lượng doanh nghiệp mở mới tăng 109,9% cung ky năm trước.
Số liệu kinh tế vĩ mô công bố tháng 10 vẫn đang cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được cac động lực tăng trưởng cung như ôn đinh vĩ mô hỗ trợ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2019. Đây cung những yếu tố quan trọng tạo nền giá ôn đinh cho TTCK vào những tháng cuối năm.
Về lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết quý 3, BSC cho rằng mức độ cải thiện lợi nhuận đã tích cực dần theo từng quý tuy nhiên mức cải thiện không đồng đều. Nhóm cô phiếu VN30 và nhóm Ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận quý 3 lần lượt 27% va 43,1%, vượt xa so với mức tăng trưởng chung của thi trương là 14,6%. Chỉ riêng nhom Ngân hang đã đong gop 86,4% gia tri lợi nhuận tuyệt đối tăng trưởng trong quý 3. BSC đánh giá động lực tăng điểm từ KQKD quý 3 không còn nhiều và chuyển sang các thông tin hỗ trợ trong nước và quốc tế khác.
Cũng trong tháng 11, Luật chứng khoán sửa đổi dự kiến sẽ được thông qua, tạo hành lang pháp lý cho những cải cách và hỗ trợ thị trường phát triển, đồng thơi sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong việc cải thiện các tiêu chí nâng hạng thi trương đối với FTSE năm 2020 va MSCI vao năm 2021.
VN-Index có thể lên mốc 1.050 điểm trong tháng 11
Về diễn biến TTCK, BSC cho rằng với chuyển biến tích cực từ KQKD quý 3 và hiệu ứng mua cô phiếu quỹ của một vài cô phiếu lớn, VN-Index đã vượt qua ngưỡng tâm lý 1.000 điểm va đang hướng tới ngưỡng 1.050 điểm.
Các cô phiếu lớn đong vai trò dẫn dắt, hình thành mặt bằng giá mới trước khi lan tỏa sang các nhóm cô phiếu có KQKD cải thiện và triển vọng tích cực. Vùng vận động giá VN-Index tháng 10 từ 983 điểm - 1.050 điểm.
BSC đánh giá trong trương hợp tích cực, VN-Index tăng đến 1.050 điểm và duy trì trên ngưỡng 1.000 điểm trong tháng 11. Thanh khoản cải thiện dần, hoạt động luân chuyển ngành rõ rệt hơn.
Trương hợp tiêu cực, VN-Index có thể giảm dưới 983 điểm nếu có những thông tin bất lợi từ thế giới và áp lực tiếp tuc thoái vốn từ khối ngoại.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Khối ngoại mua ròng phiên thứ 2 liên tiếp, VN-Index bứt phá vượt mốc 1.020 điểm Giao dịch khối ngoại khá tích cực khi họ mua ròng hơn 65 tỷ trên toàn thị trường và cũng là phiên mua ròng thứ 2 liên tiếp. Trong đó, lực mua của khối ngoại tập trung chủ yếu vào các Bluechips như VCB (47,6 tỷ đồng), HCM (37,5 tỷ đồng), VRE (19,9 tỷ đồng), POW (17,5 tỷ đồng)... Phiên giao dịch đầu...