Khởi kiện 149 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Theo Bảo hiểm xã hội TP.HCM, 5 tháng đầu năm 2017, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 2.604 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,3%
Ông Cao Văn Sang, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội TP.HCM cho biết, trong số đó có 4.543 doanh nghiệp có số nợ từ 3 tháng trở lên với gần 1.400 tỷ đồng. Cơ quan Bảo hiểm xã hội TP.HCM đã lập danh sách và liên tục gửi thư nhắc nợ đến các đơn vị này, đồng thời chuyển danh sách nợ sang UBND các quận, huyện để ban hành công văn nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Sau khi nhắc nhở, nếu các đơn vị tiếp tục không khắc phục, BHXH TP.HCM sẽ chuyển danh sách đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành lập đoàn thanh tra, thanh tra việc chấp hành luật Lao động của các doanh nghiệp này. “Trước tiên chúng tôi tập trung vào các doanh nghiệp có số lao động đông. Trong tháng 5, chúng tôi đã gửi thư nhắc nợ tới 134 doanh nghiệp có tổng số tiền nợ hơn 24 tỷ đồng, sau đó đã có 60 đơn vị khắc phục, trả nợ được hơn 7 tỷ đồng”, ông Cao Văn Sang cho hay.
Mặt khác, BHXH thành phố cũng đã phối hợp với Liên đoàn Lao động khởi kiện các doanh nghiệp nợ quỹ BHXH, chuyển danh sách các đơn vị nợ bảo hiểm từ 3 tháng trở lên cho tổ chức công đoàn để khởi kiện ra tòa án theo quy định. Hiện Liên đoàn Lao động Thành phố đang chuẩn bị hồ sơ khởi kiện 149 doanh nghiệp có số nợ cao và nợ lâu ra Tòa án.
Ngoài ra, BHXH Thành phố cũng đã phối hợp với các đối tác tiềm năng như Lãnh sự quán các nước đốc thu, giảm nợ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện cơ quan này đã phối hợp được với Lãnh sự quán Hàn Quốc để đốc thúc nợ đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc đóng trên địa bàn.
Tuy nhiên, theo ông Cao Văn Sang hiện nay việc khởi tố doanh nghiệp vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội đang gặp khó bởi điều 214, 215, 216 của Bộ Luật hình sự 2015 đang bị hoãn thi hành đã phần nào giảm đi tính răn đe đối với doanh nghiệp nợ bảo hiểm. Bên cạnh đó, việc khởi kiện của tổ chức công đoàn về lĩnh vực BHXH, BHYT cũng đang bị vướng bởi nhiều “khoảng trống”, sự chồng chéo của luật.
Video đang HOT
(Theo Infonet)
Đòi nợ bảo hiểm xã hội mà như... đi "nịnh"
LTS: Kể từ 1.1.2016, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được trao quyền khởi kiện nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của các doanh nghiệp, thay cho BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, việc đòi nợ lại càng gian truân vì "nhân viên" khó đòi nợ "ông chủ".
Thống kê cho thấy tình trạng nợ đọng BHXH vẫn gia tăng theo thời gian, nợ mới chồng lên nợ cũ. Trước tình hình đó, BHXH đã tìm đủ mọi cách nhưng việc đòi nợ vẫn rất nan giải.
Phải "nịnh"
Rà soát của BHXH quận Hồng Bàng (Hải Phòng), địa bàn có khoảng gần 2.000 doanh nghiệp thì có tới hơn 500 doanh nghiệp nợ tiền BHXH đã "mất tích". Theo thống kê của BHXH Hồng Bàng, hiện có 86 đơn vị nợ tiền BHXH từ 3 tháng trở lên với số tiền hơn 5,4 tỷ đồng. Trong đó, Công ty CP Điện chiếu sáng Hải Phòng với 182 lao động nợ tiền đóng BHXH 3 tháng tương ứng hơn 602 triệu đồng.
Công ty CP Công nghệ phẩm Hải Phòng, nơi từng xảy ra lao động bị chiếm dụng sổ BHXH trái phép. Ảnh: T.P
Riêng tại Hải Phòng, trong năm 2015, BHXH quận Ngô Quyền đã lập hồ sơ ra tòa khởi kiện 11 đơn vị tương ứng khoảng 1,8 tỷ đồng (các đơn vị này là những đơn vị cố tình chậm đóng hoặc trốn đóng BHXH mặc dù đã qua thanh, kiểm tra, nhắc nhở nhiều lần). Sau khởi kiện, tổng số tiền thu được qua khởi kiện là 1,1 tỷ đồng, số nợ còn lại các đơn vị hoàn trả theo cam kết. Năm 2016, BHXH quận Ngô Quyền khởi kiện 3 đơn vị tương ứng số tiền gần 1,2 tỷ đồng nhưng chưa đòi được.
Ông Nguyễn Hữu Đô - Phó Giám đốc BHXH quận Hồng Bàng cho biết: Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan như thuế, ngân hàng và BHXH còn gặp nhiều bất cập. Khi BHXH muốn phối hợp các đơn vị lấy thông tin rà soát hoạt động của doanh nghiệp thì gặp khó khăn với lý do bảo vệ khách hàng.
"Là người thường xuyên tham gia cùng đoàn kiểm tra, tôi biết việc đòi nợ rất khó. Có những đơn vị họ tỏ thái độ: "Ra tòa cóc sợ", có đơn vị gây khó khăn trong vấn đề ra tòa nên đơn vị phải nhẹ nhàng thuyết phục. Nếu mình căng quá, doanh nghiệp không hợp tác, hồ sơ khởi kiện cũng bị trả về, rất mệt mỏi" - ông Đô nói.
Ông Đô nhớ lại, có những doanh nghiệp khi đoàn xuống kiểm tra thấy 4- 5 anh thanh niên mặt mũi bặm trợn nên cán bộ ngại không dám vào. Khi đặt vấn đề kiểm tra hoạt động doanh nghiệp, những thanh niên này đáp rằng đơn vị họ mới thành lập được miễn thuế 3 năm, bây giờ muốn gì? Thấy thái độ của các đối tượng, đoàn công tác cũng đành ngậm ngùi quay về.
Theo ông Đô, khi doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc làm ăn thua lỗ... họ cố tình chây ỳ, không đóng BHXH cho người lao động thì thiệt thòi lớn vẫn là người lao động và BHXH quận cũng bó tay không thu được nợ. Việc cố tình không đóng, doanh nghiệp sẽ phải chịu hình thức tính lãi khi chậm đóng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xin đóng tiền BHXH, còn tiền lãi họ xin "khất".
Cam kết... cho vui
Đòi không được, nhiều doanh nghiệp hứa, cam kết trả nợ, nhưng "lời hứa gió bay", được một thời gian thì quên luôn. Bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Trưởng phòng Kiểm tra BHXH thành phố chia sẻ: Công tác kiểm tra một số doanh nghiệp nợ đọng BHXH của đơn vị cũng gặp không ít khó khăn. Khi đoàn kiểm tra xuống làm việc hầu hết giám đốc đơn vị đi vắng, ủy quyền cho cấp dưới nên không chốt được lộ trình trả nợ".
Cán bộ BHXH thành phố xuống cơ sở làm việc nhưng bị khóa trái cổng. Ảnh: T.P
"Thực trạng nợ đọng tiền BHXH của doanh nghiệp khiến người lao động không được cấp thẻ bảo hiểm y tế, thậm chí một số lao động mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, chạy thận... phải chấp nhận mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện để chữa bệnh. Hay lao động nữ khi sinh con không được thanh toán trợ cấp thai sản kịp thời, sinh con đến 3- 4 năm chưa được thanh toán" - bà Thanh nói.
Điển hình là tại Công ty CP Công nghệ phẩm Hải Phòng, Công ty CP Cung ứng Vận tải biển. Tại Công ty CP Công nghệ phẩm Hải Phòng, 58 người lao động ở Hải Phòng bị cổ đông không chính thức của Công ty CP Công nghệ phẩm Hải Phòng chiếm dụng trái phép sổ BHXH suốt 5 năm ròng rã. Nhiều người lao động nghỉ hưu từ năm 2012 nhưng do không có sổ BHXH nên không có lương hưu, tất cả chi phí đều nhờ con, cháu lo.
Thậm chí tại một số quận như quận Ngô Quyền, nhiều doanh nghiệp còn lẫn trốn, không treo biển để đối phó với đoàn kiểm tra. Quận này có khoảng 2.100 doanh nghiệp, nhưng chỉ có 587 đơn vị có địa chỉ giao dịch với thuế và có treo biển công ty. Số còn lại là công ty 1 nơi, biển một chỗ, thậm chí còn không tìm thấy doanh nghiệp. Ông Nguyễn Huy Luận - Phó Giám đốc BHXH quận Ngô Quyền cho biết có khoảng 120 đơn vị phá sản, không hoạt động, riêng số nợ BHXH đã lên tới 13 tỷ đồng. Hiện nay, nợ ùn lên nhưng các doanh nghiệp nợ chỉ trả ít một, sau đó lại nợ lại.
Còn theo ông Đào Xuân Hải - Phó Giám đốc BHXH Hải Phòng, tính đến cuối tháng 8, tổng số nợ BHXH của các doanh nghiệp là hơn 310 tỷ đồng.
Theo Danviet
Giật mình về... "nghề khám bệnh" Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa công bố phát hiện gần 3.000 trường hợp bệnh nhân khám bệnh hơn 50 lần trở lên/người trong 4 tháng đầu năm, trong đó có trường hợp đi khám tới... 123 lần. "Dùng" 5.000 viên thuốc trung 4,5 tháng Ông Dương Tuấn Đức - Giám đốc Trung tâm Giám định Bảo hiểm y tế (BHYT)...