Khối ngoại giảm bán ròng còn hơn 1.300 tỷ đồng trong tuần 13-17/4
Cổ phiếu VIC tiếp tục bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất thị trường tuần 13-17/4.HPG được khối ngoại mua ròng trở lại với hơn 94 tỷ đồng.Khối ngoại bán ròng tuần thứ 12 liên tiếp với giá trị lên đến gần 14.200 tỷ đồng.
Kết thúc tuần giao dịch 13-17/4, thị trường duy trì được đà tăng trọn 5 phiên. Thanh khoan đươc đây lên mưc cao nhât 1 thang (hơn 26.400 tỷ đồng) đa giup dong tiên lan toả sang hầu hết tất cả các ngành như ngân hàng, bât đông san, ban le, xây dưng, chăn nuôi…Trong đó, SAB tăng 17,3% so với tuần trước, lên 165.400 đồng/cp, VPB tăng 15% lên 21.450 đồng/cp, VRE tăng 11,3%, MWG tăng 9,3%. Các cổ phiếu khác như VHM, BVH, VCB, BID…đều tăng giá, góp phần vào đà tăng của các chỉ số. Theo đó, VN-Index đóng cửa tuần ở mức 789,6 điêm, tăng 31,66 điêm so với phiên cuối tuần trước, tương đương với mức tăng 4,18%. HNX-Index tăng 3,08% so với tuần trước, lên 110,46 điêm.
Tuy nhiên, khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM nhưng áp lực đã giảm đáng kể. Tính riêng tuần này, nhà đầu tư nước ngoài mua vào gần 97 triệu cổ phiếu, giá trị khoảng 2.464 tỷ đồng trong khi bán ra hơn 150 triệu cổ phiếu, trị giá xấp xỉ 3.773 tỷ đồng. Khối lượng bán ròng đạt hơn 54 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng khoảng 1.309 tỷ đồng, giảm 27,4% so với tuần trước.
Trên HoSE, khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng hơn 1.157 tỷ đồng (giảm 27,7% so với tuần trước), tương ứng khối lượng gần 38 triệu cổ phiếu. Đây là tuần bán ròng thứ 12 liên tiếp của nhóm này trên HoSE với giá trị lên đến gần 14.200 tỷ đồng.
Đứng đầu trong danh sách bán ròng trên HoSE là cổ phiếu VIC với giá trị hơn 332,3 tỷ đồng. Tiếp theo sau là VNM với gần 114,5 tỷ đồng, BID và HDB cũng bị bán ròng với giá trị lần lượt là 109,7 tỷ đồng và 96,7 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu HPG trên HoSE với giá trị hơn 94,5 tỷ đồng. Theo sau là VRE và HCM với giá trị lần lượt là 40 tỷ đồng và 25,4 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trên HNX, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 91,3 tỷ đồng (giảm 25,2% so với tuần trước), tương ứng khối lượng bán ròng khoảng 9 triệu cổ phiếu. Đây cũng là tuần bán ròng thứ 12 liên tiếp trên HNX với giá trị hơn 1.400 tỷ đồng.
Cổ phiếu SHB tiếp tục bị bán ròng mạnh nhất với hơn 43,1 tỷ đồng, tiếp sau là TNG và PVS. Ngược lại, INN được mua ròng nhiều nhất nhưng chỉ hơn 630 triệu đồng.
Tại UPCoM, khối ngoại giảm phân nửa lực bán ròng, xuống còn gần 60 tỷ đồng. Nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh nhất BSR với hơn 43,7 tỷ đồng. ACV và VIB cũng bị bán ròng trong tuần này với giá trị hơn 30,1 tỷ đồng và 5,9 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, VTP tiếp tục được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trên UPCoM với giá trị hơn 9,7 tỷ đồng. 3 cổ phiếu khác cũng được nhóm này mua ròng là LPB, QNS và OIL với giá trị lần lượt là 4,4 tỷ đồng, 3,3 tỷ đồng và 2,8 tỷ đồng.
Hải Triệu
"Việt Nam cần ít nhất 2 năm nữa để chính thức được nâng hạng Emerging Markets"
Nếu thị trường chứng khoán được chính thức nâng hạng lên thị trường mới nổi, Việt Nam có thể thu hút hơn 1 tỷ USD từ các quỹ đầu tư theo dõi chỉ số MSCI Emerging Markets Index và MSCI Emerging Markets Index cũng như Vanguard FTSE Emerging Markets ETF.
MSCI vẫn duy trì xếp hạng Thị trường cận biên đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong đợt đánh giá phân loại thị trường hàng năm vào tháng 6/2019 và Việt Nam không được thêm vào danh sách theo dõi được nâng hạng từ Thị trường cận biên lên Thị trường mới nổi.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng không được FTSE nâng hạng lên Thị trường mới nổi thứ cấp tại kỳ đánh giá phân loại thị trường hàng năm vào tháng 9/2019.
Theo đánh giá của CTCK VNDIRECT (VNDS), thị trường Việt Nam sẽ cần ít nhất hai năm để chính thức được nâng hạng lên Thị trường mới nổi.
Luật Chứng khoán sửa đổi đã chính thức được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 26/11/2019 và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2021. Sau đó, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sửa đổi sẽ được trình lên Quốc hội để phê duyệt trong phiên họp tiếp theo vào tháng 6/2020. Những thay đổi trong các luật này sẽ góp phần xóa bỏ những rào cản hiện tại đối với quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm giới hạn sở hữu nước ngoài và các quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài. VNDIRECT cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được nâng hạng lên Thị trường mới nổi trong hai đến ba năm tới.
Về phía MSCI, trong kịch bản tốt nhất, VNDIRECT dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được thêm vào Danh sách theo dõi để nâng hạng từ Thị trường cận biên lên Thị trường mới nổi trong đợt đánh giá thường niên vào tháng 6/2021 và được chính thức nâng hạng lên Thị trường mới nổi trong đợt đánh giá thị trường thường niên vào tháng 6/2022.
Về phía FTSE, Việt Nam có thể được nâng hạng chính thức lên Thị trường mới nổi thứ cấp trong đợt đánh giá thị trường thường niên vào tháng 9/2021.
VNDIRECT cho rằng nếu thị trường chứng khoán được chính thức nâng hạng lên thị trường mới nổi, Việt Nam có thể thu hút hơn 1 tỷ USD từ các quỹ đầu tư theo dõi chỉ số MSCI Emerging Markets Index và MSCI Emerging Markets Index cũng như Vanguard FTSE Emerging Markets ETF.
Việt Nam nhiều khả năng được nâng tỷ trọng trong MSCI Frontier Markets Index trong năm 2020
Theo công bố của MSCI trong đánh giá thường niên gần đây nhất vào tháng 6/2019, Kuwait có thể được thêm vào MSCI Emerging Markets Index vào tháng 6/2020. Sau đó, tỷ trọng của Việt Nam trong MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index có thể tăng lên 25,8% và 30% theo ước tính của MSCI.
Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn nhất từ việc nâng hạng của Kuwait nhờ tăng tỷ trọng trong MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index. Theo ước tính của VNDIRECT, nếu Kuwait được chính thức nâng hạng lên thị trường mới nổi, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được nhận khoản đầu tư xấp xỉ 200 triệu USD từ các quỹ giao dịch theo chỉ số MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index.
Quy mô của dòng vốn đầu tư có thể còn lớn hơn ở mức 250-270 triệu USD, nếu xem xét các quỹ khác bao gồm các quỹ chủ động và các quỹ thụ động như MSCI Frontier Emerging Markets Index hay S&P/BNP Mellon New Frontier Index. Dòng vốn này sẽ cải thiện thanh khoản thị trường cũng như thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
VNDIRECT kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục đổ vào các cổ phiếu vốn hóa lớn của Việt Nam hiện nằm trong MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index, bao gồm VNM, VIC, VHM, MSN, VRE, HPG, VCB và NVL.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán 3/1: Không duy trì được sự hưng phấn, VN-Index còn tăng hơn 2 điểm Nhiều Bluechips không còn duy trì được sự hưng phấn như đầu phiên khiến chỉ số VN-Index chùng xuống dù có thời điểm đã vượt 970 điểm. Ảnh minh họa. VCB ( 0,22%), VNM ( 0,68%), GAS ( 0,6%), VHM ( 0,4%), BID ( 0,32%) tăng tích cực là động lực chính giúp thị trường tiếp tục đi lên. Ở chiều ngược lại,...