Khối ngoại mua ròng gần 840 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán
Tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến những phiên giao dịch với nhiều biến động lớn, tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng 829,85 tỷ đồng trên cả hai sàn.
Ảnh minh họa. (Nguồn CTV/Vietnam )
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, trong khi các nhà đầu tư trong nước bán tháo trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng 829,85 tỷ đồng trên sàn HoSE và 12,36 tỷ đồng trên sàn HNX.
Tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến những phiên giao dịch với nhiều biến động lớn. Chỉ số VN-Index đã giảm điểm ở tuần thứ hai liên tiếp, với ba phiên lao dốc và hai phiên hồi phục (vào thứ Ba và thứ Năm). VN-Index dao động trong tuần ở mức cao nhất và thấp nhất lần lượt tại 814,4 điểm và 779,82 điểm. Đóng cửa phiên cuối tuần, VN-Index giảm tổng cộng 30,77 điểm (-3,7%) và xuống 798,39 điểm.
[Doanh nghiệp đẩy mạnh huy động nguồn vốn qua kênh trái phiếu]
Bên cạnh đó, chỉ số HNX-Index cũng mất điểm trong tuần thứ hai liên tiếp với ba phiên đi xuống và hai phiên hồi phục (vào thứ Ba và thứ Năm), mức cao nhất và thấp nhất trong tuần ghi nhận tại 108,495 điểm và 101,777 điểm. Cuối tuần, HNX-Index đã giảm 1,824 điểm (-1,7%) và về mức 107,508 điểm.
Tâm lý bất an bao phủ thị trường
Video đang HOT
Theo nhóm phân tích từ Trung tâm nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (VNCS), nhà đầu tư trong nước có một một tuần giao dịch đầy cảm xúc với những biến động nhanh và mạnh như “hình sin” cho thấy sự khắc nghiệt của thị trường.
Ở phiên giao dịch đầu tuần, “bóng đen” bao phủ với áp lực bán tháo bùng nổ và nhấn chìm bảng điện tử trong sắc đỏ. Tin tức dịch bệnh lan nhanh trong cộng đồng đã tác động đến giới đầu tư, gây ra tâm lý hoang mang, bất an và điều này đã kích hoạt hành động bán ra trên thị trường, khiến hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm kịch biên độ cho phép, như VNM, BID, TCB, MWG, PNJ, PLX…
Tuy nhiên, điều bất ngờ xuất hiện khi sự “hoảng loạn” của thị trường trước đó hoàn toàn biến mất trong phiên giao dịch ngày thứ Ba. Lực cầu mạnh được tung ra, lệnh mua dồn dập đã đẩy nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đảo chiều đi lên (như HPG, VNM, GAS, VHM, SSI, BID…) trong sự tiếc nuối của bên bán. Theo quy luật đó, thị trường biến động khó lường trong các phiên cuối tuần, lúc tăng rất mạnh, lúc giảm sâu “chóng mặt.”
Số liệu thống kê từ báo cáo của Công ty chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội cho thấy thanh khoản trên toàn thị trường đã giảm nhẹ so với tuần trước đó, đạt xấp xỉ mức trung bình 20 tuần với khoảng 5.100 tỷ đồng/phiên. Theo đó, giá trị giao dịch trên sàn HoSE trong tuần đã giảm 2,7% xuống 23.441 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 1.525 triệu cổ phiếu. Bên cạnh đó, giá trị giao dịch trên sàn HNX cũng giảm 8,8% xuống 2.219 tỷ đồng, tương ứng khối lượng giao dịch 243 triệu cổ phiếu.
Ông Nguyễn Đình Thắng, chuyên viên phân tích tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội chỉ ra một vài điểm nhấn trong tuần, trên sàn HoSE-mã DAT là cổ phiếu “lội ngược dòng” có mức tăng giá mạnh nhất tuần lên tới 40% đi từ 38.550 đồng/cổ phiếu lên 53.800 đồng/cổ phiếu, tiếp theo là mã VPS với mức tăng 39%, từ 8.040 đồng/cổ phiếu lên 11.200 đồng/phiếu. Tại sàn HNX- mã DNM cũng tăng giá ấn tượng với mức tăng 61%, từ 41.400 đồng/cổ phiếu lên 66.500 đồng/phiếu, theo sau là mã TTZ với mức tăng 39%, từ 3.100 đồng/cổ phiếu lên 4.300 đồng/cổ phiếu.
Và một điểm đáng chú ý khác, trong lúc các nhà đầu tư nội bán ra thì các nhà đầu tư ngoài đã mua ròng trên cả hai sàn HoSE và HNX với các mã được mua lớn nhất là POW với 9,4 triệu cổ phiếu và mã NHP, HUT…
VN-Index hỗ trợ kỹ thuật tại ngưỡng 775 điểm
Theo phân tích kỹ thuật, ông Thắng cho biết thị trường chứng khoán giảm điểm trong tuần thứ hai liên tiếp với thanh khoản ở mức khá cao, điều này cho thấy lực bán hiện tại tương đối mạnh. Bên cạnh đó, chỉ số VN-Index đã đánh mất ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 800 điểm, theo đó ngưỡng hỗ trợ kế tiếp của chỉ số này sẽ quanh mức 775 điểm.
“Điểm tích cực trong tuần qua là việc khối ngoại quay trở lại mua ròng với khoảng 840 tỷ đồng trên cả hai sàn. Mặt khác trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 tháng Tám vẫn duy trì mức cơ bản âm 15,73 điểm so với chỉ số cơ sở VN30. điều này cho thấy nhà đầu tư trên thị trường phái sinh vẫn có cái nhìn tiêu cực về xu hướng chung,” ông Thắng nói.
Dự báo xu hướng trong tuần giao dịch tiếp theo (ngày 3-7/8), ông Thắng cho rằng VN-Index có thể sẽ tiếp tục giảm điểm với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 775 điểm và khuyến nghị, những nhà đầu tư đã giải ngân một phần trong tuần qua có thể cân nhắc mua thêm một phần danh mục nữa nếu như thị trường có nhịp điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ quanh 775 điểm trong tuần tới.
Về điều này, nhóm phân tích của Trung tâm nghiên cứu VNCS cũng chỉ ra mặc dù thị trường có sự tăng-giảm luân phiên nhưng dễ dàng có thể nhận thấy biên độ giảm luôn lớn hơn so với biên độ tăng, cộng với việc thanh khoản trong các phiên tăng điểm thường yếu hơn phiên giảm.
“Đây là tín hiệu đáng lo ngại cho xu hướng hồi phục và có khả năng sẽ tiếp tục duy trì đà giảm trong các phiên tới. Ngoài ra các tín hiệu kỹ thuật trên biểu đồ tuần cũng đang đồng thuận với xu hướng giảm. Trước những diễn biến đó, chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng, ưu tiên đứng ngoài, kiên nhẫn chờ thị trường thiết lập vị thế cân bằng sau đó nhà đầu tư mới nên hành động,” đại diện VNCS kiến nghị./.
Pyn Elite Fund lên kế hoạch tăng tỷ trọng cổ phiếu, đánh giá TTCK Việt Nam đang phản ứng thái quá với Covid-19
Pyn Elite cho biết quỹ đang chuẩn bị gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Tính tới cuối tháng 6/2020, tỷ trọng tiền mặt trong danh mục Pyn Elite Fund là 4%, tương đương 18 triệu USD (425 tỷ đồng)
Trong thông báo mới gửi đi, Pyn Elite Fund - quỹ đầu tư ngoại với quy mô khoảng 400 triệu USD cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã phản ứng có phần thái quá khi phát hiện các ca lây nhiễm Covid mới.
Sau 3 tháng bình yên, Việt Nam đã xuất hiện một số ca lây nhiễm trong cộng đồng những ngày gần đây. Pyn Elite Fund không loại trừ khả năng những ca lây nhiễm này xuất phát từ những người nhập cảnh bất hợp pháp. Tin tức về các trường hợp dương tính Covid-19 mới đã gây sốc cho người dân Việt Nam, những người vốn đã quen với cuộc sống bình thường sau đại dịch.
Tác động từ sự trở lại của dịch Covid-19 với thị trường chứng khoán là khá lớn. Chỉ trong vài phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đã ghi nhận mức giảm khoảng 10%.
Pyn Elite Fund cho rằng triển vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 vẫn được giữ nguyên (từ 3 đến 5%) và triển vọng tăng trưởng ước tính của các doanh nghiệp niêm yết vào năm 2021 vẫn tốt, khiến nhiều cổ phiếu hiện có định giá rẻ. Các công ty Pyn Elite tập trung đầu tư (20 công ty chiếm 85% danh mục) có P/E dự phóng 7,9 lần vào năm 2021 và 6,5 lần vào năm 2022.
Pyn Elite cho biết quỹ đang chuẩn bị gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Tính tới cuối tháng 6/2020, tỷ trọng tiền mặt trong danh mục Pyn Elite Fund là 4%, tương đương 18 triệu USD (425 tỷ đồng).
Top 12 cổ phiếu lớn nhất danh mục Pyn Elite Fund vào cuối tháng 6 có những cái tên như VEA (11,61%), TPB (10,07%), CTG (9,08%), HDB (9,05%), POW (5,51%), MWG (5,16%)...
Thị trường chứng khoán: Nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân trong những phiên điều chỉnh Khi chỉ số VN-Index điều chỉnh về các vùng hỗ trợ, nhà đầu tư có thể xem xét vị thế giải ngân. Ảnh: TL. Trong bối cảnh COVID-19 diễn biến ngày một phức tạp, thị trường chứng khoán Việt Nam có những biến động khó lường. Tuy nhiên, với những điểm sáng từ giao dịch của khối ngoại, kỳ vọng vào sự kiểm...