Khối ngoại tập trung bán VHM và HPG trong phiên 12/12
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì trạng thái bán ròng mạnh với hơn 170 tỷ đồng trong phiên 12/12. Trong đó đáng chú ý, sau nhiều phiên liên tiếp xả mạnh MSN, khối ngoại đã hạ nhiệt và chuyển hướng tập trung bán VHM và HPG.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 14,34 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 434,87 tỷ đồng, giảm 10,76% về lượng và giảm 16,9% về giá trị so với phiên trước (11/12).
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 19,7 triệu đơn vị, giá trị bán ra tương ứng 607,01 tỷ đồng, giảm 10,38% về lượng và giảm 12,11% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 5,36 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng tương ứng 172,14 tỷ đồng, giảm 9,29% về lượng nhưng tăng 2,86% về giá trị so với phiên trước.
Khối ngoại mua ròng khá nhỏ giọt, trong đó cổ phiếu CTG dẫn đầu với khối lượng mua ròng đạt 752.030 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 15,13 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2 là VRE được mua ròng 9,52 tỷ đồng, tương đương khối lượng 273.040 cổ phiếu.
Trái lại, VHM bị bán ròng mạnh nhất về giá trị với 59,78 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt 660.550 cổ phiếu. Tuy nhiên, xét về khối lượng, HPG là mã dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh với gần 1,12 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 27 tỷ đồng.
Còn cổ phiếu liên tiếp bị nhà đầu tư ngoại bán mạnh là MSN lùi về vị trí thứ 3 khi bị bán ròng 18,1 tỷ đồng (314.160 đơn vị).
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 245.340 đơn vị, giá trị tương ứng 3,39 tỷ đồng, giảm 34,46% về lượng và 14,6% về giá trị so với phiên trước (11/12).
Video đang HOT
Ngược lại, khối này bán ra 1,05 triệu đơn vị, giá trị 3,39 tỷ đồng, tăng gần 35% về lượng nhưng giảm 14,6% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 805.130 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 1,04 tỷ đồng, gần gấp đôi về lượng và tăng mạnh về giá trị so với phiên trước chỉ bán ròng 0,1 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 28 mã và VCS tiếp tục dẫn đầu danh mục khi được mua ròng 1,67 tỷ đồng, tương đương khối lượng 20.000 cổ phiếu.
Trong khi đó, khối này bán ròng 25 mã và dẫn đầu là HUT bị bán ròng 720.300 cổ phiếu, giá trị 1,72 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 531.220 đơn vị, giá trị 23,42 tỷ đồng, tăng 20,86% về lượng nhưng giảm 15,42% về giá trị so với phiên trước (11/12).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 483.100 đơn vị, giá trị tương ứng 22,35 tỷ đồng, tăng 21,38% về lượng nhưng giảm 1,84% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 48.120 đơn vị, với tổng giá trị mua ròng tương ứng 1,07 tỷ đồng, tăng 15,88% về lượng nhưng giảm 78,25% về giá trị so với phiên trước.
Hôm nay, khối ngoại mua ròng 26 mã và QNS dẫn đầu khi được mua ròng gần 1,3 tỷ đồng, tương đương khối lượng 44.000 cổ phiếu.
Trái lại, khối ngoại chỉ bán ròng 13 mã, trong đó VEA dẫn đầu khi bị bán ròng 1,37 tỷ đồng, tương đương khối lượng 28.500 cổ phiếu.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 12/12, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 6,12 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 172,11 tỷ đồng, giảm 2,4% về lượng nhưng tăng 5,9% về giá trị so với phiên hôm qua (ngày 11/12 bán ròng 162,53 tỷ đồng).
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Thị trường chờ thông tin mới
Dòng vốn đầu tư trên thị trường thế giới đã quay trở lại thị trường cổ phiếu sau 10 tháng đầu năm 2019 bị rút ròng, chảy sang kênh trái phiếu và vàng, nhưng tại thị trường Việt Nam, khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng trong tháng 11.
Theo số liệu của HOSE, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng khoảng 1.064 tỷ đồng trong tháng 11, lũy kế bán ròng 4 tháng gần nhất là gần 4.800 tỷ đồng (nếu tính từ đầu năm đến cuối tháng 11, khối ngoại duy trì được vị thế mua ròng, với giá trị khoảng 7.512 tỷ đồng).
Trong khi tỷ giá VND/USD được dự báo tiếp tục ổn định, thì lý do lý giải cho việc bán ròng của nhà đầu tư ngoại là tái cơ cấu danh mục.
Bức tranh kết quả kinh doanh năm 2019 của nhiều doanh nghiệp niêm yết đã tương đối rõ ràng. Nhà đầu tư cần tái cơ cấu danh mục để lựa chọn những khoản đầu tư tốt hơn, hợp lý hơn cho năm 2020.
Khối ngoại rút vốn, trong khi các quy định mới của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ an toàn tín dụng đang trong giai đoạn "nước rút" đi vào thực tế áp dụng, theo đó tín dụng hạn chế và không ít ngân hàng cần huy động vốn lớn.
Vì thế, dòng tiền trên thị trường tạm thời khó khăn, cần thời gian để thích ứng, sắp xếp lại.
Khối tự doanh công ty chứng khoán cũng có động thái bán ròng, nhất là phiên 21/11 bán ròng trên 800 tỷ đồng.
Tuy nhiên, số liệu từ Finn Group cho biết, sau đó, các công ty chứng khoán đã túc tắc mua ròng trở lại và danh mục đầu tư có sự chọn lọc, tái cơ cấu.
Thiếu dòng tiền, thiếu thông tin mới hỗ trợ, khiến thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh. Theo Công ty Chứng khoán SSI, sau đợt giảm mạnh từ tuần thứ hai của tháng 11 sang đầu tháng 12, chỉ số P/E bình quân của VN-Index đang vận động ở mức thấp nhất kể từ tháng 2/2019.
"Nền giá thấp sẽ thúc đẩy dòng tiền giải ngân, đặc biệt hướng tới nhóm cổ phiếu được dự báo có kết quả kinh doanh quý IV/2019 và năm 2020 tích cực", SSI nhận định.
Trên thực tế, không ít cổ phiếu sau khi tích lũy ở vùng giá thấp đã bắt đầu có tín hiệu khởi sắc. Chẳng hạn, trong nhóm cổ phiếu tôn thép, các mã NKG, HSG tăng giá, sau khi giá giảm mạnh trước đó vì những khó khăn của ngành và diễn biến giá nguyên liệu thất thường.
Thậm chí, cổ phiếu HPG vượt đỉnh ngắn hạn sau khi được khối ngoại mua ròng hơn 123 tỷ đồng trong tháng 11.
Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, mã HDB phục hồi rõ ràng khi có thông tin Ngân hàng mua cổ phiếu quỹ. Hay mã LPB bứt phá từ mức giá dưới 7.000 đồng/cổ phiếu sau khi Ngân hàng được chấp thuận bắt đầu thực hiện chuẩn Basell 2.
Chỉ số VN-Index sau khi giảm xuống gần 950 điểm ngày 3/12 đã dao động quanh mức 960 điểm từ đó đến nay.
Mặc dù vậy, trên nền thông tin hiện tại, thị trường cần thêm thông tin mới từ các doanh nghiệp về chi trả cổ tức tiền mặt, kết quả kinh doanh khả quan trong quý IV/2019, kế hoạch kinh doanh năm 2020 tăng trưởng... để củng cố tâm lý nhà đầu tư.
Một số cổ phiếu đang có thị giá dưới 10.000 đồng/cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn khi doanh nghiệp công bố trả cổ tức tỷ lệ 10 - 20% như BCG, TDC, LDG...
Nhìn chung, dòng tiền có vẻ vẫn dè dặt, chờ đợi cơ hội tham gia ở mức giá thấp hơn, nhưng trong bối cảnh thị trường bất động sản và vàng khá trầm lắng như hiện nay, thì thị trường chứng khoán vẫn được nhận định là kênh đầu tư hấp dẫn nhất đối với dòng tiền nhàn rỗi.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán ngày 8/7: Sắc đỏ bao phủ thị trường Hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn giảm điểm khiến thị trường thiếu lực đỡ. Rổ VN30 chỉ có 5 mã tăng, 2 mã đứng giá, còn lại ngập trong sắc đỏ. Thị trường ngập trong sắc đỏ. Ảnh:TTXVN Đóng cửa phiên giao dịch 8/7, chỉ số VN-Index giảm 8,99 điểm (0,92%) còn 966,35 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 165 triệu...