Khối ngoại bán ròng khổng lồ, POW thanh khoản kỷ lục
Mặc dù hệ thống giao dịch của HSX nghẽn khá sớm ở phiên chiều, nhưng thanh khoản thị trường vẫn lớn và VN-Index đóng cửa cũng đã tăng 0,17 điểm, tương đương mức tăng 0,01%.
Thị trường hôm nay không đến nỗi xấu vì mức giảm chỉ xuất hiện đầu ngày, sau đó phục hồi dần. Tuy vậy số liệu giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài có thể gây sốc.
Chỉ riêng cổ phiếu thuộc nhóm VN30 hôm nay đã bị bán ra tới 2.027,4 tỷ đồng trong khi mua vào là 832,7 tỷ đồng. Tương quan mua bán này nghĩa là khối ngoại đã rút ròng tới 1.994,7 tỷ đồng. Đây là mức bán ròng lớn nhất 14 phiên của rổ blue-chips.
POW gây bất ngờ với lượng bán ròng tới trên 22,4 triệu cổ phiếu. Tổng khối lượng xả của khối ngoại tại POW chiếm gần 51% thanh khoản. POW thiết lập kỷ lục về khối lượng trong lịch sử giao dịch.
Khi hệ thống của HSX bị chậm ngay từ khá sớm thì việc POW thanh khoản bùng nổ cũng là điều thú vị. Dường như hôm nay nhà đầu tư nội ngoại đã ước hẹn để giao dịch tại POW vì sức cầu từ phía nhà đầu tư trong nước là cực cao, khối ngoại hầu như không mua POW. Vậy mà giá POW vẫn kiên định được ở mức kịch trần. Nói cách khác, nhà đầu tư trong nước đã giữ giá trần để khối ngoại bán ra.
Ngoài POW, khối này còn xả ròng hàng triệu cổ phiếu tại CTG, MBB, VNM, HDB, VRE, SSI, BCG, VHM. Gần như tất cả các giao dịch này đều qua thẳng phương thức khớp lệnh. Chưa hết, VCB, HCM, KDH, BID, VIC… cũng bị bán ròng rất nhiều. Điều này lý giải tại sao giá trị rút vốn ròng của nhà đầu tư nước ngoài với VN30 lại lớn như vậy. Phía mua ròng thì các mã lại hầu như không thuộc VN30, trừ HPG, PLX.
Tính chung cả sàn HSX phiên này mức bán ròng lên tới 1.342,4 tỷ đồng. Đây là con số rất sốc vì quá lớn. Từ đầu năm tới giờ khối ngoại chỉ có duy nhất 1 phiên mức bán ròng vượt 1.000 tỷ đồng là hôm 8/2. HSX bị rút hôm đó khoảng 1.400 tỷ đồng. Trong 4 phiên của tuần này, khối ngoại cũng đã bán ròng trên HSX 1.643 tỷ đồng, chưa tính hôm nay. Tuần trước cũng đã có khoảng 2.876 tỷ đồng vốn ròng được rút ra.
Số liệu thống kê trong tháng 2, cổ phiếu HSX bị bán ròng xấp xỉ 3.000 tỷ đồng. Chuỗi phiên bán ròng chỉ được ngắt nhịp tuần đầu sau kỳ nghỉ Tết. Áp lực bán dồn hầu hết vào các cổ phiếu trong rổ VN30 là một trong những yếu tố khiến dòng vốn trong nước quá vất vả để nâng đỡ.
Trụ lớn giúp VN-Index xanh
Video đang HOT
Trở lại phiên giao dịch hôm nay, biến động tiêu cực từ chứng khoán thế giới đêm qua đã ảnh hưởng nhất định tới thị trường trong nước hôm nay. Chỉ vài phút sau khi mở cửa VN-Index đã lao dốc xuống 1.155,6 điểm, giảm 1,11% so với tham chiếu.
Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường tương lai của chứng khoán Mỹ không xấu hôm nay, các chỉ số phục hồi dần. Lực cầu bắt đáy cũng xuất hiện nâng đỡ cổ phiếu và đưa VN-Index lên dần. Tuy nhiên phải đến phiên chiều lực đỡ mới duy trì được chỉ số sát tham chiếu một cách ổn định.
Lý do cũng có thể là nhờ hệ thống giao dịch đã nghẽn nên giá cổ phiếu ít biến động. Cả sàn HSX buổi chiều chỉ giao dịch khớp lệnh 1.453 tỷ đồng, thấp kỷ lục trong 2 tháng. Cổ phiếu thuộc nhóm Vn30 thậm chí còn giao dịch có hơn 730 tỷ đồng. Với mức thanh khoản quá ít như vậy thì giá cũng không dịch chuyển được bao nhiêu vì cung cầu đều bị tắc.
Nhóm vốn hóa lớn phục hồi tốt hôm nay là GAS, đóng cửa tăng thành công 1,76%. POW kịch trần. TCB tăng 0,38%, MBB tăng 0,74%, VPB tăng 0,72%, MSN tăng 0,9%, STB tăng 1,91%. Cổ phiếu thuộc VN30 chỉ có 10 mã tăng nhưng 15 mã giảm. Dù vậy đây cũng là tương quan tốt vì đầu phiên chỉ số này còn giảm 1,43%. VN-Index đóng cửa được vài trụ đẩy lên, tăng 0,01% hay 0,17 điểm.
Nhóm vốn hóa nhỏ tiếp tục khả quan nổi bật khi chỉ số đại diện tăng 0,86%. Thậm chí 11 mã trong nhóm smallcap còn tăng kịch trần. PXS, TSC, HAP, VPH, TLH, PET có thanh khoản khá cao.
Sàn HSX chậm giao dịch từ rất sớm nên thanh khoản hôm nay giảm 9% về giá trị khớp so với hôm qua, đạt gần 13.882 tỷ đồng. Sàn HNX cũng sụt giảm 13% giá trị khớp lệnh. Thanh khoản giảm ở HSX có thể do hệ thống bị nghẽn, nhưng HNX giao dịch bình thường cũng đã suy yếu về thanh khoản. PVS, SHB, SHS, IDC, CEO chiếm hầu hết giao dịch tại sàn này và đều giảm thanh khoản.
VSD: Nâng tầm vị thế, hỗ trợ thị trường
Theo quy định của Luật chứng khoán mới, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) sẽ hoạt động theo mô hình Tổng Công ty với tên gọi mới là Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Đây sẽ là dấu ấn trong chặng đường phát triển của VSD góp phần vào việc đưa thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển.
TS Nguyễn Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị VSD. (Ảnh: VSD)
Nhân dịp đầu xuân năm mới, TS Nguyễn Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) VSD có buổi trao đổi với Nhân Dân điện tử về tiềm năng vị thế mô hình mới của VSD - đang được VSD phối hợp các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính để ban hành Quyết định về thành lập Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam và các bước triển khai theo Luật Chứng khoán.
Cải thiện thanh khoản thị trường
Theo quy định hiện nay, trong hoạt động bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đóng vai trò là tổ chức vận hành hệ thống thanh toán, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán cho các bên tham gia giao dịch.
Theo cơ chế này, VSD không chịu trách nhiệm cuối cùng về các rủi ro thanh toán trong trường hợp các bên tham gia giao dịch rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Để bảo đảm an toàn cho hoạt động thanh toán, VSD có áp dụng các biện pháp hỗ trợ thanh toán như sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán trong trường hợp thiếu tiền, vay chứng khoán, lùi thời hạn thanh toán và cuối cùng là từ chối thanh toán giao dịch chứng khoán. Trong trường hợp phải lùi thời hạn thanh toán hoặc từ chối thanh toán giao dịch chứng khoán thì thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán phải bồi thường cho các bên liên quan.
Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán thì quy định pháp lý hiện nay yêu cầu thành viên lưu ký phải kiểm soát việc đặt lệnh của nhà đầu tư theo hướng nhà đầu tư phải có đủ chứng khoán trên tài khoản giao dịch trước khi bán, phải có đủ 100% tiền trước khi đặt lệnh mua (cơ chế prefunding).
Quy định này đang được xem là một trong những rào cản cho việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như hạn chế sức mua của nhà đầu tư, dẫn tới giảm tính thanh khoản của thị trường.
Theo TS Nguyễn Sơn, những hạn chế này sẽ được cải thiện khi VSD chuyển đổi sang mô hình bù trừ, thanh toán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) cho giao dịch chứng khoán được đưa vào khi triển khai quy định của Luật chứng khoán 2019, Nghị định hướng dẫn Luật chứng khoán 2019 và các văn bản pháp lý liên quan đã quy định.
"Đầu tiên sức mua của nhà đầu tư sẽ được tăng lên đáng kể khi thay vì phải có đủ 100% tiền trước khi mua như hiện nay, nhà đầu tư có thể chỉ phải ký quỹ tiền cho mỗi lệnh mua dự kiến thực hiện theo một tỷ lệ nhất định theo yêu cầu của thành viên bù trừ và số tiền phải thanh toán còn lại sẽ nhà đầu tư nộp cho thành viên bù trừ trước khi thanh toán" - Chủ tịch HĐQT VSD giải thích.
"Hơn nữa, thanh khoản của thị trường sẽ được cải thiện khi nghiệp vụ bán chứng khoán chờ về sẽ được áp dụng ngay khi triển khai cơ chế đối tác bù trừ trung tâm cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán do các tính năng liên quan đã được tích hợp trong hệ thống công nghệ thông tin mới cũng như khung pháp lý cho các giao dịch này đã tiếp tục được hoàn thiện trong dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 203/2015/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch trên thị trường chứng khoán" - TS Nguyễn Sơn phân tích tiếp.
"Cùng với đó, công tác quản lý rủi ro mất khả năng thanh toán được nâng cao, hoàn thiện theo hướng VSD thông qua cơ chế thế vị tham gia vào giao dịch để bảo đảm thanh toán cho nhà đầu tư trong trường hợp xảy ra mất khả năng thanh toán đồng thời bổ sung thêm nhiều lớp phòng vệ rủi ro như nâng cao tiêu chí làm thành viên bù trừ, ký quỹ giao dịch chứng khoán, đóng góp Quỹ bù trừ theo phương pháp định lượng rủi ro (stress test), sử dụng quỹ phòng ngừa rủi ro và nguồn vốn của VSD sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận, cơ chế mua vào bắt buộc (buy-in), chuyển sang thanh toán bằng tiền ...." vị lãnh đạo của VSD nói.
"Theo đó, việc triển khai cơ chế CCP cho thị trường chứng khoán cơ sở sẽ là tiền đề quan trọng cho việc nâng hạng cũng như là cơ hội giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam có được bước phát triển mạnh mẽ mới" - TS Nguyễn Sơn nhận định.
Tăng sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam
Năm 2021, dự báo thị trường trong nước và quốc tế sẽ còn diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, ngoài việc bảo đảm cho thị trường vận hành an toàn, hiệu quả, bảo mật cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công chúng đầu tư, VSD luôn cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung phát triển hạ tầng công nghệ, bảo đảm vững chắc cho sự ổn định và phát triển của TTCK Việt Nam.
Hiện VSD đang nghiên cứu triển khai dịch vụ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại VSD theo yêu cầu của khách hàng và dịch vụ quản lý chứng khoán thế chấp; nghiên cứu triển khai mô hình đối tác bù trừ thanh toán trung tâm (CCP) cho thị trường chứng khoán cơ sở; nghiệp vụ giao dịch trong ngày và thanh toán chứng khoán chờ về.
Trong năm 2020, VSD đã và đang tiến hành các xây dựng hệ thống, hoàn thiện các quy chế, quy trình hướng dẫn và dự kiến triển khai các nghiệp vụ này ngay sau khi Nghị định, Thông tư hướng dẫn các nội dung này trong Luật Chứng khoán năm 2019 được ban hành cũng như sau khi hệ thống công nghệ thông tin mới của toàn thị trường đi vào hoạt động.
Về việc đưa vào vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ Quản trị tài khoản hưu trí cá nhân. Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện được xem là một trong trụ cột mới của hệ thống hưu trí. Để nhanh chóng góp phần đưa Quỹ này đi vào hoạt động, năm 2020, VSD đã hoàn thành xây dựng hệ thống và đã ban hành Quy định về việc tổ chức cung cấp dịch vụ Quản trị tài khoản hưu trí cá nhân cho Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện tại VSD.
Trên cơ sở đó, năm 2021, VSD tiếp tục nghiên cứu hoàn thành một số công việc để chuẩn bị triển khai cung cấp dịch vụ quản trị tài khoản hưu trí cá nhân theo lộ trình sản phẩm đã được phê duyệt.
Sản phẩm này đi vào hoạt động sẽ là một dấu mốc về nỗ lực của tất cả các bên trong việc góp phần bổ sung thêm trụ cột vào hệ thống hưu trí đơn lẻ hiện nay, giúp cải cách hệ thống hưu trí Việt Nam dần trở thành hệ thống đa trụ cột, đem lại sự bền vững và bảo đảm tính đầy đủ hơn cho hệ thống hưu trí và góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm trên thị trường cũng như đóng góp thiết thực cho thị trường vốn của Việt Nam.
Về triển khai xây dựng hệ thống cổng giao tiếp điện tử với tổ chức phát hành (TCPH). Hiện nay, có gần 2.000 TCPH có đăng ký chứng khoán tại VSD, VSD thực hiện cung cấp các dịch vụ về chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán cho các đơn vị này.
Hầu hết các quy trình liên quan đến các dịch vụ này đều thực hiện thủ công, gây tốn kém về chi phí và thời gian cho cả VSD lẫn TCPH. Trong khi đó, khối lượng TCPH và hồ sơ xử lý nghiệp vụ không ngừng gia tăng nên việc theo dõi và lưu trữ theo phương thức truyền thống luôn đặt áp lực lớn và rất dễ dẫn đến rủi ro cho các bộ phận hành chính, nghiệp vụ trong việc xử lý công việc, đặc biệt trong công tác tra cứu, đối chiếu hồ sơ.
Do vậy, năm 2020, VSD đã tập trung xây dựng hệ thống cổng giao tiếp điện tử với TCPH, đến nay, hệ thống cơ bản đã hoàn thành và dự kiến sẽ hoạt động vào đầu năm 2021.
Hệ thống đi vào hoạt động sẽ là một bước tiến mới trong việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động cung cấp dịch vụ đăng ký chứng khoán cho TCPH; bảo đảm an toàn thông tin, tiết kiệm và tăng tính chuyên nghiệp trong việc áp dụng công nghệ vào xử lý nghiệp vụ tại VSD và cũng là cơ sở, xây dựng nền tảng cho các dịch vụ mới trong tương lai của VSD cho TCPH.
Ngoài ra, để bắt kịp xu thế cách mạng công nghệ 4.0, hiện VSD đã và đang chủ động nghiên cứu một số dịch vụ, sản phẩm mới để đưa vào ứng dụng tại VSD, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế như nghiên cứu: ứng dụng công nghệ Blockchain trong các hoạt động nghiệp vụ; dịch vụ Sổ cổ đông điện tử (E-passbook); cơ chế quản lý hoạt động lưu ký đối với chứng khoán niêm yết, giao dịch ở nước ngoài...
Việc triển khai các sản phẩm/dịch vụ trên không chỉ góp phần hoàn thiện cấu trúc sản phẩm, thúc đẩy hoạt động giao dịch trên TTCK Việt Nam, góp phần đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ mà còn tăng thêm sức hấp dẫn của thị trường đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Phụ thuộc vào tin Covid, VN-Index có thể "test" lại ngưỡng 1.000 điểm Theo Chứng khoán BSC, vận động của VN-Index nhiều khả năng sẽ phụ thuộc vào tình trạng lây lan của COVID-19 trong giai đoạn tới... Theo VDSC, các chỉ báo kỹ thuật vẫn chưa cho tín hiệu tốt nên vẫn chưa đủ cơ sở để nhận định thị trường đã thoát khỏi xu thế tiêu cực mà cần thời gian kiểm định trạng...