Khởi động thí điểm giám sát tác động đập thủy điện Lào
Đại diện các nước hạ lưu Mekong khởi động chương trình giám sát tác động môi trường xuyên biên giới của đập Xayaburi và Don Sahong.
Mục tiêu của Chương trình Giám sát Môi trường chung tại Các dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong (JEM) là thu thập và chia sẻ dữ liệu khoa học liên quan đến vấn đề phù sa, nghề cá, chất lượng nước, sinh thái, thuỷ học, thuỷ lực học và những tác động xuyên biên giới của chúng, tiến sĩ So Nam, quan chức quản lý môi trường thuộc Ban thư ký Uỷ hội sông Mekong (MRC) cho biết trong lễ khởi động thí điểm JEM tuần trước.
Đập thuỷ điện Xayaburi ở Lào. Ảnh: ThaiPBS.
JEM sẽ đánh giá những ảnh hưởng môi trường của đập thủy điện Xayaburi và Don Sahong của Lào, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm đối phó với tác động xấu của các dự án thủy điện trên dòng chính của sông Mekong hiện nay và tương lai.
Chương trình sẽ thí điểm trong giai đoạn 2020-2021, giúp nhóm nghiên cứu hoàn thiện phương pháp giám sát để áp dụng trên quy mô châu thổ sông Mekong và tích hợp vào hoạt động của MRC. Đại diện Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam trước đó họp ở Norng Khai, Thái Lan để thảo luận về cách tiếp cận và phương pháp thực hiện JEM.
Sông Mekong có tổng chiều dài 4.880 km, chảy qua 6 nước gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Đập thuỷ điện Xayaburi ở phía bắc Lào được xây dựng từ năm 2012, đi vào hoạt động tháng 10/2019, có công suất 1.260 MW. Đây là công trình thuỷ điện đầu tiên trên dòng chính sông Mekong ở hạ nguồn. Trên thượng nguồn, Trung Quốc đang vận hành 8 đập thuỷ điện.
Video đang HOT
Đập thủy điện Don Sahong đang trong quá trình thi công và dự kiến đạt công suất 260 MW khi hoàn thiện.
Vũ Anh
Theo vnexpress.net
Các nước Mekong kêu gọi đập Xayaburi chia sẻ thông tin
Đại diện các nước hạ lưu Mekong kêu gọi công ty vận hành đập thuỷ điện Xayaburi ở Lào chia sẻ dữ liệu hoạt động để có quy hoạch chung tốt hơn.
Đề nghị của các nước thành viên Uỷ hội sông Mekong (MRC) với Công ty thuỷ điện Xayaburi, đơn vị hợp tác giữa chính phủ Lào và một công ty Thái Lan để vận hành thuỷ điện Xayaburi, được đưa ra sau chuyến thăm đập vào đầu tháng 2/2020, thông cáo của MRC hôm qua cho biết.
Ông Chea Narin, Bộ mỏ và năng lượng Campuchia, cho rằng các nguyên tắc hoạt động của đập Xayaburi nên được chia sẻ với Ban thư ký MRC và các nước thành viên, để các bên thiết lập cơ chế phối hợp hoạt động của các đập trên dòng chính sông Mekong. Việc chia sẻ dữ liệu của đập thuỷ điện sẽ giúp giải quyết những thách thức về dòng chảy, hệ sinh thái, vận chuyển phù sa và sinh kế của người dân ở các nước hạ lưu.
"Chúng tôi muốn thấy công ty vận hành và chủ sở hữu đập thuỷ điện Xayaburi tiếp tục giải đáp các quan ngại mà Campuchia đã nên trước đây và chia sẻ thêm thông tin với Ban thư ký MRC", ông Narin nói.
Hồi 2011, cùng với Việt Nam, Campuchia cho rằng cần có nghiên cứu về kỹ thuật, những tác động môi trường và sinh kế của người dân từ dự án đập Xayaburi cụ thể hơn.
Đập thuỷ điện Xayaburi ở phía bắc Lào được xây dựng từ 2012, đi vào hoạt động tháng 10/2019, có công suất 1.260 MW. Đây là công trình thuỷ điện đầu tiên trên dòng chính sông Mekong ở hạ nguồn. Trên thượng nguồn, Trung Quốc đang vận hành 8 đập thuỷ điện.
Đập thuỷ điện Xayaburi ở Lào. Ảnh: ThaiPBS.
Ông Knut Sierotzki, phụ trách kỹ thuật của Công ty Poyry, Phần Lan, đơn vị hỗ trợ Công ty Xayaburi, cho biết đập thuỷ điện Xayaburi "không trữ nước nên không làm ảnh hưởng đến dòng chảy của sông Mekong". Ông cho hay lượng nước được xả ra thường xuyên thông qua các turbine hoặc đập tràn. Lưu lượng nước trong mùa khô năm nay cao hơn 50% so với mùa khô 2003-2004, ở mức 800-1000 m3/giây.
Tuy nhiên, Patchara Jaturakomol, nhà nghiên cứu của Đại học Kasetsart, Thái Lan, nghi ngờ đập Xayaburi "có trữ nước" khi công ty vận hành đập không chia sẻ dữ liệu về dòng chảy với các nước MRC và công chúng.
"Khó để nghĩ rằng đập thuỷ điện không trữ nước, khi bạn thấy mực nước ở phía thượng nguồn và phía hạ nguồn của đập là khác nhau", Jaturakomol nói, bày tỏ mong muốn Công ty Xayaburi chia sẻ dữ liệu này một cách chính thức với công chúng để "tự dữ liệu nói lên ý nghĩa".
Ông Nguyễn Nhân Quảng, Trung tâm Thúc đẩy quản lý nguồn nước, tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam, cho rằng Công ty thuỷ điện Xayaburi nên chia sẻ dữ liệu về phù sa, hoạt động của cá phía trên và dưới đập và về sản lượng điện. Ông đánh giá sự minh bạch và chia sẻ thông tin kịp thời có thể giúp giới chức đưa ra quy hoạch tốt hơn.
MRC đang hợp tác với chính phủ Lào và các công ty vận hành các đập trên dòng chính như Xayaburi và Don Sahong (hoạt động vào tháng 1/2020) thực hiện Chương trình giám sát môi trường chung của MRC (JEM). Mục tiêu là thu thập và chia sẻ các dữ liệu khoa học đáng tin cậy thông qua chương trình liên quan đến các vấn đề phù sa, nghề cá, chất lượng nước, sinh thái, thuỷ học, thuỷ lực học.
Ngày 20/2 và 21/2, đại diện Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam họp ở Norng Khai, Thái Lan để thảo luận về các cách tiếp cận và phương pháp thực hiện JEM.
Sông Mekong có tổng chiều dài 4.880 km, chảy qua 6 nước gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Việt Anh
Theo vnexpress.net
Trung Quốc tuyên bố xả nước đập thủy điện cứu sông Mekong Trung Quốc ngày 20-2 tuyên bố sẽ xả nước các đập thủy điện của mình trên sông Mekong để giúp đỡ các quốc gia láng giềng đối phó với khô hạn. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị - Ảnh: REUTERS Phát biểu tại một cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Mekong - Lan Thương lần thứ 5, Ngoại...