Khởi nghiệp làm nấm chỉ với… 300.000 đồng
Tốt nghiệp đại học nhưng Nguyễn Thị Linh (25 tuổi, ở thôn Tiên Kha, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. TP.Hà Nội) quyết định không vất vả đi xin việc mà tự mày mò, học hỏi để lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, tạo việc làm cho bà con trong xã.
Tự tạo việc
Linh chia sẻ: “Nhà em có 6 anh chị em, ở vùng nông thôn nghèo khó. Bố mẹ chỉ mong học giỏi để thoát cảnh nghèo, không phải ăn bám vào gia đình. Tốt nghiệp, em cũng giắt chút tiền chạy đôn chạy đáo xin việc. Trầy trật mãi rồi em cũng xin được vào một công ty gần nhà”. Nhưng tính Linh thích độc lập, tự chủ nên đi làm công ty một thời gian, cô cảm thấy mệt mỏi. Do đó, Linh quyết định quay về quê lập nghiệp.
“Ngay từ khi còn là sinh viên năm cuối của Trường Đại học Điện lực, em đã có “máu” làm kinh tế rồi. Với tấm bằng đẹp em có thể dễ dàng kiếm được một công việc với một mức thu nhập ổn định, nhưng tính của em thích độc lập. Lúc đầu, em định kinh doanh rau sạch, nhưng rồi thấy thị trường rau sạch đã có nhiều người làm nên em quyết định chọn kỹ thuật trồng nấm” – Linh tâm sự.
Nguyễn Thị Linh đang làm việc tại phân xưởng nấm. Ảnh: P.P
Trang trại trồng nấm của Nguyễn Thị Linh vừa giải quyết được công ăn việc làm cho người dân lúc nông nhàn, vừa tận dụng được nguồn vật liệu thừa trong nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, bông phế phẩm nên rất sạch, có tác dụng bảo vệ môi trường”. Ông Đoàn Quang Hoài-Chủ tịch Hội Nông dân xã Tiên Dương
Lúc bắt đầu xây dựng kế hoạch, Linh cùng người chị đăng ký một khóa học trồng nấm tại Viện Di truyền Nông nghiệp. Từ những kiến thức sơ đẳng tích lũy được, cộng với những chuyến đi thực tế, học qua sách vở, tivi, đặc biệt tham gia các hội nhóm kinh nghiệm trồng nấm trên mạng xã hội, Linh đã bắt tay vào thử nghiệm với số vốn ban đầu chỉ có 300.000 đồng.
Vụ sau đó, Linh thu lãi 3 triệu đồng. Thấy có lãi, em tiếp tục tăng số vốn lên 600.000 đồng và thu về 6 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả từ nghề trồng nấm, Linh quyết định mở rộng trang trại.
Quả ngọt
Video đang HOT
Linh chạy vạy tìm vốn, mượn anh em, bạn bè, gom góp được 300 triệu đồng. Cô đấu thầu thêm khu đất rộng 1.500m2, mua trang thiết bị, giống, thuê nhân công sốt sắng mở trang trại. Song chẳng có khởi đầu nào suôn sẻ. Dù đã dày công nghiên cứu tài liệu, thực hành nhiều năm, nhưng với quy mô trang trại lớn, Linh vẫn chưa bao quát hết được. Không ít lần vấp phải thất bại vì sai sót kỹ thuật, điều kiện thời tiết nhưng cô gái trẻ không nản lòng, vẫn bền chí vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Nguyễn Thị Linh đang làm việc tại phân xưởng nấm. Ảnh: P.P
Bù lại những vất vả, nỗ lực, cho đến nay một cơ ngơi trồng nấm khang trang, bề thế mọc lên ngay giữa đồng quê. Ba loại nấm Linh trồng nhiều là nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò cứ đều đặn “ra lò” mỗi vụ. Giá nấm sò từ 30.000-50.000 đồng/kg, nấm rơm, nấm mỡ từ 50.000 – 70.000 đồng/kg, những dịp lễ, tết giá nấm tăng cao. Năm ngoái, Linh thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Dự tính, năm nay, trừ các chi phí, thu nhập từ nấm vào khoảng từ 500-600 triệu đồng.
Ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu, trang trại nấm của Nguyễn Thị Linh còn tạo thêm được công ăn việc làm trong lúc nhàn rỗi cho 10 công nhân với mức thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/tháng. Nguyễn Thị Thùy Linh đã được Huyện ủy Đông Anh tặng bằng khen Thanh niên tiêu biểu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Theo Danviet
Nuôi dê ở vùng cát, thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Từ việc áp dụng nhiều kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, đảm bảo quy trình vệ sinh chăm sóc, ông Nguyễn Văn Liêm (tổ 3, khối An Bàng, phường Cẩm An, TP Hội An, Quảng Nam) đã thành công với mô hình chăn nuôi dê của mình với thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.
Vốn xuất thân từ một thầy thuốc bắc, nhưng ông Nguyễn Văn Liêm đã quyết định từ bỏ nghề để chuyển sang mô hình nuôi dê nơi miền cát trắng ven biển.
Nhận thấy nhiều nhà hàng phải tìm đến tận các vùng núi cao của tỉnh để tìm mua dê về bỏ tủ lạnh bán dần, ông mới nảy ra ý định tại sao mình không nuôi dê ngay tại đây để bán cho các nhà hàng vừa đảm bảo thịt tươi ngon, sạch sẽ lại có nguồn cung tại chỗ dồi dào cho khách.
Ông Nguyễn Văn Liêm đang chăm sóc đàn dê
Với những vốn hiểu biết về các bài thuốc bắc, ông còn tìm hiểu thêm các thông tin kỹ thuật, đồng thời đăng ký tham gia học lớp chăn nuôi thú y ở Đà Nẵng để nắm kiến thức trong việc chăm sóc, phòng bệnh cho dê khi thay đổi môi trường sống.
Việc đầu tư chuồng trại cũng rất được chú trọng, với diện tích hơn 150m chuồng trại ông cho xây dựng tường gạch chắc chắn nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí, cung cấp đầy đủ oxy cho dê. Bên cạnh đó, chuồng được làm cao ráo, cách xa mặt đất thuận lợi cho việc vệ sinh và đảm bảo sức khỏe cho dê.
Chuồng trại cần làm thoáng mát, đảm bảo đủ oxy cho dê sinh trưởng, phát triển.
Ông Liêm cho biết: "Để nuôi dê đạt hiệu quả mình phải xây dựng chuồng trại, có kỹ thuật chăm sóc sao cho dê có môi trường sống tốt, sức đề kháng cao, mau ăn chóng lớn. Rút ra kinh nghiệm từ những hộ đi trước chăn nuôi thất bại, tôi còn học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, hiện đại đảm bảo vật nuôi phát triển tốt".
Sau khi chuẩn bị xong các điều kiện cơ bản, đầu năm 2013, ông Liêm cho mua 17 con dê gống về nuôi thử nghiệm và kết quả mang lại khá khả quan. Từ 17 con dê ban đầu trong vòng một năm sau đã tăng lên 55 con. Đến nay mô hình nuôi dê của ông đã có tổng đàn lên đến hơn 100 con.
Dê mẹ và dê con được nuôi nhốt riêng để đảm bảo cho con bú hiệu quả
Ông Liêm chia sẻ: "Dê là động vật ăn tạp, vì thế có thể tận dụng nhiều nguồn thức ăn xung quanh. Đặc biệt loài này có khả năng sinh trưởng khá nhanh nên chỉ trong một thời gian ngắn có thể xuất chuồng bán lấy thịt hoặc làm giống. Hiện tại, với đàn dê của mình tôi đã có thể thu trung bình gần 200 triệu đồng/năm".
Đàn dê hơn trăm con của ông Liêm cho thu nhập mỗi năm 200 triệu đồng
Bình quân mỗi năm dê cái đẻ hai lứa, mỗi lứa từ 1-3 con, dê mẹ và dê con sẽ nhốt riêng trong chuồng để thuận lợi cho con bú sau sinh. Để nuôi dê nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao thì người nuôi cũng cần lưu ý. Thứ nhất dê là loại động vật không ưa độ ẩm cao nên chuồng trại phải đảm bảo thông thoáng, tránh ánh nắng cao hoặc ẩm ướt. Thứ hai, nhất thiết phải làm hầm biogas để xử lý nước tiểu, phân, thức ăn thừa nhằm đảm bảo sức khỏe đàn dê.
Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại là bí quyết dể phát triển đàn dê thương phẩm hiệu quả
Thường xuyên dọn vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, mỗi tuần dội nước một lần vì dê không ưa độ ẩm cao. Với thời tiết nắng nóng hiện nay, dê cần bổ sung các chất vitamin như B1, B6, B12, khoáng, vi lượng, kẽm, sắt, muối... để tăng sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả cho đàn dê. Ngoài ra, trong việc vệ sinh chuồng cũng phải sử dụng chất khử trùng theo quy định của Bộ Y tế để tạo môi trường sống sạch sẽ, an toàn, tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho dê.
Nhận thấy mô hình nuôi dê trên vùng cát ven biển của ông Liêm rất có hiệu quả nên thời gian gần đây, nhiều người ở các nơi khác tìm đến học hỏi kinh nghiệm và được ông tận tình hướng dẫn phương thức nuôi, cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh. Đồng thời ông cũng sẵn sàng bán dê giống cho những người có nhu cầu đầu tư xây dựng mô hình trang trại. Với những thành tích đã đạt được trong quá trình phát triển kinh tế hộ, ông Nguyễn Văn Liêm đã được Hội Nông dân TP Hội An công nhận danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Ông Liêm chia sẻ: "Nhiều người đến đây tìm hiểu kỹ thuật, tham quan mô hình chăn nuôi tôi đều nhiệt tình hướng dẫn. Vì nhiều người tâm sự là do áp dụng sai quy trình chăn nuôi nên dê chết, ảnh hưởng kinh tế. Thấy vậy nên ai mong muốn học hỏi kỹ thuật, phương pháp chăn nuôi tôi đều truyền đạt không giấu. Ở đây tôi còn bán con giống để người ta cần thì tới mua".
Theo lời ông Liêm, sắp tới ông sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại và tăng số lượng thả nuôi. Ngoài bán dê giống, trại nuôi dê của ông cũng bán cả dê thịt.
Theo N.Linh - C.Bính (Dân Trí)
Bí quyết nuôi trăn nhanh lớn không phải ai cũng biết Trăn thuộc động vật lớp bò sát và là đối tượng mang lại giá trị kinh tế cao, để nuôi thành công trăn đòi hỏi người nuôi phải am hiểu sâu về kỹ thuật chăm sóc. Một số địa phương hiện đang nuôi trăn nhưng do không biết kỹ thuật chăm sóc dẫn đến trăn ốm yếu suy kiệt. Khi trăn đã vào...