Khởi nghĩa Nam Kỳ – Ý chí quật cường và khát vọng giành độc lập của dân tộc Việt Nam
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa 23/11/1940-23/11/2020, ngày 22-11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Khởi nghĩa Nam Kỳ – Ý chí quật cường và khát vọng giành độc lập của dân tộc Việt Nam”.
Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo. Ảnh: ANH TUẤN – TTXVN
Hội thảo nhằm khẳng định những giá trị và truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc; ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập; tri ân sự hy sinh và những đóng góp to lớn của các thế hệ cha anh vì nền hòa bình và thống nhất đất nước; đông thơi, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuôc xây dưng va bao vê Tô quôc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều này nhằm góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Video đang HOT
Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nhấn mạnh: Cách đây 80 năm, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Kỳ, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra đã làm rung chuyển chính quyền cai trị của thực dân Pháp và tay sai ở Nam Kỳ, trở thành tiếng súng báo hiệu cho sự thắng lợi tất yếu của cuộc tổng khởi nghĩa trên toàn quốc, đi vào lịch sử như một bản hùng ca về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, sự hy sinh oanh liệt và khát vọng cháy bỏng giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ mang tính chất của một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, tính chất nhân dân rộng rãi, sâu sắc. Cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ đã đi vào lịch sử như một trong những bản hùng ca bi tráng nhất trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Nam Bộ; thể hiện tinh thần yêu nước cháy bỏng; khẳng định bản lĩnh kiên cường, bất khuất, ý chí quyết chiến, quyết thắng, một lòng, một dạ đi theo Đảng, theo cách mạng của quân dân Nam Bộ vì khát vọng độc lập của dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân, “là gương anh hùng, dũng cảm cho nhân dân cả nước noi theo”.
Do những lý do chủ quan và khách quan, cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ chưa đi tới thắng lợi cuối cùng. Bị thực dân Pháp đàn áp hết sức dã man, dìm trong bể máu, nhiều chiến sĩ, đồng bào ta đã ngã xuống, hy sinh oanh liệt. Dù chịu nhiều tổn thất song phong trào cách mạng ở Nam Bộ không bị thoái lui mà ngược lại, những kết quả bước đầu của cuộc khởi nghĩa tiếp tục được củng cố; lực lượng cách mạng còn lại tiếp tục được phát triển; những kinh nghiệm xương máu được nghiêm túc đúc kết và vận dụng sáng tạo; hào khí và tinh thần quật khởi của Khởi nghĩa Nam Kỳ không ngừng phát huy cao độ. Cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ là minh chứng sinh động, hùng hồn, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng ta về việc đặt nhiệm vụ phản đế lên hàng đầu; là cơ sở thực tiễn để Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5-1941 tổng kết, hoàn chỉnh việc chuyển hướng chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết, quyết định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền toàn quốc; là bước tập dượt quan trọng để chúng ta giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Nhấn mạnh cuộc khởi nghĩa đã để lại dấu ấn không thể phai mờ của miền Nam thành đồng Tổ quốc, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên nêu rõ: Cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23-11-1940 là một trong những cơ sở thực tiễn để Đảng ta đưa ra những quyết sách đúng đắn dẫn dắt nhân dân đi đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành độc lập tự do và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; góp phần cho Đại thắng mùa Xuân 30-4-1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
“Thời gian ngày càng lùi xa đất nước ta ngày càng phát triển, cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín ngày càng tăng lên thì giá trị của sự hy sinh cao cả của cả dân tộc ta càng được khẳng định sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Tròn 80 năm qua cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ đã có nhiều cuộc hội thảo, sách sử đã ghi rất đậm nét nhưng chắc chắn còn nhiều vấn đề để chúng ta có thể bổ sung, tôn vinh tương xứng với tầm vóc của lịch sử. Bổn phận của cuộc hội thảo hôm nay là chúng ta tiếp tục thực hiện theo tinh thần ấy”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.
PGS.TS Lưu Văn An được bổ nhiệm quyền Giám đốc HV Báo chí & Tuyên truyền
Ngày 9-10, Học viện Báo chí & Tuyên truyền đã tổ chức lễ bổ nhiệm quyền Giám đốc học viện cho PGS.TS Lưu Văn An, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc phụ trách học viện.
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (bìa phải) trao quyết định bổ nhiệm quyền Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền cho PGS.TS Lưu Văn An (bìa trái).
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã trao quyết định bổ nhiệm quyền Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho PGS.TS Lưu Văn An. Trên cương vi mơi, PGS, TS Lưu Văn An cần tiếp tục phát huy năng lực, sự năng động, sáng tạo trong công tác lãnh đạo và điều hành; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tiếp tục kế thừa và phát huy thế mạnh của Học viện Báo chí & Truyên truyền trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
Tại buổi lễ, PGS.TS Lưu Văn An hứa sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo và giao nhiệm vụ của lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; tiếp tục nỗ lực hơn nữa, không ngừng rèn luyện, phấn đấu đóng góp sức lực và trí tuệ để hiện thực hóa sứ mệnh của Học viện, cùng với các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, các đơn vị trực thuộc tiếp nối, làm vẻ vang thêm nữa truyền thống của Học viện Báo chí & Tuyên truyền.
PGS.TS Lưu Văn An, SN 1962, tốt nghiệp đại học ở ĐH Tổng hợp Leningrat, Nga, chuyên ngành dân tộc học năm 1988. Ông có thời gian làm tiến sĩ tại ĐH Saint Petersburg, Nga, chuyên ngành dân tộc học năm 1992 và thực tập sinh khoa học tại ĐH Saint Petersburg chuyên ngành dân tộc học năm 1997.
Ông từng công tác tại Viện Dân tộc học, sau đó về Học viện Báo chí & Tuyên truyền công tác từ năm 1999 đến nay. Trong thời gian công tác ông đã từng là giảng viên khoa chính trị học, sau đó giữ chức Phó trưởng khoa Chính trị học. Từ năm 2012 đến nay, ông giữ chức vụ Phó giám đốc học viện.
Đồng chí Tố Hữu với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế Chiều ngày 2.10, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học "Đồng chí Tố Hữu với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế". Hội thảo nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí Tố Hữu (4.10.1920 -...