Khối ngoại bán ròng hơn 86 tỷ đồng trong tuần hai quỹ ETF giao dịch, tập trung ‘xả’ VIC
MBB và VNM là hai cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất. CCQ ETF nội E1VFVN30 cũng được mua ròng lên đến hơn 102 tỷ đồng.
Thị trường tiếp tục có diễn biến rung lắc trong tuần từ 16-20/12. Nhóm cổ phiếu trụ cột chưa thực sự hồi phục trở lại nên áp lực đối với thị trường chung vẫn còn khá lớn. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 1% so với tuần trước và dừng ở mức 956,41 điểm. HNX-Index cũng giảm 0,5% xuống 102,42 điểm.
Do tuần này là thời điểm cả hai quỹ ETF là FTSE và V.N.M cùng giao dịch để hoàn thành việc cơ cấu danh mục đầu tư quý IV nên diễn biến giao dịch trên thị trường có đôi chút xáo trộn, đặt biệt là giao dịch của khối ngoại.
Tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 110,6 triệu cổ phiếu, trị giá 3.914 tỷ đồng, trong khi bán ra 112,7 triệu cổ phiếu, trị giá 4.000 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt hơn 2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 86,5 tỷ đồng.
Khối ngoại sàn HoSE có tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp nhưng giá trị giảm 77% so với tuần trước đó và đạt hơn 94,5 tỷ đồng, nhưng tính về khối lượng thì khối ngoại sàn này mua ròng nhẹ 992.330 cổ phiếu.
Đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HoSE tuần qua là cổ phiếu MBB với giá trị đạt 184 tỷ đồng. Giao dịch trên của khối ngoại được thực trong phiên 16/12 ngay khi MBB hở ‘room’ ngoại do thực hiện phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). VNM được khối ngoại đẩy mạnh mua ròng hơn 181 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30 cũng được mua ròng lên đến hơn 102 tỷ đồng. Đây cũng là tuần thứ 5 liên tiếp CCQ này đứng trong danh sách các loại cổ phiếu/CCQ được khối ngoại mua ròng mạnh nhất.
Chiều ngược lại, VIC bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị hơn 233,5 tỷ đồng. VJC và MSN đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt là 90,7 tỷ đồng và 86,4 tỷ đồng. Với việc bị quỹ FTSE ETF loại khỏi danh mục đầu tư kỳ này nên GEX bị khối ngoại bán ròng hơn 48 tỷ đồng ở tuần qua.
Video đang HOT
Tại sàn HNX, khối ngoại bán ròng nhẹ 15,6 tỷ đồng (giảm 89% so với giá trị bán ròng của tuần trước) tương ứng khối lượng bán ròng đạt 2,5 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại sàn HNX vẫn mua ròng mạnh nhất mã VCS với giá trị hơn 4,4 tỷ đồng. Hai mã IDV và TIG đều được mua ròng trên 1 tỷ đồng. Trong khi đó, SHB bị bán ròng mạnh nhất với 11,8 tỷ đồng. PVS và VNR bị bán ròng lần lượt 4,5 tỷ đồng và 1,9 tỷ đồng.
Ở sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục mua ròng 23,6 tỷ đồng (tăng 32,5% so với tuần trước), dù vậy nếu tính về khối lượng họ bán ròng trở lại 675.676 cổ phiếu.
ACV là cổ phiếu được khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất với 28,3 tỷ đồng. VTP và QNS được mua ròng lần lượt 7,8 tỷ đồng và 4,2 tỷ đồng. Trong khi đó, SDI bị bán ròng mạnh nhất với 7,9 tỷ đồng. BSR cũng bị bán ròng hơn 6 tỷ đồng.
Theo Bình An
NDH
Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh 536 tỷ đồng, tập trung 'xả' MSN và VHM
Khối ngoại bán ròng mạnh trên hai sàn niêm yết trong khi mua ròng nhẹ ở sàn UPCoM. MSN vẫn đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại với giá trị đạt 188,6 tỷ đồng ( giảm 55% so với tuần trước).
Thị trường tiếp tục có một tuần giao dịch đi ngang trong biên độ hẹp với các phiên tăng, giảm điểm xen kẽ. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 966,18 điểm, tăng 0,27% so với tuần trước đó. HNX-Index tăng nhẹ 0,43% lên 102,94 điểm.
Giao dịch của khối ngoại là điểm tiêu cực đối với thị trường thời gian qua. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 79,3 triệu cổ phiếu, trị giá 2.581 tỷ đồng, trong khi bán ra 93,6 triệu cổ phiếu, trị giá 3.118,4 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 14,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng đạt 536,9 tỷ đồng.
Tại sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng 441,7 tỷ đồng (giảm 22% so với giá trị bán ròng của tuần trước), tương ứng khối lượng bán ròng là 8 triệu cổ phiếu.
Đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HoSE tiếp tục là HPG với giá trị đạt 73 tỷ đồng. Trong tuần, khối ngoại tập trung mua ròng mạnh HPG trong 2 phiên đầu tuần sau đó quay trở lại trạng thái bán ròng ở 2 phiên cuối tuần. HPG được khối ngoại mua ròng trong 3 tuần liên tiếp với tổng giá trị đạt 264 tỷ đồng.
CCQ ETF nội E1VFVN30 tiếp tục được khối ngoại mua ròng hơn 65,5 tỷ đồng. CCQ này cũng được khối ngoại mua ròng trong 4 tuần liên tiếp, đạt tổng cộng 221,4 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, MSN vẫn đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại với giá trị đạt 188,6 tỷ đồng ( giảm 55% so với tuần trước). Bộ đôi cổ phiếu họ "Vin" là VHM và VIC cũng bị bán ròng mạnh với lần lượt 171,3 tỷ đồng và 55,4 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng trở lại hơn 143 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 6,4 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại sàn HNX mua ròng mạnh nhất mã VCS với 7,8 tỷ đồng, đây cũng là mã duy nhất ở sàn này có giá trị mua ròng của khối ngoại lớn hơn 1 tỷ đồng. Trong khi đó, NET bất ngờ bị bán ròng mạnh lên đến 118,2 tỷ đồng. Giao dịch của khối ngoại đối với NET đa phần diễn ra trong phiên 10/12 và đều được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận. PLC và SHB bị bán ròng lần lượt 2 tỷ đồng và 5,8 tỷ đồng.
Tại sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục mua ròng 17,8 tỷ đồng (tăng 93% so với giá trị mua ròng của tuần trước), tương ứng khối lượng 102.142 cổ phiếu.
QNS được khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất với 11,2 tỷ đồng. Hai mã VTP và ACV đều được mua ròng trên 5 tỷ đồng. Trong khi đó, VEA bị bán ròng mạnh nhất với 7,3 tỷ đồng. MPC và BSR bị bán ròng lần lượt 3,6 tỷ đồng và 2,5 tỷ đồng.
Ở thị trường chứng quyền có bảo đảm (CW), khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 766 triệu đồng, tương ứng 7,6 triệu cq.
CW CHPG1909 bị bán ròng mạnh nhất với 355 triệu đồng. Đứng thứ 2 trong danh sách bán ròng của khối ngoại trên thị trường CW là CMSN1902 với 163 tỷ đồng. Trong khi đó, chỉ có 6 mã CW được khối ngoại mua ròng ở tuần qua nhưng giá trị đều ở mức thấp.
Theo Bình An
NDH
Khối ngoại sàn HoSE bán ròng tuần thứ 5 liên tiếp, 'xả' mạnh bộ ba cổ phiếu họ 'Vin' Khối ngoại trên HoSE bán ròng 5 tuần phiên tiếp với tổng giá trị là 2.171 tỷ đồng. Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng 20 tuần liên tiếp đạt 945 tỷ đồng. Bộ ba cổ phiếu họ "Vin" là VIC, VRE và VHM bị khối ngoại bán ròng mạnh. Thị trường tiếp tục biến động giằng co tích lũy với nền thanh khoản...