Khối ngoại mua ròng hơn 200 tỷ đồng trong tuần cuối tháng 12
Bên cạnh việc thị trường hồi phục nhẹ, nhà đầu tư nước ngoài đã có tuần mua ròng trở lại với giá trị đạt hơn 200 tỷ đồng. Trong đó, tâm điểm mua vào của khối ngoại là chứng chỉ quỹ E1VFVN30 và các mã bluechip như HPG, MSN, VRE…
Thống kê trên sàn HOSE, khối ngoại thực hiện 1 phiên bán ròng duy nhất ngày 25/12 và 4 phiên mua ròng. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 10,86 triệu đơn vị, tăng mạnh so với tuần trước chỉ mua ròng 898.130 đơn vị; tổng giá trị mua ròng tương ứng 220,17 tỷ đồng, trong khi tuần trước bán ròng 94,75 tỷ đồng.
Trong đó, khối này đã mua vào 63,85 triệu đơn vị với tổng giá trị mua vào đạt 1.826,27 đồng (giảm 40,83% về lượng và 52,1% về giá trị so với tuần trước); và bán ra với khối lượng 52,99 triệu đơn vị, giá trị 1.606,1 tỷ đồng (giảm 50,48% về lượng và 58,9% về giá trị so với tuần trước).
Trái lại, trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện 4 phiên bán ròng và duy nhất. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng hơn 1,41 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 20,89 tỷ đồng, giảm 42,62% về lượng nhưng tăng 33,31% về giá trị so với tuần trước.
Cụ thể, khối này đã mua vào với khối lượng 1,62 triệu đơn vị, giá trị 14,95 tỷ đồng (giảm 12,55% về lượng và 3,61% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng 3,03 triệu đơn vị, giá trị 35,84 tỷ đồng (giảm 29,69% về lượng nhưng tăng 14,95% về giá trị so với tuần trước).
Còn trên thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 2 phiên và bán ròng 3 phiên. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 557.9250 đơn vị, giảm 17,43% so với tuần; tổng giá trị là mua ròng 2,66 tỷ đồng, giảm 89,16% so với tuần trước đó.
Trong đó, khối này đã mua vào 1,27 triệu đơn vị, giá trị 41,27 tỷ đồng (giảm 27,67% về lượng và 52,69% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng 1,83 triệu đơn vị, giá trị 38,61 tỷ đồng (giảm 24,83% về lượng và 38,41% về giá trị so với tuần trước).
Tổng cộng trên cả 3 sàn, khối ngoại đã mua ròng gần 8,9 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng 201,94 tỷ đồng; trong khi tuần trước đó bán ròng 2,24 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 85,88 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nhìn lại diễn biến mua bán tuần qua:
Trên sàn HOSE, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh nhất với khối lượng gần 6,6 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 95,26 tỷ đồng.
Các mã được mua ròng mạnh tiếp theo đó là HPG với 3,23 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 75,44 tỷ đồng; MSN với 64,73 tỷ đồng, VRE với 47,15 tỷ đồng…
Trái lại, cổ phiếu VIC bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất về giá trị, đạt 95,45 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt 831.220 đơn vị.
Còn xét về khối lượng, POW là mã dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh, đạt hơn 1,8 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị bán ròng 22,12 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, cổ phiếu TIG dẫn đầu danh mục được khối ngoại mua ròng mạnh với khối lượng đạt 862.000 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 5,86 tỷ đồng.
Trong khi đó, cổ phiếu PVS bị bán ròng mạnh nhất về giá trị, đạt 6,6 tỷ đồng, tương đương khối lượng 367.665 cổ phiếu. Tiếp theo là NTP bị bán ròng 6,09 tỷ đồng.
Tuy nhiên, HUT là mã dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh về khối lượng, đạt hơn 1,1 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 2,45 tỷ đồng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong các rổ chỉ số MSCI Frontier Markets bất ngờ giảm sâu sau đợt cơ cấu tháng 11
Việc bất ngờ bị giảm tỷ trọng trong rổ MSCI Frontier Index là tín hiệu không tích cực, phần nào ảnh hưởng tới dòng vốn ngoại vào thị trường VIệt Nam.
Theo tin từ MSCI, sau đợt cơ cấu danh mục cuối tháng 11 vừa qua, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index đã giảm từ mức 18,77% xuống còn 16,96%. Ở chiều ngược lại, thị trường Kuwait lên tới 36,86%, tăng mạnh hơn 6% so với tháng trước đó.
Việc thị trường Việt Nam bị giảm tỷ trọng trong đợt cơ cấu danh mục tháng 11 của MSCI là điều khá bất ngờ khi mà trong nhiều tháng gần đây tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam liên tục được gia tăng. Thậm chí trong một báo cáo cách đây không lâu, MSCI còn ước tính tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets Index sẽ lên tới 25,2% khi Kuwait được nâng hạng thị trường Emerging Markets vào năm 2020.
Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets Index giảm 1,8% sau kỳ review tháng 11
Hiện gần như không có quỹ ETFs nào đang sử dụng MSCI Frontier Markets Index làm chỉ số cơ sở (benchmark), thay vào đó là các quỹ chủ động với quy mô hàng trăm, thậm chí hàng tỷ USD như Schroder International Selection Fund, Templeton Frontier Markets Fund, Morgan Stanley Institutionam Fund, Magna Umbrella Fund,...
Do không phải là ETFs nên các quỹ trên sẽ không nhất thiết cơ cấu danh mục theo đúng chuẩn benchmark (cả về tỷ trọng, cũng như cổ phiếu) mà phụ thuộc vào quan điểm của người quản lý quỹ.
Dù vậy, việc bất ngờ bị giảm tỷ trọng trong rổ MSCI Frontier Markets Index cũng là tín hiệu không tích cực, phần nào ảnh hưởng tới dòng vốn ngoại vào thị trường VIệt Nam.
Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục MSCI Frontier Markets Index hiện có 3 cổ phiếu Việt Nam góp mặt, bao gồm VIC (3,69%), VHM (2,93%) và VNM (2,82%).
Hiện có khá ít các quỹ cận biên (Frontier) hoạt động theo mô hình ETF. Nổi bật nhất trong số đó là quỹ iShare MSCI Frontier 100 ETF với quy mô danh mục gần 500 triệu USD, sử dụng benchmark là MSCI Frontier Markets 100 Index.
Vào phiên 26/11 (thứ 3), iShare MSCI Frontier 100 ETF đã thực hiện cơ cấu danh mục và điều này gây nên ảnh hưởng không nhỏ tới TTCK Việt Nam. Dữ liệu giao dịch cho biết khối ngoại đã bán ròng hơn 200 tỷ đồng trong phiên giao dịch này và một phần không nhỏ đến từ iShare MSCI Frontier 100 ETF.
Số liệu tại ngày 2/12 cho biết tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục iShare MSCI Frontier 100 ETF chỉ còn 12,07%, giảm khoảng 2,5% so với trước thời điểm cơ cấu danh mục. Như vậy, ước tính iShare MSCI Frontier 100 ETF đã bán ra khoảng 12 triệu USD (250 tỷ đồng) cổ phiếu Việt Nam trong đợt cơ cấu tháng 11 vừa qua.
Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục iShare MSCI Frontier 100 ETF giảm 2,5% sau kỳ review tháng 11
Danh mục iShare MSCI Frontier 100 ETF hiện có 28 cổ phiếu Việt Nam, bao gồm VIC, VHM, VNM, VRE, HPG, MSN, VJC, VCB, SAB, NVL, BID, SSI, POW, GAS, GEX, TCH, PLX, VGC, ROS, VCI, SBT, KBC, STB, VHC, PVS, BVH, HDB, PVD, trong đó chỉ có 3 cổ phiếu chiếm tỷ trọng trên 1%, bao gồm VIC (2,38%), VHM (1,9%) và VNM (1,8%).
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Nhóm tư nhân chiếm 44% tổng giá trị vốn hóa của 20 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường Tổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp tư nhân bao gồm VIC, VHM, MSN, VRE, TCB, VJC, HPG, NVL, MWG đạt 1.193.016 tỷ đồng, tương đương 52 tỷ USD. Ảnh minh họa. Tính đến hết tháng 8/2019, toàn thị trường có 29 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD (~23.000 tỷ đồng) trong đó, tạm tính theo thị giá...