Khối ngoại mua ròng gần 250 tỷ đồng trong tuần đầu tháng 4
Cùng với thanh khoản thị trường sụt giảm, nhà đầu tư nước ngoài cũng đã có tuần giao dịch mua bán khá hạn chế. Tuy nhiên, khối này vẫn tập trung gom các mã bluechip và duy trì trạng thái mua ròng, với tổng giá trị gần 250 tỷ đồng trong tuần đầu tiên của tháng 4.
Trên sàn HOSE, khối ngoại thực hiện 2 phiên mua ròng và bán ròng 3 phiên cuối tuần. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 124.320 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 185,53 tỷ đồng, giảm mạnh so với tuần trước mua ròng 19,56 triệu đơn vị, tổng giá trị 470,79 tỷ đồng.
Trong đó, khối này đã mua vào 62,85 triệu đơn vị với tổng giá trị mua vào đạt 2.552,16 tỷ đồng (giảm 42,38% về lượng và 36,46% về giá trị so với tuần trước); và bán ra với khối lượng 62,73 triệu đơn vị, giá trị 2.366,63 tỷ đồng (giảm 29,94% về lượng và 33,25% về giá trị so với tuần trước).
Trong khi đó, trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện 4 phiên mua ròng và chỉ bán ròng duy nhất phiên 4/4. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 713.290 đơn vị, trong khi tuần trước mua ròng hơn 4,66 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 27,29 tỷ đồng, giảm 11,34% so với tuần trước.
Cụ thể, khối này đã mua vào với khối lượng gần 6 triệu đơn vị, giá trị 105,07 tỷ đồng (giảm 35,7% về lượng và 25,04% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng gần 6,7 triệu đơn vị, giá trị 77,78 tỷ đồng (tăng 44,13% về lượng nhưng giảm 28,9% về giá trị so với tuần trước).
Tương tự, trên thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 4 phiên và bán ròng 1 phiên. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 110.470 đơn vị, giảm mạnh gần 88,9% so với tuần trước; tuy nhiên tổng giá trị là mua ròng 33,13 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với tuần trước.
Trong đó, khối này đã mua vào 3,12 triệu đơn vị, giá trị 172,81 tỷ đồng (giảm nhẹ 2,9% về lượng nhưng tăng 16,16% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng 3,23 triệu đơn vị, giá trị 139,68 tỷ đồng (giảm 23,34% về lượng nhưng tăng nhẹ 1,28% về giá trị so với tuần trước).
Tổng cộng trên cả 3 sàn, khối ngoại đã bán ròng 699.440 đơn vị, trong khi tuần cuối tháng 3 mua ròng 23,22 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 245,95 tỷ đồng, giảm hơn 52% so với tuần trước (mua ròng 512,43 tỷ đồng).
Nhìn lại diễn biến mua bán tuần qua:
Trên sàn HOSE, cổ phiếu MSN được nhà đầu tư ngoại mua ròng mạnh nhất về giá trị đạt 206,93 tỷ đồng, tương đương khối lượng 2,36 triệu đơn vị.
Trong khi đó, NKG là mã dẫn đầu danh mục được mua ròng mạnh về khối lượng đạt 3,57 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 28,81 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cặp đôi lớn nhà Vin cũng được mua ròng khá mạnh, trong đó VIC được mua ròng 753.990 đơn vị, giá trị 88,01 tỷ đồng và VHM được mua ròng hơn 1,11 triệu đơn vị, giá trị 40,06 tỷ đồng.
Trái lại, cổ phiếu HDB bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất về giá trị đạt 109,71 tỷ đồng, tương đương khối lượng 3,84 triệu đơn vị. Tiếp đó, HPG bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất về giá trị đạt 97,4 tỷ đồng, khối lượng hơn 3 triệu đơn vị.
Trong khi đó, mã thị trường FLC dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh về khối lượng đạt hơn 5,52 triệu đơn vị, giá trị 28,34 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí tiếp theo là POW bị bán ròng 3,02 triệu đơn vị, giá trị 46,29 tỷ đồng; HCM với 1,68 triệu đơn vị, giá trị 46,83 tỷ đồng; VNM bị bán ròng 317.350 đơn vị, giá trị 42 tỷ đồng…
Trên sàn HNX, cổ phiếu VGC được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong tuần qua với khối lượng 1,44 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 29,89 tỷ đồng.
Đứng thứ 2 là PVS được mua ròng 1,33 triệu đơn vị, giá trị 30,04 tỷ đồng.
Trong khi đó, sau tuần gom mạnh, nhà đầu tư nước ngoài đã quay ra xả bán SHB và cổ phiếu này bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với khối lượng hơn 2,8 triệu đơn vị, giá trị 21,05 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí tiếp theo, PVC bị bán ròng 583.400 đơn vị, giá trị 4,41 tỷ đồng; CEO bị bán ròng 371.000 đơn vị, giá trị 4,54 tỷ đồng; THB bị bán ròng 161.700 đơn vị, giá trị 1,55 tỷ đồng…
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Khối ngoại trở lại mua ròng hơn 130 tỷ đồng, bán mạnh nhóm cổ phiếu Vin trong phiên 25/2
Cùng với thanh khoản thị trường tiếp tục cải thiện, nhà đầu tư nước ngoài đã giao dịch khá sôi động trong phiên đầu tuần 25/2 và trở lại mua ròng hơn 133 tỷ đồng. Đáng chú ý, bộ 3 cổ phiếu nhà Vin đều bị khối này xả bán, trong đó VRE bị bán mạnh nhất.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 20,01 triệu đơn vị, giá trị mua vào tương ứng 1.049,07 tỷ đồng, tăng 57,8% về lượng và 58,78% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 24,32 triệu đơn vị, tổng giá trị 948,86 tỷ đồng, tăng 67,19% về lượng và 50,95% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 309.270 đơn vị, trong khi phiên cuối tuần trước mua ròng 669.220 đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 100,21 tỷ đồng, tăng mạnh 212,28% so với phiên trước đó.
Trong phiên hôm nay, cổ phiếu MSN được mua ròng mạnh nhất về giá trị đạt gần 68,54 tỷ đồng, tương đương khối lượng 747.790 đơn vị. Tiếp đó, VCB được mua ròng 65,18 tỷ đồng (1,03 triệu đơn vị).
Còn xét về khối lượng, GEX là mã dẫn đầu khi được mua ròng 1,57 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 37,19 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí tiếp theo là SSI được mua ròng 1,38 triệu đơn vị, giá trị gần 39,4 tỷ đồng và HPG với 1,18 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 40,97 tỷ đồng.
Ngoài ram VNM được mua ròng 31,32 tỷ đồng, PLX được mua ròng hơn 25 tỷ đồng...
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VRE bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với 1,56 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 53,04 tỷ đồng.
Tiếp theo đó, VJC bị bán ròng 37,21 tỷ đồng (300.020 đơn vị), VHM với 29,88 tỷ đồng, DHG với 28,26 tỷ đồng, VIC với 14,98 tỷ đồng, BID với 10,15 tỷ đồng...
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 2,58 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 52,08 tỷ đồng, tăng 92,27% về lượng và 98,7% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 1,52 triệu đơn vị với tổng giá trị 22,12 tỷ đồng, tăng 49,3% về khối lượng và 26,69% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 1,06 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 29,96 tỷ đồng, cùng tăng gấp hơn 2 lần cả về lượng và giá trị so với phiên cuối tuần trước.
Trong đó, khối ngoại tập trung mua PVS với khối lượng mua ròng 1,84 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 38,06 tỷ đồng. Còn lại các mã chỉ mua ròng đến vài trăm triệu đồng.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu SHS bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với 3,2 tỷ đồng, tương đương khối lượng 264.000 đơn vị.
Đứng ở vị trí tiếp theo, SHB bị bán ròng hơn 2,5 tỷ đồng (327.917 đơn vị) và CEO bị bán ròng 1,84 tỷ đồng (137.000 đơn vị)...
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào 1,62 triệu đơn vị với tổng giá trị 55,05 tỷ đồng, tăng 11,96% về lượng nhưng giảm 13,43% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 1,95 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 51,31 tỷ đồng, giảm mạnh so với phiên cuối tuần trước bán ra tới 29,59 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 627,05 tỷ đồng.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 329.800 đơn vị, tổng giá trị là mua ròng 3,74 tỷ đồng. Trong khi phiên cuối tuần trước bán ròng tới 28,.14 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng 563,46 tỷ đồng.
Trong đó, ACV là mã được mua ròng mạnh nhất về giá trị với 9,71 tỷ đồng, tương đương khối lượng 107.111 đơn vị. Còn BSR là mã dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh về khối lượng đạt 377.300 đơn vị, giá trị 5,37 tỷ đồng.
Tiếp đó là QNS được mua ròng gần 4,3 tỷ đồng, OIL với 3,3 tỷ đồng, VTP với 1,14 tỷ đồng...
Trái lại, GEG là mã bị bán ròng mạnh nhất trong phiên hôm nay với khối lượng gần 1,1 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ròng hơn 17,85 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, cổ phiếu VEA bị bán ròng 67.800 đơn vị, giá trị hơn 3,3 tỷ đồng.
Tính chung trên cả 3 sàn trong phiên 25/2, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 424.920 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 133,91 tỷ đồng; trong khi phiên cuối tuần trước bán ròng 27,14 triệu đơn vị với tổng giá trị lên tới 522,62 tỷ đồng.
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Sau 6 phiên mua ròng liên tiếp, khối ngoại bán ròng trở lại trên sàn HOSE trong phiên 18/1 Đột biến giao dịch của khối ngoại trong phiên giao dịch cuối tuần đến từ MSN khi nhà đầu tư nước ngoài sang tay lượng lớn cổ phiếu này trong phiên thỏa thuận. Ảnh Shutterstock Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 40,38 triệu đơn vị, giá trị 1.872,64 tỷ đồng, tăng 336,54% về lượng và 398% về giá trị...