Khởi nghiệp thất bại, chàng trai 9X bỏ phố về quê làm lại cuộc đời, kinh doanh tương ớt thu hơn 100 triệu/tháng với vốn nhỏ chỉ 45 triệu đồng
Chỉ với số vốn ít ỏi, Cương đã theo đuổi một công việc mà chẳng ai ngờ tới, vừa phát triển sản phẩm quê hương, vừa để ổn định cuộc sống.
Mỗi câu chuyện khởi nghiệp dù thất bại hay thành công đều cho chúng ta những bài học để áp dụng nếu bản thân đang có dự định, hoài bão tương tự.
Đôi khi kinh doanh chẳng nhất thiết chạy theo xu hướng xã hội, hay quá mải mê vào ý tưởng “đao to búa lớn”. Điều quan trọng là phải quyết tâm vạch ra kế hoạch, bắt tay vào thực hiện để ước mơ không chỉ nằm trong tưởng tượng.
Trường hợp của Lê Minh Cương là một ví dụ như vậy. Anh sinh năm 1992, mới đây đăng tải clip về khởi nghiệp trên Tik Tok thu hút tới 1,6 triệu lượt xem chỉ sau 2 ngày.
Kinh doanh sản phẩm là tương ớt, dường như nhiều người sẽ nghĩ tâm huyết của Cương chắc chắn bị lọt thỏm giữa hàng loạt thương hiệu nổi tiếng, lâu đời, nhưng chàng trai 29 tuổi này vẫn kiên trì theo đuổi cũng như lạc quan vào tương lai. Thậm chí ở thời điểm hiện tại, anh bật mí mức doanh thu hàng tháng lên tới hơn 100 triệu đồng.
Chân dung chàng trai Lê Minh Cương.
Hãy cùng đi tìm hiểu sâu hơn về câu chuyện của Minh Cương cùng những kinh nghiệm mà anh đúc rút ra từ việc kinh doanh sản phẩm tương ớt nhé!
Từ thành phố lớn trở về quê, bị bạn bè bỏ rơi, từng phải bán nước cam, dưa muối để trang trải cuộc sống
Trước đây Cương làm ở Sài Gòn cho một vài công ty nước ngoài. Sau đó, anh trở về quê Thanh Hoa lập nghiệp – vì nhớ gia đình nhưng lý do lớn hơn là muốn xây dựng mô hình sản xuất bền vững ở quê nhà. Cương kể:
“Mình khởi nghiệp lần đầu với sản phẩm tinh chế từ trái gấc như dầu gấc, thực phẩm chức năng, sau đó tiếp tục với các trái cây địa phương sấy dẻo. Nhưng sau 3 năm phải đóng cửa do hàng không trôi, kĩ thuật công nghệ kém, giá cao, nhân sự đông, thiếu hụt vốn.”
Khoảng thời gian khó khăn trong cuộc đời của Minh Cương.
Đó là thời điểm cuối 2018, đầu 2019, đây là giai đoạn rất khó khăn với Cương. Anh em, bạn bè bỏ đi, có những tuần tù túng quá phải đi bán nước cam dạo để trả lương cho người ở lại. Thậm chí, một người đàn ông như Cương cũng tự tay muối dưa, nấu chè, miễn ra chút thu nhập cầm cự cuộc sống. Chẳng ai nghĩ anh có thể vượt qua để làm lại từ đầu.
Khởi nghiệp sản phẩm tương ớt với vốn 45 triệu cùng những bài học kinh doanh “xương máu”
Ý tưởng đơn giản nhưng xuất phát từ tình yêu với quê hương
“Mình không xuất phát từ dân hoá thực phẩm nên chẳng có thế mạnh trong chế biến. Sau khi đóng cửa cơ sở cũ, mình thử đi nấu chè, bán bánh, bỏ sỉ lại, nhờ đó học được cách chế biến món ăn. Đến mùa đông 2019 về quê thì thấy ớt rất nhiều, chất lượng mà không ai mua. Lúc cháu mình ăn tương công nghiệp, mình mới nghĩ ra ý tưởng thử làm tương ớt.
Mình mày mò trên mạng xem ông bà ngày xưa làm kiểu gì, rồi điều chỉnh phù hợp khẩu vị bây giờ và cố gắng tận dụng tất cả nguyên liệu là nông sản địa phương. Sau 47 lần thí nghiệm, có hôm 12h còn sực nghĩ ra cách nấu lại lăn vô bếp. Thế là sản phẩm ra đời, dậy vị cay của ớt mà không cay quá, bỏ bún phở tròn vị hơn. Cuối cùng quyết định khởi nghiệp lại lần nữa.” – Cương chia sẻ.
Minh Cương dốc hết tiền tiết kiệm lúc đi bán chè bánh được 45 triệu mua máy nghiền công nghiệp về làm tương ớt. Khi ấy anh rất “cao hứng”, ở quê anh có làng “ế” tới tận 1 tấn ớt, mua luôn, nhưng làm không kịp nên hỏng hết.
Tuy hơi tiếc mà vẫn vui vẻ, năm sau nông dân vì quý mến chàng trai nên trồng cho luôn. Nguyên liệu không gây nhiều khó khăn cho Cương. Chỉ có mùa hè đầu tiên, ớt giá khá cao, Cương mới phải hơi vất vả đi tìm ở các huyện vùng cao.
Video đang HOT
Ưu tiên đặt an toàn sản phẩm lên hàng đầu
Trên thực tế, với riêng tương ớt, đã có nhiều vụ lùm xùm xoay quanh sản phẩm tự làm của các hàng bún phở, đồ ăn đường phố… Bản thân Cương cũng hiểu rõ điều này nên anh chia sẻ rằng mình cực chú trọng khâu đảm bảo an toàn vệ sinh:
“Cho đến bây giờ mình vẫn luôn ưu tiên cải tiến để sản phẩm vô khuẩn hoàn toàn. Ớt sẽ lên men trong chum kín hoàn toàn bằng nước lọc đã thanh trùng. Sau đó sẽ được nấu sôi rồi qua công đoạn hấp tiệt trùng. Khách hàng có thể yên tâm sử dụng. Đến tháng 2 vừa rồi có nhiều mẫu thử của mình đạt 1 năm, sản phẩm vẫn rất tốt nên mình mới đăng ký lại là HSD từ 9 tháng lên 1 năm. Để đảm bảo an toàn hơn thì mình dùng chai thuỷ tinh. Điều này hơi lạ lẫm với mọi người nhưng lại khá thông dụng ở phương Tây vốn quen ăn tương ớt lên men.”
Cương không ngần ngại đưa ra giấy tờ lưu hành trên thị trường và hi vọng năm nay có thêm chuẩn quốc tế như ISO để chào sản phẩm tới đối tác nước ngoài.
Không trực tiếp cạnh tranh sản phẩm công nghiệp đã có thương hiệu nổi tiếng
Xác định tương ớt mình làm ra đi thị trường ngách là các cửa hàng thực phẩm sạch nên Cương không chọn đối đầu trực tiếp các hãng công nghiệp. Bên cạnh đó, anh cập nhật nguyên liệu, quy trình sản xuất. Tuy sản phẩm của Cương chưa được bày ở các siêu thị lớn nhưng đã được bán tại cửa hàng siêu thị sạch hay kênh thương mại điện tử.
Làm mọi thứ từ a-z, bị chê “CEO gì mà lam lũ quá!”
Để tiết kiệm chi phí cũng như học kinh nghiệm thì Minh Cương đảm nhiệm tất cả mọi thứ. Chẳng hạn dùng app thiết kế online tạo tem nhãn, ảnh truyền thông rồi đẩy lên Facebook và Shopee, tạo trang bán hàng, chụp ảnh cũng là tự mày mò bằng điện thoại.
Cương từng tham gia cuộc thi khởi nghiệp, BGK còn cười vì doanh nghiệp bé, CEO lam lũ! “Có nhiều người chọn gọi vốn, mình thì không vì muốn hiểu chính xác bản thân đang làm gì. Phải nuôi sống được doanh nghiệp cũng như chính mình thì mới tính tới nhờ người khác làm đòn bẩy. ” – anh cho hay.
Đáng sợ nhất của khởi nghiệp xuất phát từ gia đình
Cương hào hứng nói, bản thân anh không sợ khi bắt đầu sản xuất tương ớt. Bởi anh làm mô hình nhỏ để xem thị trường ra sao. Áp lực nhất lại đến từ những người thân trong gia đình. Vợ anh không nói gì, nhưng trong lòng phân vân. Còn bố mẹ thì hỏi hết định hướng rồi thậm chí kiếm việc cho con trai, so sánh với “con nhà người ta”.
Giữ tâm lý bất chấp, dù cật lực chăm chỉ nhưng không bỏ bê cuộc sống riêng
Nếu không tính lúc ngủ thì từ 6 rưỡi tối đến 10 giờ tối thì Cương sẽ dành thời gian cho vợ con, còn lại là để làm việc. Đặc biệt anh giữ nguyên tắc cuối tuần tắt máy, làm gì thì làm chứ vẫn phải hạnh phúc với cuộc sống riêng.
Gia đình cũng là điều cực kỳ quan trọng đối với Minh Cương.
“Tâm lý khởi nghiệp là phải bất chấp, khó chịu quá thì về đi ngủ, sáng mai dậy làm tiếp. Làm đi làm lại, càng làm sẽ càng tự tin. Ngày xưa thất bại là vì tưởng quản lý trên mô hình là xong nhưng bản chất lại chẳng hiểu gì cả!
Đã là đàn ông thì đừng mãi tiếc nuối chuyện cũ. Kỉ niệm đáng nhớ là ngày xưa có người nhà làm cùng, lúc khó khăn họ bỏ mình đầu tiên và cũng nảy sinh xích mích dai dẳng, nên bạn nào khởi nghiệp, hạn chế làm với người nhà theo kiểu sếp-nhân viên.”
Chính Cương cũng chẳng ngờ câu chuyện của mình lại nhận được lượt xem đông đảo trên MXH đến vậy. Doanh thu hiện giờ của cửa hàng anh đạt hơn 100 triệu/tháng, tăng khoảng 5%/tháng, mùa hè sẽ tăng chậm hơn. Anh lạc quan vào tương lai vì kinh doanh theo hướng địa phương hóa, mỗi vùng 1 loại tương ớt phù hợp khẩu vị. Năm 2020 dù chưa lãi được bao nhiêu vì mua máy và cải tạo, trả nợ nhưng đến Tết vừa rồi thì bắt đầu dư thêm tiền. Với Cương, anh hạnh phúc vì vợ luôn ở bên, hơn nữa chị còn làm 1 công việc khác nên coi như có thêm một nguồn thu cho cả gia đình.
Nguồn ảnh: NVCC
Chàng trai 26 tuổi bán hàng thời trang với số vốn 30 triệu đồng, bật mí những mẹo kinh doanh nếu tiền ít và mặt bằng đắt đỏ
Sau 4 lần kinh doanh thất bại, Tuấn trở nên "gan lỳ" hơn và cũng đúc rút được nhiều bài học quý báu để làm lại từ đầu. Khởi nghiệp với vỏn vẹn 30 triệu đồng giữa lòng Sài Gòn, tưởng khó nhưng cuối cùng Tuấn cũng đã vượt qua.
Muốn kinh doanh thành công, ngoài những yếu tố thị trường, sản phẩm... còn đòi hỏi ở người bán một bản lĩnh không khuất phục trước thất bại.
Vấp ngã vài lần cũng là cách để chúng ta tự nhìn nhận thiếu sót bản thân, từ đó tìm ra công thức bán hàng khôn ngoan hơn. Mặt khác, đôi khi khởi nghiệp chẳng bắt đầu từ số vốn quá lớn, bởi một khi có phương pháp rõ ràng thì dù ít tiền chị em vẫn có thể sinh lãi, "tiền đẻ ra tiền".
Trường hợp của Công Tuấn (sinh năm 1995) chính là sự tổng hòa của hai yếu tố kể trên. Tuy mới chỉ 26 tuổi nhưng số lần thất bại của Tuấn trên thương trường thậm chí còn ngang ngửa với một người độ tuổi trung niên.
Sau hàng loạt những dự định bất thành, Tuấn chỉ còn trong tay 30 triệu đồng nhưng cậu vẫn quyết tâm "liều" một lần nữa.
Chân dung Lê Công Tuấn.
May mắn thay, lần này Tuấn đã tự tìm cho mình lối đi riêng. Hiện tại, cậu bạn sở hữu một cơ ngơi khá ổn định và vững vàng giữa lòng Sài Gòn. Cùng đi tìm hiểu về hành trình kinh doanh mặt hàng thời trang của Công Tuấn với số vốn ít ỏi 30 triệu đồng nhé!
4 lần khởi nghiệp thất bại cùng những người bạn nhưng vẫn hừng hực khí thế kinh doanh
Sau khi ra trường, Công Tuấn bắt đầu tập kinh doanh. Hồi đó Tuấn kết hợp với một người bạn của bạn thân để bán đồ thời trang nữ nhưng sau khoảng 1, 2 tháng, công việc tiến triển xấu nên đã "đường ai nấy đi". Lần hai, Tuấn cùng một người bạn thân khác vẫn là kinh doanh đồ nữ nhưng rồi lại được tầm nửa tháng thì tan rã.
Sang lần ba, Công Tuấn vẫn tiếp tục kinh doanh với người bạn ở lần thứ hai. Tuy duy trì được hơn 2 tháng nhưng cả hai cảm thấy mất hết hướng đi, chẳng còn tìm được cách làm nên hệ quả sau cùng vẫn là "toang".
Lần thứ tư, Tuấn tự đứng lên kinh doanh một mình mặt hàng áo sơ mi nam. Nhưng kinh nghiệm còn hạn chế, cậu bán áo với mức giá quá rẻ khiến xưởng sản xuất không cho nhập hàng. Như vậy, từ năm 2017 đến năm 2019, Công Tuấn đã thất bại tới 4 lần!
Phải đến lần thứ 5 là cuối 2019 thì chàng trai 26 tuổi mới tìm thấy mặt hàng mình có thể phát huy nhiều thế mạnh. Từ đó đến nay, Công Tuấn tập trung kinh doanh đồ nam unisex (dạng đồ trung tính).
Vốn ít 30 triệu trong tay vẫn tự tin mở cửa hàng
Xác định khách online là chủ yếu nên chỉ thuê mặt bằng giá rẻ
Nhiều người không tin vốn của Tuấn 30 triệu mà mở được cửa hàng ở Sài Gòn, nhưng điều này là hoàn toàn có thể. Cậu đã xác định rõ đối tượng khách của cửa hàng là khách online (80-85%). Lượng khách còn lại có nhu cầu tới tận shop xem hàng. Khoảng cuối năm 2019, sau nhiều đêm thao thức suy nghĩ, Tuấn cảm thấy rất cần thiết để thuê mặt bằng kinh doanh.
Trên Facebook có vài group chia sẻ, Tuấn tìm kiếm tỉ mỉ và ghi lại được 3 địa chỉ. Nhưng cậu ưng luôn địa chỉ đầu tiên mà mình tìm kiếm nên đã đặt cọc ngay trong tối hôm ấy để sáng ngày tiếp theo bắt đầu công đoạn chuẩn bị.
Mặt bằng nơi Tuấn chọn là tầng 2 của một nhà trong hẻm. Cậu nói "Khách online là chủ yếu nên không nhất thiết phải thuê mặt bằng ở mặt phố. Đơn giản mình chỉ cần nơi trưng bày đồ, hoặc khách có nhu cầu thì sẽ ghé qua xem. Vậy nên mình hài lòng với việc chi phí rẻ đổi lấy mặt bằng trên tầng 2. Bạn chủ nhà cũng tâm lý, chỉ cần cọc 2 tháng và hình thức cọc sau. Nên thời điểm ban đầu, mình chỉ cần trả tiền mặt bằng 5 triệu rưỡi."
Sắm sửa cho cửa hàng theo nguyên tắc: Không cần chỉn chu ngay tức khắc
"Khách online nhiều nên chưa cần sắm quá tỉ mỉ cho cửa hàng, ví dụ điều hòa, sơn tường phong cách. Vừa hay nền hồng trước đó kèm nền gạch rất hợp với gu thời trang unisex mà mình bán. Mình chỉ mua 4-5 sào treo đồ (150k/cái), ghế dài cho khách ngồi (1 triệu 400k), gương soi (800k), ma nơ canh secondhand (800k)." - Tuấn cho biết.
Về hàng bán, Tuấn trích ra khoảng 12-15 triệu để nhập đồ. Tất nhiên con số này chỉ đủ nhập hàng không quá nhiều mà cũng chẳng quá ít, sao cho khi bày trong cửa hàng thì khách vẫn thoải mái ngắm nghía, lựa chọn. Tựu trung lại, bí quyết của Tuấn là cái gì thật sự cần thiết hẵng bỏ vốn để phát triển, tu sửa. Những yếu tố còn lại hoàn toàn cải thiện được dần dần.
"Nhiều bạn vốn ít chưa biết nguồn hàng ổn định hay không, cách chạy quảng cáo hay phân khúc khách hàng mà đã vội mở cửa hàng cũng như sắm sửa quá đầy đủ thì sẽ bất lợi nếu gặp chuyện không may."
Không nhập hàng 100% mà đan xen yếu tố tự may, thiết kế
Nếu toàn bộ sản phẩm của cửa hàng là nhập về thì sẽ gặp một vài bất lợi như tính độc đáo, phong phú, tính thương hiệu chưa cao, thậm chí nhiều hàng nhập còn là "fake", ảnh hưởng uy tín, chất lượng không quá tốt. Nếu nhập hàng quá chất lượng thì giá lại đắt - không phù hợp khách học sinh, sinh viên.
Do đó, một lượng sản phẩm của shop, Công Tuấn lựa chọn may, cốt là để tự quyết định vải, form, họa tiết... Áo phông là sản phẩm may đầu tiên, sau đó là quần âu, áo blazer, áo sơ mi, quần jeans... Đặc biệt, khi tự may, việc bán hàng cũng khiến Tuấn tự tin hơn hẳn. Bởi cậu bạn kiểm soát được chất lượng, giá cả. So với hàng nhập thì hàng may giá cao hơn một chút.
Tận dụng các nền tảng MXH để bán hàng
Thời gian đầu, cửa hàng chẳng nhiều khách, nhất là khi mặt bằng khó để tiếp cận khách vãng lai. Sản phẩm nhập khó cạnh tranh, một ngày bán được khá ít, tầm chục cái áo, quần. Tổng kết lợi nhuận chỉ vừa đủ trả lương, mặt bằng, chạy quảng cáo. Khi ấy, chạy quảng cáo trên Facebook cũng không thực sự hiệu quả.
Thế rồi Tuấn nghĩ bản thân cần mở kênh Tik Tok. Đây là 1 MXH đang có tốc độ phát triển nhanh, đối tượng dùng cũng chủ yếu là bạn trẻ nên chỉ cần chăm chỉ làm clip là có thể tiếp cận tệp khách hàng tương đối lớn. Hiện tại, kênh Tik Tok mà Tuấn xây dựng sau 1 năm đã đạt gần 88K lượt theo dõi với 1,2 triệu thả tim.
Khi dùng phương pháp quảng cáo, cậu bạn khuyên chị em nên theo dõi, đo lường liên tục để kịp thời thay đổi. Ví dụ như Tuấn đã chuyển từ Instagram sang Facebook, rồi từ Facebook sang Tik Tok khi cảm thấy hình thức cũ không còn hiệu quả để đảm bảo tiết kiệm tiền.
Coi việc kinh doanh là một điều vui vẻ, không quá áp lực, lo lắng
Không giống như nhiều người kinh doanh khác, Công Tuấn chưa từng ghi chép lại quá tỉ mỉ các khoản thu, tiền công nhân viên, chi phí... bởi cậu cho biết những con số quả thực dễ khiến chúng ta đau đầu, áp lực. Tuấn luôn làm mọi thứ một cách vui vẻ, nhẹ nhàng. Có lẽ chính điều này đã giúp cậu vượt qua tới 4 lần thất bại. Sau khi trừ các chi phí kinh doanh, nguồn thu của công việc vẫn đủ để Công Tuấn sinh hoạt thoải mái và tiếp tục theo đuổi đam mê.
Nguồn ảnh: NVCC
Con đường thành công không trải hoa hồng của nữ doanh nhân Trần Thị Bích Ngọc Nữ doanh nhân Trần Thị Bích Ngọc là minh chứng cho những người phụ nữ không ngại khó khăn dám đương đầu thử thách. Nữ doanh nhân Trần Thị Bích Ngọc Cuộc sống khó khăn thuở ấu thơ đã khiến Bích Ngọc trưởng thành hơn so với đám bạn cùng trang lứa. Ẩn sâu trong vẻ ngoài nhỏ nhắn là một nghị lực...