Khối ngoại mua mạnh gần 350 tỷ đồng trong phiên mất điểm 12/7
Trong khi áp lực bán trong nước gia tăng khiến thị trường quay đầu giảm điểm, thì nhà đầu tư nước ngoài lại có phiên mua ròng mạnh gần 350 tỷ đồng, với tâm điểm mua vào là PLX.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 13,23 triệu đơn vị, giá trị 591,83 tỷ đồng, giảm 6,4% về khối lượng nhưng tăng 18,53% về giá trị so với phiên trước đó.
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 5,98 triệu đơn vị, giá trị 260,1 tỷ đồng, giảm 52,65% về khối lượng và 32,31% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 7,25 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 331,73 tỷ đồng, tăng mạnh 382,6% về lượng và 188,34% về giá trị so với phiên trước đó.
Khối ngoại trở lại gom mạnh PLX với khối lượng mua ròng đạt gần 2,92 triệu cổ phiếu, giá trị 188,14 tỷ đồng.
Các mã được mua ròng mạnh tiếp theo gồm VCB với 32,57 tỷ đồng, VRE với 24,31 tỷ đồng, BMP với 22,42 tỷ đồng, CTG với gần 22 tỷ đồng, CTD với 19,45 tỷ đồng, HPG với 13,67 tỷ đồng…
Trái lại, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh nhất MSN với 19,51 tỷ đồng, tương đương khối lượng 237.710 cổ phiếu. Tiếp đó, VNM bị bán ròng 17,33 tỷ đồng (138.980 cổ phiếu) và VHM bị bán ròng 14,6 tỷ đồng (175.690 cổ phiếu).
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 1,11 triệu đơn vị, giá trị 21,01 tỷ đồng, giảm 31,78% về lượng nhưng tăng nhẹ gần 3% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 1,72 triệu đơn vị, giá trị 31,12 tỷ đồng, tăng mạnh 233,68% về lượng và 284,2% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 614.160 đơn vị, trong khi phiên trước đó mua ròng hơn 1,1 triệu đơn vị; tổng giá trị vẫn là mua ròng 0,89 tỷ đồng, giảm mạnh tới 96,13% so với phiên trước.
Video đang HOT
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 27 mã, trong đó VCS được mua ròng mạnh nhất với khối lượng 129.300 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 9,35 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, DGC được mua ròng 1,19 tỷ đồng (38.300 cổ phiếu).
Ngược lại, khối này bán ròng 24 mã, trong đó PVS dẫn đầu với khối lượng 417.490 cổ phiếu, giá trị bán ròng 10,02 tỷ đồng. Tiếp đó, SHS bị bán ròng hơn 1 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào 750.810 đơn vị, giá trị tương ứng 22,52 tỷ đồng, giảm 23,1% về lượng và 48,2% về giá trị so với phiên trước đó.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 583.690 đơn vị, giá trị 13,58 tỷ đồng, giảm 39,19% về lượng và 68,17% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 167.120 đơn vị, giá trị tương ứng 8,94 tỷ đồng, tăng mạnh so với phiên trước đó chỉ mua ròng 16.520 đơn vị, giá trị 0,82 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 23 mã, trong đó QNS dẫn đầu khi được mua ròng 199.200 cổ phiếu, giá trị 6,29 tỷ đồng.
Tiếp theo, VTP được mua ròng 4,83 tỷ đồng (34.500 cổ phiếu), CTR với 1,82 tỷ đồng, BSR với gần 1,45 tỷ đồng…
Ngược lại, khối ngoại bán ròng 25 mã, trong đó VEA vẫn bị bán ròng mạnh nhất với 2,74 tỷ đồng, tương đương khối lượng 46.000 cổ phiếu.
Đứng ở vị trí thứ 2 là ACV bị bán ròng 2,27 tỷ đồng (27.500 cổ phiếu).
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 12/7, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 6,81 triệu đơn vị; tổng giá trị mua ròng tương ứng 341,56 tỷ đồng, tăng mạnh gần 160% về lượng và 146% về giá trị so với phiên trước (mua ròng 138,85 tỷ đồng).
Theo Tinnhanhchungkhoan
Thị trường văn phòng nguồn cung hạn chế, giá tăng cao trong quý II/2019
Trong quý vừa qua, thị trường bất động sản TP.HCM chứng khiến sự chững lại của đa số các phân khúc. Trong đó, thị trường văn phòng và bán lẻ tuy hạn chế nguồn cung nhưng lại có dấu hiệu khởi sắc về giá.
Văn phòng không có nguồn cung mới
Ngày 10/7, CBRE Việt Nam đưa ra báo cáo về thị trường bất động sản quý II/2010 tại TP.HCM. Theo đó, trong quý vừa qua, thị trường văn phòng TP.HCM trong không có thêm nguồn cung mới.
Cụ thể, tính đến nửa đầu năm 2019, tổng nguồn cung thị trường văn phòng TP.HCM đạt được 1.225.648 m2 diện tích cho thuê từ 15 tòa nhà hạng A và 63 tòa nhà hạng B. Lượng nguồn cung văn phòng của thị trường TP.HCM thấp hơn thị trường Hà Nội 116.352 m2 diện tích thuê.
Bà Dương Thùy Dung - Giám đốc cấp cao, Trưởng bộ phận Định giá, nghiên cứu thị trường và tư vấn phát triển của CBRE cho biết: "Do việc hạn chế nguồn cung trong nửa đầu năm 2019, giá thuê cả hạng A và hạng B tiếp tục tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng ở mức vừa phải, đặc biệt đối với phân khúc hạng A.
Tính đến quý II/2019, giá thuê trung bình hạng A là 46,7 USD/m2/tháng, tăng nhẹ 0,9% so với quý I và 2,9% so với quý II/2018. Giá thuê hạng B đạt 23,5 USD/m2/tháng, tăng 0,3% so với quý trước và 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái".
Thị trường văn phòng trong quý vừa qua hạn chế về nguồn cung. Ảnh: Internet
Đánh giá về tốc bộ tăng giá của thị trường văn phòng nửa đầu năm 2019, bà Dung nhận định là do chịu sự ảnh hưởng của một lượng lớn nguồn cung tương lai dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong nửa cuối năm 2019.
Từ nửa cuối năm 2019 đến hết năm 2021, thị trường văn phòng TP.HCM dự kiến sẽ chào đón thêm 14 tòa nhà văn phòng mới với hơn 300.000 m2 diện tích sử dụng. Một nửa trong số đó sẽ là phân khúc hạng A. Với một làn sóng nguồn cung mới trong ba năm tới, thị trường được dự báo sẽ gia tăng tỷ lệ trống cho cả hai phân khúc. Tỷ lệ trống hạng A ở các năm 2019, 2020 và 2021 dự báo sẽ đạt lần lượt là 10%, 14% và 20% mỗi năm. Trong khi đó, tỷ lệ trống hạng B dự kiến sẽ tăng lên 6,6%, 7,4% và giảm xuống 3,9% trong cùng thời gian dự báo.
Dự báo thời gian tới, giá thuê của các phân khác trong thị trường văn phòng sẽ có những diễn biến khác nhau. Theo đó, giá thuê hạng A sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong hai năm đầu (2019 và 2020) với tốc độ tăng trưởng trung bình lần lượt là 3% và 0,6%. Tuy nhiên, giá trung bình hạng A sẽ có chiều hướng giảm nhẹ 0,6% trong năm 2021 khi tỷ lệ trống của phân khúc này chạm ngưỡng 20% trong cùng năm.
Ngược lại, sở hữu giá thuê cạnh tranh và tiềm năng tăng giá còn nhiều, giá thuê trung bình hạng B dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong ba năm tới mặc cho bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường. Cụ thể, từ cuối năm 2019 tới hết năm 2021, giá thuê phân khúc này sẽ tăng lần lượt là 2,3%, 1,8% và 2,6%.
Thị trường bán lẻ sôi động
Trái với xu hướng chững lại, thiếu hụt nguồn cung của nhiều phân khác khác, thị trường bán lẻ tại TP.HCM trong quý II/2019 lại chào đón nhiều dự án. Cụ thể, theo thống kê của CBRE, TP.HCM chào đón thêm một dự án mới (TNL Plaza, Quận 4) và một dự án mở rộng (Aeon Celadon City, Quận Tân Phú), tăng tổng nguồn cung của thị trường thêm 47.179 m2.
Tổng nguồn cung lũy kế tại TP.HCM hiện đạt hơn 1.050.000 m2 đến từ 58 dự án bán lẻ, cao nhất Việt Nam, xếp thứ hai là Hà Nội với 930.000 m2. Tại các thành phố khác của Việt Nam, diện tích thực thuê của bán lẻ hiện tại không vượt quá 100.000 m2 tại mỗi thành phố.
Theo đại diện CBRE, giá chào thuê trung bình khu trung tâm tăng 1,5% so với quý trước (và 1,9% so với cùng kỳ năm trước), và đạt mức 130,6 USD/m2/tháng do nhu cầu thuê mặt bằng khu trung tâm vẫn rất tốt trong khi nguồn cung hạn chế. Mặc dù giá thuê cao tại khu trung tâm là thách thức lớn đối với không ít thương hiệu, tuy nhiên, khi có diện tích trống thì luôn nhanh chóng được lấp đầy.
Tại khu vực ngoài trung tâm, giá chào thuê tăng 1,2% so với quý trước (và 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái) và đạt mức 36,1 USD/m2/tháng.
6 tháng cuối năm, thị trường bán lẻ sẽ có thêm nhiều nguồn cung mới. Ảnh: IT
Trong nửa cuối của năm 2019, thị trường bán lẻ mong chờ sẽ chào đón thêm 4 dự án mới, với tổng diện tích cho thuê trên 130.000 m2. Đối với những dự án được chờ đợi sẽ khai trương vào năm 2020 trở đi, đã có trên 363.000 m2 diện tích bán lẻ đang xây dựng. Thị trường được dự báo sẽ trở nên cạnh tranh hơn tại khu trung tâm cũng như khu ngoài trung tâm.
"Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có một sự trì hoãn ngắn hạn tại một vài dự án đang xây dựng và vì thế, nguồn cung hoàn thành trong năm nay sẽ thấp hơn so với dự đoán trước đây. Tỷ lệ trống trung bình, cũng vì thế, dự đoán sẽ vẫn thấp hơn 10% (thấp hơn con số dự đoán trước đây là 15%). Giá chào thuê được kỳ vọng sẽ tăng 2-3% trong nửa sau của năm 2019", đại diện CBRE cho hay.
Theo thegioitiepthi.vn
Rủi ro lãi suất nợ nước ngoài có xu hướng gia tăng Bộ Tài chính đánh giá, các chỉ tiêu chi phí - rủi ro danh mục nợ Chính phủ, đặc biệt là nợ nước ngoài, có xu hướng kém thuận lợi hơn trước đây. Một trong số đó là rủi ro lãi suất danh mục nợ nước ngoài có xu hướng gia tăng do tỷ trọng các khoản vay có lãi suất thả nổi...