Khối ngoại bán VIC, nhưng trở lại mua ròng gần 100 tỷ đồng trong phiên 22/4
Cùng với thanh khoản cải thiện, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch có phần sôi động hơn, đồng thời trở lại mua ròng gần 100 tỷ đồng trong phiên đầu tuần ngày 22/4.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 7,08 triệu đơn vị, giá trị 362,93 tỷ đồng, tăng mạnh 107,96% về khối lượng và 199,72% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 6,14 triệu đơn vị, giá trị 285,51 tỷ đồng, tăng 35% về khối lượng và 92,76% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, trong phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 943.100 đơn vị, giá trị 77,42 tỷ đồng; trong khi phiên cuối tuần trước bán ròng hơn 1,14 triệu đơn vị, giá trị 27,03 tỷ đồng.
Trong đó, cổ phiếu HPG dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh với khối lượng gần 1,03 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 32,86 tỷ đồng.
Tiếp theo đó, CTD được mua ròng 22,42 tỷ đồng (187.630 đơn vị), MSN với 20,79 tỷ đồng (236.890 đơn vị), VRE với 12,94 tỷ đồng )382.390 đơn vị)…
Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất DXG với khối lượng 697.650 đơn vị, giá trị tương ứng 15,27 tỷ đồng.
Tiếp đó, VIC bị bán ròng 14,17 tỷ đồng và SSI với 11,74 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 560.730 đơn vị, giá trị 7,37 tỷ đồng, tăng 64% về khối lượng và 14,8% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 500.650 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 6,82 tỷ đồng, tăng 86,42% về lượng và 153,53% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 60.080 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 0,55 tỷ đồng, giảm 18% về lượng và 85,25% về giá trị so với phiên trước.
Video đang HOT
Trong đó, khối ngoại tiếp tục tập trung gom cổ phiếu VGC với khối lượng mua ròng 270.000 đơn vị, giá trị tương ứng gần 5 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, TIG được mua ròng 177.025 đơn vị, giá trị hơn 653 triệu đồng.
Ở chiều ngược lại, khối này bán ròng mạnh nhất SHS với khối lượng 315.100 đơn vị, giá trị 3,59 tỷ đồng. Tiếp đó, PVS bị bán ròng 63.500 đơn vị, giá trị 1,44 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào 592.140 đơn vị, giá trị 17,35 tỷ đồng, tăng 132,71% về khối lượng và 55,89% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 144.980 đơn vị, giá trị 2,45 tỷ đồng, giảm mạnh so với phiên trước bán ra hơn 2,2 triệu đơn vị, giá trị 50,93 tỷ đồng.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 447.160 đơn vị, giá trị 14,9 tỷ đồng; trong khi phiên cuối tuần trước bán ròng 1,95 triệu đơn vị, giá trị 39,8 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất GEG với khối lượng 194.500 đơn vị, giá trị tương ứng 4,65 tỷ đồng.
Tiếp đó, VTP được mua ròng 3,63 tỷ đồng, VEA với 2,84 tỷ đồng, BSR với hơn 2 tỷ đồng…
Trái lại, khối ngoại chỉ bán ròng 17 mã, trong đó MSR bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 21.000 đơn vị, giá trị hơn 428 triệu đồng.
Tính chung trên cả 3 sàn trong phiên 22/4, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 1,45 triệu đơn vị, giá trị 92,87 tỷ đồng; trong khi phiên cuối tuần trước bán ròng 3,02 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 63,1 tỷ đồng.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tuần giao dịch trước kỳ nghỉ lễ: Rủi ro giảm sâu vẫn còn, thị trường hồi phục là cơ hội giảm tỷ trọng cổ phiếu?
Các CTCK đều chung quan điểm thận trọng và đề phòng kịch bản vai - đầu - vai hình thành. Khi đó, mục tiêu của VN-Index sẽ là vùng 920 điểm.
Tuần giao dịch 16-19/4 diễn ra không thực sự tích cực với xu hướng điều chỉnh là chủ đạo. Có thời điểm, VN-Index thủng mốc 965 điểm và điều này khiến giới đầu tư lo ngại kịch bản hình thành mô hình Vai - Đầu - Vai đảo chiều.
Trong phiên cuối tuần, thị trường đã hồi phục trở lại lên mốc 966,21 điểm, nhưng so với tuần trước đó VN-Index vẫn ghi nhận mức giảm 1,7%. Đà giảm diễn ra đều trên khắp các nhóm ngành, từ ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, cho tới dầu khí, dệt may...Những thông tin từ mùa ĐHCĐ, cũng như KQKD quý 1 chưa đủ giúp thị trường tránh khỏi tuần điều chỉnh.
Một điểm đáng chú ý, mặc dù thị trường hồi phục trong phiên 19/4 nhưng giá trị giao dịch chỉ đạt 1.852 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ trước Tết nguyên đán cho thấy dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng nhập cuộc. Tính chung trong tuần qua, giá trị khớp lệnh bình quân HoSE chỉ đạt 2.562 tỷ đồng/phiên, thấp hơn 8% so với tuần trước đó.
Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi lực đỡ vẫn luôn xuất hiện trong những phiên thị trường điều chỉnh, dù không quá mạnh. Trong 4 phiên giao dịch tuần qua, giá trị mua ròng của khối ngoại trên HoSE đạt xấp xỉ 500 tỷ đồng.
Dù vậy, dòng tiền ETFs đang có dấu hiệu chững lại trong thời gian gần đây. Tuần qua, VNM ETF chỉ phát hành được 50 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng 0,83 triệu USD (19 tỷ đồng) và VFMVN30 ETF phát hành lượng chứng chỉ quỹ trị giá 47 tỷ đồng, thấp hơn khá nhiều so với giai đoạn đầu năm.
Dòng tiền ETF đang có dấu hiệu chững lại
Giá dầu vẫn duy trì quanh ngưỡng 63 USD/thùng (WTI), nhưng các cổ phiếu dầu khí có tuần giao dịch khá giằng co trong bối cảnh thị trường chung không thực sự thuận lợi.
Rủi ro giảm sâu vẫn còn, nhà đầu tư cân nhắc giảm tỷ trọng cổ phiếu khi thị trường hồi phục
Trong tuần giao dịch trước kỳ nghỉ lễ (22-26/4), thị trường đối mặt với khoảng trống thông tin hiện hữu khi mùa báo cáo quý 1 về cơ bản đã hoàn tất. Bên cạnh đó, tâm lý nghỉ lễ cũng có thể khiến giao dịch chậm lại và thanh khoản nhiều khả năng tiếp tục ở mức thấp.
Về diễn biến thị trường, mặc dù đã hồi phục trên mốc 965 điểm nhưng rủi ro hình thành mẫu hình Vai - Đầu - Vai vẫn còn khá lớn nếu dòng tiền tiếp tục đứng ngoài thị trường. Hiện tại, vùng 960 - 965 đang đóng vai trò hỗ trợ cho thị trường, và vùng 980 điểm đóng vai trò kháng cự. Nhiều khả năng đây sẽ là vùng dao động của VN-Index trong tuần 22-26/4.
Nhận định về xu hướng TTCK tuần tới, hầu hết các CTCK đều chung quan điểm thận trọng. Theo CTCK SHS, giao dịch trên thị trường đang dần trở nên nhàm chán khi mà tuần qua là tuần thứ 7 liên tiếp thanh khoản trung bình mỗi phiên suy giảm. Mức thanh khoản teo tóp này khiến cho thị trường giao dịch ảm đạm và chỉ cần cung tăng nhẹ cũng khiến các chỉ số điều chỉnh.
Mô hình vai-đầu-vai trên VN-Index đã được hình thành sau khi break down ngưỡng 965 điểm trong phiên 18/4. Và mặc dù trong phiên 19/4, VN-Index có sự pullback để lấy lại ngưỡng 965 điểm thì rủi ro mà thị trường điều chỉnh thêm là khá đáng kể. Theo đúng lý thuyết thì target của nhịp giảm này sẽ là về quanh ngưỡng 920 điểm.
Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 tháng 5 tiếp tục chiết khấu so với VN30 là 14,32 điểm điểm, cho thấy nhà đầu tư vẫn nghiêng về cửa giảm của thị trường. Tóm lại, thị trường vẫn đang trong pha giảm và những nhịp hồi kỹ thuật sẽ là cơ hội để nhà đầu tư giảm tỷ trọng cổ phiếu.
SHS dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo (22/4-26/4), xác suất giảm của VN-Index được đánh giá cao hơn với ngưỡng hỗ trợ gần nhất tại 965 điểm (đường viền cổ-neckline của mô hình vai-đầu-vai) và xa hơn là quanh ngưỡng 950 điểm (MA200), ngưỡng 980 điểm (MA20-50) sẽ là kháng cự của VN-Index. SHS khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục hạn chế mua vào trong giai đoạn này và chỉ nên tận dụng những phiên hồi phục để giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.
Chung quan điểm thận trọng, CTCK VNDIRECT cho rằng số lượng cổ phiếu bị gãy xu hướng ngày một tăng lên và dòng tiền liên tiếp bị rút ra, xu hướng giảm ngắn hạn đang ngày một rõ hơn. Thị trường Việt nam tiếp tục ở tương quan yếu hơn so với các thị trường chứng khoán quốc tế và nếu các thị trường này quay đầu giảm trở lại thì áp lực lên thị trường Việt nam sẽ còn lớn hơn nữa.
VNDIRECT đánh giá tâm lý thị trường đang yếu, chỉ số vừa mất vùng hỗ trợ 965 đến 970 điểm và nhiều khả năng bước vào xu hướng giảm ngắn hạn. Chiến lược giao dịch ngắn hạn vì vậy nên ưu tiên giữ lại các cổ phiếu mạnh và cắt lỗ với các trạng thái yếu.
CTCK Bảo Việt (BVSC) cũng đánh giá thị trường vẫn sẽ chịu nhiều áp lực giảm điểm trong tuần tới. Các phiên tăng điểm (nếu có) chỉ được xem là các nhịp hồi mang tính kỹ thuật nhiều hơn. BVSC không loại trừ khả năng Vn-Index có thể giảm về vùng hỗ trợ 940-950 điểm trước khi cho tín hiệu hồi phục trở lại một cách rõ nét hơn trong ngắn hạn. Tuần tới cũng là thời điểm các quỹ đầu tư theo chỉ số VN30 sẽ phải tiến hành các hoạt động tái cơ cấu danh mục cho kỳ review quý I/2019. Điều này có thể khiến các cổ phiếu bluechips trong rổ VN30 biến động tương đối khó lường, qua đó có thể khiến tâm lý nhà đầu tư càng trở nên thận trọng và hạn chế giao dịch hơn, đặc biệt là khi kỳ nghỉ lễ dài ngày đang đến gần.
Xu hướng của thị trường hiện tại vẫn được xác định với mức giảm ngắn hạn. Do đó, trong giai đoạn này, nhà đầu tư tiếp tục xem xét giảm tỷ trọng danh mục về mức trung bình thấp 20-30% cổ phiếu. Nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu vượt quá mức cân bằng nên tận dụng các nhịp hồi phục của thị trường để bán giảm tỷ trọng. Các hoạt động giải ngân mới nên được hạn chế tối đa khi thị trường vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro giảm sâu trong ngắn hạn.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Phiên sáng 22/4: "Ông lớn" gia tăng sức ép, VN-Index về sát mốc 960 điểm Trong khi dòng tiền tiếp tục đứng ngoài quan sát thì áp lực bán gia tăng khiến sắc đỏ chiếm áp đảo, đáng kể, "ông lớn" VNM gia tăng sức ép đã đẩy VN-Index về sát mốc 960 điểm. Trong khi nhà đầu tư trong nước thận trọng cao độ khiến thanh khoản sụt giảm mạnh và thị trường có những phiên giao...