Khối ngoại giảm mạnh giao dịch, bán ròng gần 100 tỷ đồng trong phiên 3/1
Cùng thanh khoản thị trường sụt giảm, giao dịch mua bán của nhà đầu tư nước ngoài cũng kém phần sôi động. Đáng chú ý, khối này tiếp tục giao dịch trái chiều khi bán ròng hơn 100 tỷ đồng trên HOSE, trong khi mua ròng nhẹ trên HNX và UPCoM.
Ảnh Shutterstock
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 9,88 triệu đơn vị, giá trị mua vào tương ứng 492,75 tỷ đồng, giảm 37,31% về lượng và 34,83% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 11,43 triệu đơn vị, tổng giá trị 596,31 tỷ đồng, giảm 55,32% về lượng và 46,11% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 1,55 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 103,56 tỷ đồng, giảm 84,21% về lượng và 70,45% về giá trị so với phiên hôm qua.
Trong phiên hôm nay, cổ phiếu HPG được nhà đầu tư ngoại mua ròng mạnh nhất với khối lượng 1,04 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 35,56 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí tiếp theo là VCB được mua ròng 15,3 tỷ đồng, NVL với 11,49 tỷ đồng, POW với 11,37 tỷ đồng…
Trái lại, cổ phiếu VNM bị bán ròng mạnh nhất về giá trị đạt hơn 66,77 tỷ đồng, tương đương khối lượng 471.118 đơn vị. Tiếp đó, VJC bị bán ròng 53,39 tỷ đồng (449.940 đơn vị).
Tuy nhiên, xét về khối lượng, NBB là mã dẫn đầu danh mục bị bán ròng với khối lượng hơn 2,3 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 39,31 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 1,1 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 20,53 tỷ đồng, giảm 45,57% về lượng và 47,08% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 759.650 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 16,64 tỷ đồng, giảm 42,28% về lượng và 30,23% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 341.580 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 3,89 tỷ đồng, giảm 51,69% về lượng và 73,98% về giá trị so với phiên hôm qua.
Trong đó, khối ngoại tiếp tục tập trung mua PVS với khối lượng mua ròng 799.500 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 16,67 tỷ đồng.
Trái lại, cổ phiếu VGC tiếp tục được nhà đầu tư ngoại giao dịch bán ròng mạnh nhất với khối lượng 411.400 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 8,69 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, VGS bị bán ròng 43.900 đơn vị, giá trị hơn 529 triệu đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào 382.790 đơn vị với tổng giá trị 18,5 tỷ đồng, tăng 9,64% về lượng nhưng giảm 11,65% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 310.010 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 15,34 tỷ đồng, tăng 14,14% về lượng và 17,9% về giá trị so với phiên trước đó..
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 72.780 đơn vị, với tổng giá trị mua ròng tương ứng 3,16 tỷ đồng, giảm 6,14% về lượng và 160,5% về giá trị so với phiên hôm qua.
Trong đó, QNS là mã được mua ròng mạnh nhất với khối lượng 189.100 đơn vị, tương ứng tổng giá trị hơn 8 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, VTP được mua ròng 3.601 đơn vị, giá trị gần 624 triệu đồng.
Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất ACV với khối lượng 34.500 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 3,04 tỷ đồng. Tiếp đó, VEA và HVN cùng bị bán ròng hơn 1 tỷ đồng.
Tính chung trên cả 3 sàn trong phiên 1/3, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 1,14 9,03 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 96,51 tỷ đồng, giảm mạnh 87,38% về lượng và giảm 70,55% về giá trị (hơn 9 triệu đơn vị, giá trị 327,63 tỷ đồng).
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Blog chứng khoán: Lại nâng chỉ số cuối phiên
Những nhịp trượt dài trong phiên thường dừng lại gần cuối giờ sau đó chỉ số được đẩy lên dần giống như cầu bắt đáy vào "ăn hàng" nhiệt tình.
Thị trường ngày 27/2/2019:
Kiểu dao động hôm nay lặp lại về cuối phiên, tiếp tục tạo cảm giác cầu bắt đáy vào đủ khỏe để kéo hồi lên, mà cảm giác thường là không đúng.
VIC và VHM đã hoạt động tốt như chờ đợi, hơi bất ngờ là VNM hồi sớm. Bất ngờ nữa là thị trường duy trì được hệ số tăng/giảm tích cực. Như vậy áp lực chốt lời không ép giảm giá.
Nhìn vào intraday thì thị trường có dấu hiệu yếu, các đỉnh sau đang thấp dần cho thấy dao động chiều tăng bị cản lại, gần như tất cả các blue-chips đều có hiện tượng này. Chỉ số chỉ là chạy theo các trụ nên với duy nhất VIC khỏe thì cũng không thay đổi được triệt để dao động ở chỉ số.
Thị trường có khả năng cao đã đi vào tình trạng dao động tăng giảm đan xen trong một vùng hẹp và dao động hàng ngày cũng hẹp kết hợp với thanh khoản cao ổn định. Diễn biến này duy trì nhiều phiên ở vùng đỉnh cao thì thường dẫn đến nhịp giảm. Tuy nhiên diễn biến hôm nay thể hiện dòng tiền xoay vòng rất rõ, nhiều mã tầm trung đột biến về giá và thanh khoản. Trong khi đó dòng tiền vào blue-chips tiếp tục suy giảm thêm.
Hiện tượng phân hóa ở cổ phiếu vẫn dang diễn ra trên cơ sở các chỉ số không biến động giảm quá mạnh. Vốn ngoại đã giảm lực mua ở blue-chips và bán ròng một số trụ lớn. Trụ vẫn xoay vòng được thì tình hình chưa có nhiều thay đổi.
Vốn nội hôm nay khoảng 3,8k tỷ (không tính ROS và thỏa thuận) vẫn là mức trung bình cao của hai tuần gần đây. Đỉnh điểm của vốn nội hiện tại là 4,2k tỷ. Tiền như vậy là mạnh và nếu không đẩy được thị trường lên thêm thì sẽ điều chỉnh.
Chốt lại, intraday lên xuống mạnh trong phiên có khả năng cao sẽ tiếp diễn và hình thành vùng dao động giống các lần tạo vùng phân phối trước đây. Chiến lược vẫn là canh Short tại các mức kháng cự quan trọng khi chỉ số retest không thành công.
Giao dịch:
Nay bài cũ soạn lại, cứ thế mà Short thôi. Basis nhỏ hơn 2 điểm lúc 11h, Short 931.2 stoploss 932.5. Tiếc là treo lệnh cover 925 buổi chiều không kịp hủy, giá xuống tận dưới 921. Cuối phiên VN30 lại được kéo lên giống hôm qua, lỡ mất nhịp hồi.
Diễn biến nâng xả kiểu này luôn có giới hạn ở lực tăng trong khi rất dễ buông ở chiều giảm, chiến lược vẫn là Short.
Theo Trí Thức Trẻ
Blog chứng khoán: Không tự tin thì đứng ngoài Kiếm ăn lúc này khó khăn vì khả năng chịu đựng rủi ro không đủ. Thị trường ngày 21/2/2019: Tình thế lúc này không biết đâu mà lần, chỉ đánh các mã trụ là tương đối ổn chừng nào trò chơi vẫn tiếp diễn. Cuối phiên hôm nay nhóm vốn hóa lớn nhất quá mạnh và các chỉ số được kéo lên kinh...