Khối ngoại giảm mạnh bán ròng xuống mức thấp nhất trong 4 tháng
Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng với giá trị khoảng 1.135 tỷ đồng, giảm hơn 80% so với tháng trước (trong tháng 4 nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng với giá trị khoảng 6.021 tỷ đồng).
Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam )
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự phục hồi mạnh trong tháng 5/2020 với những kết quả tích cực, nhờ việc kiểm soát tốt dịch COVID-19 và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trở lại bình thường giữa mối lo dịch đã lắng dịu.
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5/2020 các chỉ số chứng khoán chính đều tăng.
Chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 864,47 điểm, tăng 12,40%; VNAllshare đạt 775,46 điểm, tăng 12,27% và VN30 đạt 806,23 điểm, tăng 12,71% so với cuối tháng 4/2020.
Trong số đó, một số ngành có sự tăng trưởng nổi bật, như ngành nguyên vật liệu (VNMAT) tăng 21,67%; ngành tài chính-bất động sản (VNFIN) tăng 16,1% và ngành hàng tiêu dùng thiết yếu (VNCONS) tăng 14,09%.
Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu trong tháng 5 đạt hơn 5.984 triệu cổ phiếu tương đương tổng giá trị giao dịch hơn 111.682 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 5.739 tỷ đồng, khối lượng giao dịch đạt 314 triệu cổ phiếu/phiên, tương ứng tỷ lệ tăng lần lượt là 36,42% và 15,89% so với tháng trước.
Video đang HOT
Trong tháng 5, tổng giá trị giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 33.300 tỷ đồng, chiếm 15% tổng giá trị cả chiều mua và bán của toàn thị trường.
Đây cũng là mức bán ròng thấp nhất trong vòng 4 tháng qua, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu. Nhờ yếu tố tích cực này đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng vượt kỳ vọng trong tháng 5.
Tốp 5 cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị lớn nhất bao gồm MSN (2.367 tỷ đồng), VNM (823,67 tỷ đồng), VCB (699,13 tỷ đồng), VPB (408,29 tỷ đồng), và PLX (115,46 tỷ đồng).
Về sản phẩm Chứng quyền có bảo đảm (CW), HOSE ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt gần 7,96 triệu CW, với giá trị giao dịch đạt khoảng 8,72 tỷ đồng/phiên, tương ứng tỷ lệ tăng lần lượt là 18,49% và 286,91% so với tháng 4.
Tính đến hết ngày 29/5, trên HOSE có 381 cổ phiếu, 3 chứng chỉ quỹ đóng, 4 chứng chỉ quỹ ETF, 63 chứng quyền có bảo đảm và 42 trái phiếu niêm yết.
Tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt gần 89,17 tỷ cổ phiếu. Tổng giá trị vốn hóa niêm yết đạt gần 3,01 triệu tỷ đồng, tăng 12,31% so với tháng trước và đạt khoảng 41,68% GDP năm 2019 (GDP theo giá hiện hành sau khi tính toán lại)./.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng 183 tỷ đồng trong tuần 10-14/2, tập trung 'xả' MSN và VNM
Khối ngoại vẫn bán ròng trên sàn HoSE nhưng giá trị đã giảm đáng kể so với tuần trước đó. Bộ đôi cổ phiếu VRE và VHM chia sẻ 2 vị trí dẫn đầu về giá trị mua ròng của khối ngoại sàn HoSE với giá trị lần lượt 51,5 tỷ đồng và 37,7 tỷ đồng. MSN tiếp tục bị khối ngoại bán ròng hơn 90,4 tỷ đồng.
Thị trường vẫn có diễn biến khó lường trong tuần giao dịch từ 10-14/2, sau phiên đầu tuần giảm mạnh, các chỉ số biến động giằng co phân hóa ở các phiên còn lại. VN-Index kết thúc tuần giao dịch đứng ở mức 937,45 điểm, tương ứng giảm nhẹ 0,35% so với tuần trước. Trong khi đó với động lực chính đến từ ACB nên HNX-Index tăng 4,59% lên 109,74 điểm.
Giao dịch của khối ngoại vẫn là điểm trừ với thị trường ở tuần qua khi mua vào 122,4 triệu cổ phiếu, trị giá 3.628 tỷ đồng, trong khi bán ra 128 triệu cổ phiếu, trị giá 3.811 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 5,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 183,4 tỷ đồng, giảm 74% so với tuần trước đó.
Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng 183 tỷ đồng nhưng giảm 71% so với tuần trước, tương ứng khối lượng bán ròng là gần 5,5 triệu cổ phiếu.
Bộ đôi cổ phiếu VRE và VHM chia sẻ 2 vị trí dẫn đầu về giá trị mua ròng của khối ngoại sàn HoSE với giá trị lần lượt 51,5 tỷ đồng và 37,7 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30 vẫn được khối ngoại mua ròng mạnh với giá trị đạt 35,7 tỷ đồng. Chiều ngược lại, MSN tiếp tục bị khối ngoại bán ròng hơn 90,4 tỷ đồng. VNM và KBC đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt là 50 tỷ đồng và 27,6 tỷ đồng.
Ở sàn HNX, khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng nhưng giá trị cũng giảm đến 93% so với tuần trước và đạt 6,3 tỷ đồng, tương ứng 129.740 cổ phiếu.
Khối ngoại sàn HNX mua ròng tập trung mã VCS với giá trị 13 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là TIG với chỉ gần 2,4 tỷ đồng. Trong khi đó, PVS bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 11,5 tỷ đồng. NTP cũng bị bán ròng 10,5 tỷ đồng.
Tại sàn UPCoM, khối ngoại chỉ mua ròng nhẹ gần 6 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 92.679 cổ phiếu.
VEA đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn UPCoM với 10 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VTP cũng được mua ròng 4 tỷ đồng. Chiều ngược lại, ACV bị bán ròng mạnh nhất với 7,6 tỷ đồng. MPC và LPB bị bán ròng lần lượt 3,7 tỷ đồng và 1,4 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng quyền có bảo đảm (CW), khối ngoại tiếp tục bán ròng 1,5 tỷ đồng (tăng 41% so với tuần trước), tương ứng khối lượng 3,8 triệu chứng quyền. Trong đó, khối ngoại bán ròng tập trung các mã CVRE1903 (536 triệu đồng), CHPG1909 (352 triệu đồng), CROS2001 (282 triệu đồng). Chiều ngược lại chỉ có 3 mã được khối ngoại mua ròng trong tuần qua là CVRE2001, CHDB2002 và CHPG1907.
Theo Bình An
NDH
Công ty chứng khoán toan tính gì cho kế hoạch 2020? Quý I/2020, lợi nhuận sau thuế của hệ thống công ty chứng khoán (CTCK) Việt Nam giảm 77% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, có 40/82 CTCK lỗ (quý I/2019 có 22 công ty lỗ) với tổng mức lỗ 784 tỷ đồng (quý I/2019, tổng lỗ chỉ có 127 tỷ đồng). Ảnh Dũng Minh Thông tin trên được chia sẻ tại...