Khối ngoại mua ròng 350 tỷ đồng trong tuần sát Tết Canh Tý
Khối ngoại vẫn là nhân tố hỗ trợ tích cực tới tâm lý thị trường khi tiếp tục duy trì trạng thái mua ròng hàng trăm tỷ đồng trong tuần sát Tết Canh Tý. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là tâm điểm mua vào, đặc biệt CTG được mua ròng tới hơn 310 tỷ đồng.
Thống kê trên sàn HOSE, khối ngoại thực hiện 1 phiên bán ròng duy nhất vào giữa tuần (ngày 15/1) và 4 phiên mua ròng. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng hơn 8,49 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng 379,12 tỷ đồng, giảm 38,74% về lượng và 63,16% về giá trị so với tuần trước.
Trong đó, khối này đã mua vào 79,33 triệu đơn vị với tổng giá trị mua vào đạt 2.564,79 đồng (giảm 40,4% về lượng và 41% về giá trị so với tuần trước); và bán ra với khối lượng 70,84 triệu đơn vị, giá trị 2.185,67 đồng (giảm 40,59% về lượng và 34,17% về giá trị so với tuần trước).
Trái lại, trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện 4 phiên bán ròng và 1 phiên mua ròng duy nhất ngày 14/1. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 1,06 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 9,22 tỷ đồng, tăng gần 32% về lượng và 42% về giá trị so với tuần trước.
Cụ thể, khối này đã mua vào với khối lượng 872.560 đơn vị, giá trị 9,59 tỷ đồng (giảm 56,95% về lượng và 55,23% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng 1,93 triệu đơn vị, giá trị 18,81 tỷ đồng (giảm 31,77% về lượng và 49,63% về giá trị so với tuần trước).
Còn trên thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 2 phiên và bán ròng 3 phiên. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 864.280 đơn vị, với tổng giá trị bán ròng tương ứng 20,58 tỷ đồng, tăng mạnh so với tuần trước chỉ bán ròng 104.670 đơn vị, giá trị bán ròng 2,16 tỷ đồng.
Trong đó, khối này đã mua vào 3,65 triệu đơn vị, giá trị 142,08 tỷ đồng (tăng 14,17% về lượng và 178,81% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng 4,52 triệu đơn vị, giá trị 162,66 tỷ đồng (tăng 36,72% về lượng và 206,21% về giá trị so với tuần trước).
Tổng cộng trên cả 3 sàn, khối ngoại đã mua ròng 6,57 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng 349,32 tỷ đồng, giảm 50,45% về lượng và 65,45% về giá trị so với tuần trước đó (mua ròng 1.010,92 tỷ đồng).
Video đang HOT
Nhìn lại diễn biến mua bán tuần qua:
Trên sàn HOSE, với sự đóng góp lớn từ giao dịch thỏa thuận trong phiên 14/1, cổ phiếu CTG được nhà đầu tư ngoại mua ròng mạnh nhất tuần qua, với khối lượng mua ròng đạt 14,44 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 312,4 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 được mua ròng 5,34 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 78,8 tỷ đồng.
Tiếp theo đó là các mã bluechip như VNM được mua ròng 70,1 tỷ đồng, HPG với 62,9 tỷ đồng, VHM với 42,9 tỷ đồng, HDB với 35,1 tỷ đồng…
Trái lại, cổ phiếu PDR bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất về giá trị đạt 112,6 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 4,3 triệu đơn vị. Còn NKG dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh về khối lượng, đạt hơn 9 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 93,9 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại vẫn giao dịch khá nhỏ giọt. Trong đó, cổ phiếu SHB dẫn đầu danh mục được khối ngoại mua ròng mạnh với khối lượng 188.400 đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 1,4 tỷ đồng.
Trong khi đó, cổ phiếu PLC bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng đạt 544.196 đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng 5,7 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, VCG bị bán ròng 1,3 tỷ đồng (53.000 cổ phiếu).
Trên UPCoM, cổ phiếu VTP được khối ngoại mua ròng mạnh nhất, đạt 9,1 tỷ đồng, tương đương khối lượng 79.266 đơn vị và VEA bị bán ròng mạnh nhất, đạt 24,7 tỷ đồng (542.000 cổ phiếu).
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Cơ hội đầu tư đã đến
ầu năm 2020, Báo ầu tư Chứng khoán ghi nhận nhiều ý kiến lạc quan của các tổ chức đầu tư về thị trường chứng khoán. Sự lạc quan xuất phát từ nền tảng ổn định của nền kinh tế, tăng trưởng của doanh nghiệp vẫn ở mức 2 con số, cho dù những khó khăn khách quan vẫn còn...
Ảnh Shutterstock.
Theo Công ty Chứng khoán VNDIRECT, kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng tương đối tốt trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu đầy thách thức gắn với những bất ổn do chiến tranh thương mại kéo dài.
Các yếu tố hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam trước rủi ro bên ngoài bao gồm thặng dư cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối cao, lạm phát thấp.
Nhiều công ty chứng khoán nhìn nhận, định giá thị trường chứng khoán Việt Nam khi nhìn vào chỉ số P/E và PEG khá hấp dẫn.
Cụ thể hơn, tại nhóm cổ phiếu ngân hàng, VPB, TCB, HDB đang được định giá ở mức P/E 7 - 8 lần, MBB có P/E 6 lần.
Nhóm cổ phiếu bất động sản dù đứng trước thách thức tăng trưởng lợi nhuận do ách tắc thủ tục đầu tư dự án, song xét về định giá theo giá trị tài sản đang ở mức rất hợp lý, bên cạnh đó là cổ tức khá cao như LDG có giá dưới 8.000 đồng/cổ phiếu nhưng cổ tức cam kết 20%, hay DXG được giao dịch dưới giá trị sổ sách.
Thực tế, hai cổ phiếu này được xếp vào nhóm "cổ phiếu thị trường", nên thường bị định giá thấp khi thị trường gặp khó khăn.
Nhóm cổ phiếu bán lẻ, tiêu dùng như MWG, MSN, DGW đều có câu chuyện riêng để tăng trưởng.
Ngoài ra, có những cổ phiếu thị giá thấp bị lãng quên, thị giá hiện tại chỉ bằng một phần nhỏ so với tiền mặt và tài sản. Khi các doanh nghiệp này cơ cấu thành công sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư theo trường phái "đãi cát tìm vàng" như ASM, HHS...
Tuy nhiên, rủi ro nhất của thị trường hiện nay vẫn là các yếu tố ngoại biên như xung đột ở Trung ông, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Tại ại hội đồng cổ đông HSG vừa qua, Chủ tịch HSG Lê Phước Vũ cho rằng, kết quả kinh doanh của Công ty đi xuống "tất cả là tại ông Trump".
Tổng thống Mỹ khởi động chiến tranh thương mại khiến giá thép sụt giảm trong khi HSG đang đầu cơ hàng tồn kho với mức lợi nhuận ước tính hơn 1.000 tỷ đồng bỗng quay đầu thành lỗ cả trăm tỷ đồng.
Trong bối cảnh thế giới biến động khó lường, HSG thực hiện chính sách đầu cơ hàng tồn kho là liều lĩnh, đương nhiên kỳ vọng lợi nhuận cao thì rủi ro cao như doanh nghiệp đã phải trả giá trong hơn 1 năm qua.
Bài học từ HSG cho thấy, nhà đầu tư nên tìm đến những doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên nền tảng thực tế để tránh rủi ro khi thị trường biến động bất lợi.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên 13/1: Giải ngân mạnh vào HPG và E1VFVN30, khối ngoại tiếp tục bơm ròng 65 tỷ đồng Cụ thể, khối ngoại mua ròng 70,8 tỷ đồng trên HOSE nhưng lại bán ròng trên HNX và UpCoM với cùng giá trị 3 tỷ đồng. Trên HOSE, khối ngoại thực hiện mua vào 545,2 tỷ đồng, chiếm 19,7% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và bán ra 474,4 tỷ đồng. Trong đó, HPG đứng đầu giá trị mua ròng với...