Khởi động vòng ba Kết nối thông qua Văn hoá tại Đông Nam Á
Vòng ba của chương trình tài trợ nghệ thuật Kết nối thông qua Văn hoá do Hội đồng Anh tổ chức nhằm quảng bá nghệ thuật và trao đổi văn hoá giữa Vương quốc Anh và các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á nhận đăng ký từ 10/1 – 31/1/2020.
Vòng ba chương trình tài trợ nghệ thuật Kết nối thông qua Văn hoá tại Đông Nam Á đã chính thức khởi động (Ảnh: Hội đồng Anh cung cấp)
Đây được coi là bước đêm giup các cá nhân hoặc tổ chức khởi đông dự án thông qua viêc khơi gơi những y tương va cac phương thức đổi mới sáng tạo cua các nghệ sĩ tham dự đến từ sáu quốc gia Đông Nam Á và Vương quốc Anh, đê cùng nhau hợp tác thông qua nghệ thuật. Hai vòng đầu tiên của chương trình đang hỗ trợ hơn 20 dự án dự kiến sẽ được triển khai trong khoảng tháng 1 đến tháng 3/2020 và tháng Tư đến tháng 6/2020.
Được khởi động từ tháng 8/2019, Kết nối thông qua Văn hóa là chương trình tài trợ song phương được thiết kế nhằm ươm mầm cho những hoạt động trao đổi văn hóa giữa các nghệ sĩ và các tổ chức nghệ thuật, cũng như nhằm phát triển sự hợp tác và các mối quan hệ bền chặt giữa Vương quốc Anh và 6 quốc gia Đông Nam Á bao gồm: Malaysia, Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Indonesia và Philippines.
Các ứng viên có cơ hội nhận khoản tài trợ trị giá từ 2.500 đến 5.000 bảng Anh. (Ảnh: Hội đồng Anh cung cấp)
Video đang HOT
Tiếp nối thành công của sáng kiến này tại Trung Quốc và Đài Loan, các nghệ sĩ, nhưng người làm nghệ thuật và đại diện các nhóm nghệ thuật đến từ 6 quốc gia Đông Nam Á và Vương quốc Anh sẽ có cơ hôi ứng tuyển đê nhận khoản tài trợ trị giá từ 2.500 đến 5.000 bảng Anh.
Các nghệ sĩ đươc nhân tai trơ có thể sử dụng khoản tiên này đê tự sắp xếp nhưng chuyên đi va lam viêc, cung như gặp gỡ với các chuyên gia, đồng nghiệp trong ngành cung các đối tác tiềm năng tại Vương quốc Anh và trong khu vực Đông Nam Á.
Thông qua chương trình này, Hội đồng Anh mong muốn hỗ trợ những ứng viên tham gia tạo nên sự đột phá, hỗ trợ sự sáng tạo, đổi mới và kết nối những đối tác thú vị và mới nổi trong khu vực Đông Á với những sáng tạo tốt nhất của Vương quốc Anh.
Danh sách ứng viên ứng tuyển thành công của đợt ba sẽ được công bố vào ngày 2/3/2020 và thời gian thực hiện các hoạt động được tài trợ của đợt ba sẽ diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7/2020.
Bảo Minh
Theo giaoducthoidai
Buồn 1 phút trên đường: Sao ô tô, xe máy không nhường người đi bộ như ở Pháp?
Ngày đầu đến Pháp đã rạo rực vui mỗi khi đi bộ qua đường, lại mơ ước đem cái văn hóa đẹp đó về Việt Nam.
VietNamNet xin chia sẻ bài viết của nữ giảng viên trường ĐH Y Hà Nội để thấy sự so sánh về ý thức tham gia giao thông ở Việt Nam cần suy ngẫm. Ở ta, nhiều khi thấy cái việc dừng xe nhường đường của mình quả không xuể. Chưa kể nhiều lần khi nhường đường cho người đi bộ, mình bị xế sau bấm còi khó chịu.
Một trong những ấn tượng đầu tiên của mình ngày mới đến Pháp đấy là niềm vui rạo rực trong lòng mỗi khi đi bộ qua đường, có 1 chiếc hoặc 1 hàng xe ô tô dừng lại nhường đường cho mình, và bác tài xế thường gật đầu hoặc mỉm cười lịch thiệp khi mình mấp máy câu "Cảm ơn".
Mơ ước được đem cái văn hoá đẹp đẽ ấy về Việt Nam, từ ngày lái ô tô mình luôn cố gắng lặp lại hành động dừng xe, nhường đường cho người đi bộ qua đường. 9,5/10 người được mình nhường đường đều tỏ thái độ bất ngờ, ngạc nhiên. Còn mình thì rất vui. Tuy nhiên, gần đây mình bắt đầu thấy có 1 vài điểm băn khoăn...
Thông thường ở nước ngoài, khi qua đường, mình đều phải qua bằng đường ưu tiên cho người đi bộ.
Người Việt rất hay tiện thể
Ở Việt Nam, mình cũng luôn dạy các con phải chấp hành điều đó, dù nhiều khi phải đi ngược lại 1 đoạn vài chục m. Thế nhưng kể từ khi có ý thức đi chậm lại, dừng xe để nhường đường cho người đi bộ thì mình mới để ý: người Việt Nam mình rất hay tiện thể, rất ít người đi bộ qua đường trên làn kẻ ưu tiên, nhiều khi chỉ cách 5-10m hoặc vài chục met, dù thuận chiều đường, nhưng dân ta vẫn bạ đâu qua đường chỗ đó!
Nhiều khi thấy cái việc dừng xe nhường đường của mình quả không xuể. Chưa kể nhiều lần khi nhường đường cho người đi bộ, mình bị xế sau bấm còi khó chịu. Tối hôm trước, trên đường đưa con đi chơi bóng rổ, mình cũng đi chậm, dừng xe nhường đường cho 1 chị đi bộ qua đường. Chị ấy sau mấy giây bất ngờ ngỡ ngàng liền giật mình chạy vội qua. Vừa vặn có 1 xe con lao trên làn BRT phi tới, suýt thì lao vào chị. Sự việc này làm mình băn khoăn quá!
Rõ ràng có những mâu thuẫn giữa mới và cũ ở đây! Tối qua, bên ly rượu vang đón chú em thân thiết từ Nhật về qua chơi, anh chị em kể cho nhau nghe về rất nhiều bất cập trong giao thông ở Việt Nam, trong công việc và cả trong đời sống. Rất nhiều những vấn đề tương tự như câu chuyện dừng xe nhường đường của mình được liệt kê bởi những cái mới, cho dù là tiến bộ, khi được đem vào môi trường cũ với nhiều thứ văn hoá và nhận thức chưa tương đồng sẽ không tránh khỏi mâu thuẫn.
Nhưng cả mấy anh em đều thống nhất, sẽ không buông tay hay dừng việc cố gắng thay đổi lại, bởi nếu không bắt đầu thì mọi thứ vẫn mãi như thế. Cố gắng, và tin tưởng những tiến bộ ở thế hệ con cháu mình.
Bùi Thị Hương Thảo (giảng viên trường ĐH Y Hà Nội)
Theo vietnamnet.vn
GS.TS Trần Lâm Biền: Ăn thịt chó thuộc về văn hoá Việt Nam Theo giáo sư, văn hóa phương Tây coi chó là bạn nên không ăn thịt, còn Việt Nam không có văn hóa này nên ăn thịt không có gì sai. Mới đây, vụ việc về công ty sản xuất thịt chó đóng hộp đã gây là nhiều tranh cãi và các ý kiến trái chiều trong dư luận. Đứng trước vấn đề này,...