Khối ngoại mạnh tay mua cổ phiếu Vinhomes, động thái mới tại nhiều thương vụ M&A
Hơn 1.700 tỷ đồng được khối ngoại chi ra để tăng sở hữu tại Vinhomes đồng thời giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có một tuần mua ròng đầu tiên của khối ngoại trong tháng 8 này.
Sàn chứng khoán lấy lại điểm số sau một tháng lại rơi sâu vì Covid-19
Sau tròn một tháng kể từ thời điểm Việt Nam bất ngờ ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng kéo theo đợt giảm sâu trên cả hai sàn, các chỉ số đến nay đã lấy lại được những gì đã mất.
VN-Index trở lại mốc 850 điểm và đang giao dịch giằng co trước mốc này. Hồi phục nhanh hơn, HNX-Index bứt phá vượt qua ngưỡng tâm lý (117 điểm) từ hôm 19/8 và tăng mạnh trong ba phiên cuối tuần vừa rồi, qua đó xác lập mức kỷ lục mới122,73 điểm. Tương tự, chỉ số trên sàn UPCoM cũng quay về bằng mức đóng cửa hôm 23/7.
Kết thúc tuần vừa qua, VN-Index tăng 4,04 điểm (0,5%) lên 854,78 điểm; HNX-Index tăng 4,95 điểm (4,25%) lên 121,18 điểm; UPCoM-Index tăng 0,65 điểm (1,1%) lên 57,39 điểm.
Động lực chính giúp HNX-Index thăng hoa tuần qua luân phiên đến từ SHB và ACB – hai cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa thị trường lớn nhất trên sàn này. Tuần vừa qua cũng ghi nhận phiên giao dịch có khối lượng khớp lệnh kỷ lục của ACB khi nhiều nhà đầu tư quyết định bán cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức 30% bằng cổ phiếu. Với VN-Index, nhóm các cổ phiếu ngân hàng cũng đóng góp đáng kể vào đà tăng giá tuần này, nhất là trong phiên thứ 6 (22/8).
Khối ngoại lần đầu mua ròng trong tháng 8
Điểm nhấn đáng chú ý là giao dịch sang tay cổ phiếu VHM với giá trị lên đến hơn 1.700 tỷ đồng cùng nhiều lệnh thỏa thuận lớn khác. Cùng đó, bên mua cổ phiếu của Vinhomes còn là các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là yếu tố chính giúp thị trường nhận được dòng vốn vào ròng từ khối ngoại lần đầu tiên trong tháng 8 này với giá trị mua ròng là hơn 670 tỷ đồng.
Tổng cộng, trong cả tuần vừa rồi, khối ngoại đã chi1.600 tỷ đồng mua riêng cổ phiếu VHM, hơn 120 tỷ đồng để mua cổ phiếu PHR của CTCP Cao su Phước Hòa,…
Trong khi đó, các doanh nghiệp bị khối ngoại rút vốn đầu tư vào cổ phiếu nhiều nhất là Viglacera (gần 200 tỷ đồng), Vinamilk (164 tỷ đồng), Vingroup (96,5 tỷ đồng),…
Video đang HOT
Theo báo cáo trong tuần, một số quỹ đầu tư nước ngoài cũng thực hiện các giao dịch mua bán cổ phiếu như nhóm Korea Investment Management (KIM) từ Hàn Quốc đã bán ra tổng cộng 445.020 cổ phiếu NKG; một quỹ thuộc quản lý của Dragon Capital mua thêm 2,18 triệu cổ phiếu PNJ,…
Nhiều thay đổi nhân sự cấp cao
Các doanh nghiệp trên sàn tuần này cũng tiếp tục ghi nhận sự thay đổi các vị trí nhân sự cấp cao. Sau khi Sở GDCK nhắc nhở, Gelex tuần qua đã quyết định giao ông Nguyễn Hoa Cương đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Văn Tuấn thôi kiêm nhiệm và chỉ ngồi ghế CEO. Đây cũng là lần thứ 2 ngồi lại ghế Chủ tịch Gelex của ông Nguyễn Hoa Cương.
CTCP Hợp tác kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (SAV) cũng có Chủ tịch HĐQT mới là ông Lee Eun Hong, cũng là người đại diện cho cổ đông lớn nhất – quỹ Hàn Quốc Eland Asia Holdings. Khác với sự thay thế tại Gelex nhằm đáp ứng quy định về quản trị công ty, Chủ tịch cũ của Savimex đã có đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Một số ngân hàng cũng mới đón CEO mới. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Tecombank) vừa thông báo đã chọn được nhân sự đảm nhận vị trí tổng giám đốc thay thế ông Nguyễn Lê Quốc Anh kể từ 31/8 tới. Người được chọn là ông Jens Lotter với 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và là Giám đốc Tài chính tập đoàn của Ngân hàng Thương mại Siam (Thái Lan) trước khi về Techcombank. Trong khi đó, nhà băng ngoại Deutsche Bank Việt Nam vừa bỏ nhiệm ông Huỳnh Bửu Quang đảm nhận vị trí quyền tổng giám đốc. Ông Quang từng có nhiều năm ngồi ghế CEO tại MSB và vừa thôi nhiệm hồi đầu năm 2020 để lên làm Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Quản trị.
Bước tiến mới tại nhiều thương vụ M&A
Kido sẽ sáp nhập 100% Dầu Tường An
Đầu tuần qua, ITL Corp thông báo đã hoàn tất nâng sở hữu cổ phần tại CTCP Kho vận miền Nam lên 97%, qua đó sở hữu chi phối doanh nghiệp dẫn đầu về cảng, logistics cảng và ICD này. Tuy nhiên, ngay sau giao dịch, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng đã đề nghị các bên liên quan cung cấp thông tin về việc tập trung kinh tế giữa CTCP Giao Nhận và Vận Chuyển In Do Trần (ITL Corp) và CTCP Kho vận miền Nam (Sotrans). Theo cơ quan này, giá trị giao dịch dự kiến khoảng hơn 1.780 tỷ đồng, thuộc diện thông báo tập trung kinh tế.
Thương vụ M&A đình đám cuối năm 2019 giữa Masan và Vingroup liên quan đến chuỗi bán lẻ siêu thị và cửa hàng tiện lợi VinMart, VinMart cũng có bước tiến mới. Sau hai quý tiếp quản, đoạn quảng cáo mới đây của hệ thống siêu thị này hé lộ kế hoạch thay đổi thương hiệu Vinmart thành WinMart.
Cũng liên quan đến một thương vụ M&A khác trên sàn, CTCP Dầu thực vật Tường An đã công bố thời gian chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đặc biệt 75% trước khi sáp nhập 100% về công ty mẹ Tập đoàn Kido. Phương án phát hành cổ phiếu KDC để hoán đổi cổ phần hiện chưa được công bố do liên quan đến cổ đông Vocarimex chưa hoàn tất thoái vốn nhà nước. Tuy nhiên, việc sớm chi trả phần cổ tức đặc biệt này giúp đi thêm một bước trong kế hoạch sáp nhập. Ngày đăng ký cuối cùng là 15/9, cổ tức sẽ được chi trả vào ngày 30/9/2020.
Các thương vụ M&A thời gian tới dự kiến sẽ vẫn tiếp tục sôi động. Riêng trong tuần này, CTCP Dược phẩm Hà Tây đã chính thức thông báo về kế hoạch dự kiến phát hành hơn 5 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược với mức giá 70.000 đồng/cp, cao hơn 18% giá cổ phiếu đóng cửa ôm 21/8. Cổ đông chiến lược duy nhất tham gia mua là ASKA Pharmaceutical Co., Ltd – một hãng dược lớn có lịch sự hoạt động hơn 100 năm ở Nhật Bản. Nhà đầu tư Nhật Bản sẽ chi ra gần 370 tỷ đồng để nắm 20% vốn điều lệ của DHT (sau phát hành).
Không ít doanh nghiệp chi trả cổ tức “khủng” bất chấp Covid-19
Tuần qua, Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Sông Tiền (SST) gây chú ý trong giới đầu tư khi công bố kế hoạch chi trả cổ tức khủng năm 2019 với tỷ lệ 346,7% Cùng với phương án trả cổ tức đặc biệt của Dầu Tường An, đây là những phương án mạnh tay chi trả cổ tức bất chấp khó khăn thời gian này.
Ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức của công ty dự kiến là 28/8 và thời gian thanh toán là 15/9. Cổ phiếu SST đang giao dịch trên UPCoM và do Sabeco sở hữu tới 90% vốn. Với vốn điều lệ chỉ 40 tỷ đồng nhưng kinh doanh hiệu quả, Bia Sài Gòn Sông Tiền cũng có lịch sử chi trả cổ tức khủng (mức chia cổ tức ba năm 2016-2018 có tỷ lệ trên 200%). Tỷ lệ gần 350% trên là mức chi trả cổ tức cao nhất trong những năm gần đây.
Tuần này, sẽ tiếp tục có nhiều doanh nghiệp thực hiện chốt quyền chi trả cổ tức năm 2019. Một số doanh nghiệp cũng công bố tỷ lệ chi trả cao. CTCP Đầu tư và Xây dựng Thủy Lợi Lâm Đồng (LHC) sẽ chốt quyền chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1 vào ngày 28/8. Tập đoàn Kido (KDC), Thủy điện Thác Bà (TBC) cũng lập danh sách cổ đông cùng ngày với tỷ lệ chi trả lần lượt là 16% và 20%; CTCP cổ phần Bê tông Ly tâm An Giang (ACE) trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 30%…
Ai đang gom số cổ phiếu hàng nghìn tỷ của Vinhomes?
Ngày 28/5, khối lượng cổ phiếu VHM được giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận đều tăng đột biến, trong đó, riêng giao dịch thỏa thuận đã lên tới 2.200 tỷ đồng.
Phiên giao dịch hôm qua (28/5), cổ phiếu VHM của Công ty CP Vinhomes (công ty con của Vingroup) ghi nhận mức tăng 0,4% thị giá, chốt phiên ở mức 75.000 đồng/cổ phiếu. Tại vùng giá này, Vinhomes tiếp tục duy trì vị thế là doanh nghiệp có vốn hóa lớn thứ 3 thị trường sau công ty mẹ - Vingroup và ngân hàng Vietcombank.
Đáng chú ý, lượng cổ phiếu VHM được nhà đầu tư mua bán qua cả 2 kênh giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận đều tăng đột biến.
Trong khi có tới 4,3 triệu cổ phiếu VHM được khớp lệnh trên sàn với tổng giá trị 327 tỷ đồng (cao hơn gần 50% so với trung bình 10 phiên gần nhất), cũng có tới 31,4 triệu cổ phiếu được sang tay qua hình thức thỏa thuận.
Lượng cổ phiếu được thỏa thuận sang tay này tương đương gần 1% khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của Vinhomes, giá trị giao dịch cũng lên tới hơn 2.200 tỷ đồng.
Danh tính nhà đầu tư mua bán lô cổ phiếu khủng nói trên chưa được tiết lộ nhưng dữ liệu thị trường cho thấy, lô cổ phiếu này không liên quan tới cổ đông lớn và cổ đông nội bộ doanh nghiệp.
Ngoài ra, phần lớn cổ phiếu trong lô 31,4 triệu đơn vị này đều do nhà đầu tư trong nước mua gom khi nhà đầu tư nước ngoài cùng phiên chỉ có mức mua dòng 1,1 triệu đơn vị, tương đương gần 87 tỷ đồng qua cả 2 kênh khớp lệnh và thỏa thuận.
Hiện tại, trong cơ cấu cổ đông hiện tại của Vinhomes, ngoài tập đoàn mẹ - Vingroup đang nắm hơn 2,3 tỷ cổ phiếu (tương đương 70,93% vốn) chỉ còn quỹ GIC/Government of Singapore là cổ đông lớn nắm 5,85% vốn.
GIC cũng là cổ đông ngoại duy nhất nắm giữ 5% cổ phần VinHomes và thuộc diện phải công bố thông tin làm thay đổi 1% vốn điều lệ doanh nghiệp sau khi hoàn tất giao dịch trong vòng 7 ngày.
Lượng cổ phiếu VHM được mua bán sang tay cao đột biến hôm qua là lô giao dịch thỏa thuận cao thứ 2 kể từ đầu năm 2020 đến nay. Xếp sau lô 35,7 triệu cổ phiếu VHM được sang tay vào phiên 6/5 trước đó.
Tuy vậy, phần lớn lô cổ phiếu giao dịch ngày 6/5 lại là của các nhà đầu tư nước ngoài bán cho nhà đầu tư trong nước.
Ngoài GIC, Vinhomes cũng ghi nhận hàng loạt quỹ ngoại đang sở hữu vốn với tỷ lệ hàng chục triệu đơn vị.
Trong số các quỹ ngoại nắm giữ dưới 5% cổ phần tại công ty bất động sản này (thuộc diện không phải công bố thông tin khi thay đổi tỷ lệ sở hữu), Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), quỹ đầu tư lớn nhất do Dragon Capital quản lý cũng sở hữu khoảng 33 triệu cổ phiếu VHM.
Trong đó, ghi nhận trên danh mục đầu tư của VEIL, cổ phiếu VHM chiếm khoảng 7,63% tổng giá trị đầu tư, tương ứng 89 triệu USD (cuối tháng 4).
Ngoài ra, EuroPacific Growth Fund cũng đang nắm giữ 33,5 triệu cổ phiếu VHM, tương đương lô cổ phiếu mà khối ngoại đã bán ra trong phiên 6/5 trước đó.
Trước giờ giao dịch 27/7: Giảm mạnh thị trường lại dễ về điểm xuất phát cho cuộc đua mới Theo HSC, nếu nhìn ở góc độ tích cực thì các đợt sóng giảm mạnh như hiện tại là thời cơ đưa thị trường sớm trở lại điểm xuất phát cho một cuộc đua mới. Quốc tế Chỉ số Dow Jones điều chỉnh 182,44 điểm, khoảng 0,68% trong phiên cuối tuần. Chỉ số S&P 500 giảm 20,03 điểm, khoảng 0,62%. Trong khi đó,...