Khởi động lại nền kinh tế
Sau gần ba tháng kiên trì áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ phòng, chống dịch Covid-19, Việt Nam đã đạt được thắng lợi bước đầu để chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi, căn cơ hơn. ó là từng bước nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, tìm cách sống chung an toàn với dịch bệnh và khôi phục sản xuất, kinh doanh dịch vụ, giải quyết việc làm, bảo đảm phát triển kinh tế – xã hội. Phóng viên Báo Nhân Dân đã ghi lại ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp (DN) về một số giải pháp cấp bách để khởi động lại nền kinh tế.
TS Nguyễn ức Kiên, Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng:
Chính sách tài khóa tạo dòng tiền và tính thanh khoản cho DN
Ngay từ khi dịch Covid-19 bắt đầu xảy ra, Thủ tướng đã đưa ra quan điểm điều hành kép, tức là vừa phòng, chống dịch, vừa giữ ổn định nền kinh tế. Hiện nay, tình hình phòng, chống dịch bệnh đã có chuyển biến tích cực cho nên Thủ tướng quyết định sẽ có những biện pháp chặn đà suy giảm và khôi phục lại tốc độ phát triển kinh tế. Trong đó, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, sản xuất, dịch vụ nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch. Các gói hỗ trợ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên: hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ tài khóa và hỗ trợ tín dụng. Trước hết, chúng ta phải hỗ trợ người lao động, người nghèo, người bị tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19. Sau khi bảo đảm an sinh xã hội sẽ tập trung thực hiện các biện pháp hỗ trợ DN. Từ tháng 5 đến tháng 10, sẽ ưu tiên tập trung chính sách tài khóa để tạo dòng tiền và tính thanh khoản để DN có thể tồn tại được. Sang quý IV-2020 sẽ tăng cường biện pháp tiền tệ. Chính sách tài khóa cần đi trước vì liên quan đến nguồn thu và dòng tiền của DN. ây là thời điểm các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam suy giảm mạnh do tác động của dịch bệnh cho nên chúng ta tập trung vào hai việc chính: Khôi phục lại thị trường trong nước và hỗ trợ DN đi tìm thị trường mới. Dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung – cầu của nền kinh tế thế giới, hình thành chuỗi mới cho nên chúng ta dùng chính sách tài khóa hỗ trợ DN tìm hiểu thị trường và đối tác mới. Sau đó dùng chính sách tiền tệ hỗ trợ DN đầu tư công nghệ để có thị trường ổn định, tham gia được vào chuỗi sản xuất mới hình thành sau khi đại dịch lắng xuống. Chính phủ đã xác định đó là chủ trương điều hành kinh tế từ nay đến hết năm 2020…
TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):
Mở cửa thị trường nội địa là gói kích thích tốt nhất
Trong điều kiện chưa thể phục hồi thị trường quốc tế do nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, thì mở cửa thị trường nội địa sẽ tạo điều kiện tốt cho DN và là gói kích thích kinh tế tốt nhất để khởi động lại nền kinh tế có hiệu quả nhất lúc này. ây cũng chính là thời điểm “vàng” để sớm nới lỏng, tiến tới dỡ bỏ các biện pháp cách ly xã hội, nhưng vẫn bảo đảm các điều kiện kinh doanh an toàn. Chậm dỡ bỏ các biện pháp này chẳng khác nào chúng ta một tay bơm tiền giải cứu, còn tay kia vẫn hạn chế thị trường và hệ quả là các chính sách không đồng hướng, triệt tiêu nhau, DN thì không thể trở lại kinh doanh như kỳ vọng. Dòng chảy kinh doanh cần được khai thông khẩn trương để sớm trở lại trạng thái bình thường.
ể giúp các DN vượt qua thời điểm khó khăn này, rất cần Chính phủ phải có các giải pháp như: “mở ngân sách, nới tiền tệ, đẩy đầu tư, nhanh thể chế”. Trong đó, “mở ngân sách” là miễn, hoãn, giảm thuế, phí và các khoản phải nộp ngân sách của DN và người dân, trợ cấp trực tiếp cho các đối tượng khó khăn. “Nới tiền tệ” là tái cấu trúc nợ, giảm lãi suất, giảm chi phí và thủ tục cho vay, cung ứng kịp thời các nguồn tín dụng với chi phí rẻ hơn cho DN, nhất là DN nhỏ và siêu nhỏ. “ẩy đầu tư” là cấp tập giải ngân nguồn vốn đầu tư công. “Nhanh thể chế” là tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN. Công cuộc tái khởi động và phục hồi nền kinh tế sẽ được thúc đẩy khi cả hệ thống chính trị vào cuộc để “yểm trợ” cho DN với tinh thần bảo vệ DN chính là bảo vệ nền kinh tế.
Video đang HOT
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội:
Tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ doanh nghiệp
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hàng nghìn DN đang phải cắt giảm quy mô sản xuất, giảm giờ làm, lao động. Hầu hết các DN không phân biệt quy mô và khu vực kinh tế đều gặp nhiều thách thức về đầu ra, đầu vào và hàng hóa tồn kho. Vì vậy, cộng đồng DN hiện đang rất cần sự hỗ trợ nhanh, thiết thực để có đủ sức chống chọi với khó khăn trước mắt, khôi phục sản xuất và tiếp tục phát triển trong tương lai. Chính phủ đã có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, cắt giảm những thủ tục hành chính, tạo điều kiện cao nhất cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu. Bên cạnh đó, các cấp, ngành cần rà soát nắm tình hình, tổng hợp tất cả khó khăn, vướng mắc của DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, từ đó kịp thời có những giải pháp xử lý với tinh thần hỗ trợ cao nhất cho DN đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền. Vấn đề cấp bách là cần tạo điều kiện thuận lợi cho các DN về tiếp cận vốn, tín dụng; hỗ trợ DN thụ hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, bảo hiểm; rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính cũng như chi phí cho DN. Cùng với đó, cần tập trung giải quyết dứt điểm những vướng mắc, tồn tại trong thực hiện các dự án đầu tư, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các dự án lớn; tạo điều kiện, sớm hoàn thiện các thủ tục để giúp các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án theo kế hoạch.
TS Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương:
Còn dư địa cho chính sách tiền tệ
ến nay, các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ, trong đó có chính sách tiền tệ, là phù hợp và vẫn còn dư địa cho kịch bản khởi động lại nền kinh tế sau dịch Covid-19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã vào cuộc nhanh chóng ngay khi dịch khởi phát, hạ các mức lãi suất điều hành để dần tạo mặt bằng lãi suất cho vay thấp hơn và nhiều khả năng còn tiếp tục hạ thêm lãi suất điều hành. Ngoài ra, NHNN còn nguồn dự trữ ngoại hối khoảng 84 tỷ USD mà thời gian qua chưa phải dùng nhiều đến. Các ngân hàng thương mại cũng triển khai gói tín dụng lên đến 285 nghìn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi. Sắp tới, quy mô gói tín dụng này còn có thể tăng hơn nữa. ây là thời điểm vô cùng khó khăn đối với DN. Chủ trương hỗ trợ của Chính phủ đã có, nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để các gói hỗ trợ đến kịp thời, đúng đối tượng, đúng địa chỉ. DN cũng nên tìm hiểu thông tin để tận dụng có hiệu quả các gói hỗ trợ. Cách hỗ trợ của Nhà nước phải bám sát tình hình, sẵn sàng cho kịch bản xấu hơn, vừa giảm khó khăn, bảo đảm khả năng chống chịu cho DN và nền kinh tế, vừa tạo đà cho bước phát triển tiếp theo. Giai đoạn sau dịch, nền kinh tế vẫn còn cần phải được “bồi bổ”, song cách “bồi bổ” phải phù hợp xu thế cải cách và phát triển.
Qua dịch Covid-19, chúng ta rút ra được bài học rất sâu sắc. ó không chỉ là bài học về cuộc khủng hoảng, cách xử lý, khởi động lại nền kinh tế sau dịch mà còn xuất hiện những xu hướng mới, phạm trù mới làm thay đổi cách sống và phương thức sản xuất, kinh doanh. Những xu hướng mới này cũng chính là cơ hội để DN nhìn nhận lại, không chỉ cầm cự, mà còn xoay chuyển tình thế và cải tổ chính mình. ó là việc định vị thị trường, đối tác, xác định cách thức chuyển đổi số, nâng cấp quản trị và đào tạo kỹ năng mới cho người lao động…
NHÓM PHÓNG VIÊN KINH TẾ GHI
Tìm "vắc-xin" cho nền kinh tế
Trước tác động của dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần có loại "vắc-xin" để đạt được mục tiêu kép là vừa ngăn ngừa dịch bệnh lây lan vừa giữ được nhịp độ phát triển của kinh tế Việt Nam
Ngày 25-2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia. Đây là cuộc họp đầu tiên của Thủ tướng trên cương vị chủ tịch hội đồng nhằm phân tích, đánh giá tình hình trong nước, quốc tế thời gian qua do tác động của dịch Covid-19; đồng thời bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Giãn, hoãn nợ cho người bị ảnh hưởng
Về các mục tiêu Quốc hội giao trong năm nay, phát biểu tại phiên họp, nhiều chuyên gia đồng tình kiến nghị trước mắt chưa nên điều chỉnh các mục tiêu này, trong đó có mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Muốn vậy, thái độ quyết liệt trong chống dịch cần tiếp tục được phát huy bởi khó khăn hiện nay chính là do Covid-19 gây nên.
Các ý kiến cho rằng cần hết sức lưu ý kiểm soát lạm phát trong bối cảnh dịch bệnh, dù muốn tăng trưởng đạt mục tiêu. Nhiều chuyên gia đề nghị không điều chỉnh gì nhiều đối với chính sách tiền tệ, thay vào đó cần triệt để tận dụng chính sách tài khóa còn nhiều dư địa. Cùng với đó là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đầu tư cho y tế, giáo dục, môi trường. Đây là thời điểm "vàng", một mũi tên trúng hai đích, vừa kiểm soát dịch bệnh về lâu dài vừa tạo niềm tin của nhân dân.
Về định hướng phát triển thị trường, các chuyên gia lưu ý cần tích cực đẩy mạnh xuất khẩu sang EU sau Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), thay vì tập trung vào một số thị trường. Việc đa dạng hóa thị trường cần thực hiện với cả hàng hóa nhập khẩu, bởi hiện tỉ lệ nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc của các doanh nghiệp khá lớn.
Báo cáo tại cuộc họp, ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cho biết các tổ chức quốc tế đánh giá rất thận trọng về tác động của dịch Covid-19 nên Việt Nam cần bình tĩnh, đưa ra thông tin chuẩn xác. Quan điểm của NHNN là không nên nôn nóng trong điều hành chính sách tiền tệ nhưng cũng không được chủ quan trước áp lực lạm phát. Điều hành chính sách tiền tệ phải thận trọng, không thắt chặt quá mức gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời giữ nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô.
Trước tác động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp (DN) và người dân, ông Lê Minh Hưng thông tin thêm: NHNN đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai giải pháp hỗ trợ người bị ảnh hưởng. Hỗ trợ của ngân hàng tập trung vào các nội dung như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch và có dư nợ gốc hoặc lãi đến kỳ hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23-1 đến 31-3.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia Ảnh: Quang Hiếu
Bảo đảm thực hiện mục tiêu kép
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc các chuyên gia nêu nhiều ý kiến tâm huyết, sắc sảo và có cơ sở khoa học, cho rằng đây là dữ liệu đầu vào quan trọng để Chính phủ và Thủ tướng đưa ra các quyết sách điều hành kinh tế - xã hội trong bối cảnh đang có nhiều khó khăn, nhất là tác động của dịch Covid-19. Thủ tướng giao NHNN tập trung các ý kiến, có báo cáo tóm tắt để đưa ra thảo luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến, xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng về hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá dịch Covid-19 tác động đến kinh tế toàn cầu, kinh tế nhiều nước sụt giảm, trong đó nhiều nước có quan hệ kinh tế, thương mại chặt chẽ với Việt Nam, khiến không ít chuỗi sản xuất, thương mại bị đứt gãy. Trước bối cảnh đó, Thủ tướng đặt vấn đề: Cần có loại "vắc-xin" chữa trị căn bệnh sụt giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam để đạt được mục tiêu kép, đó là ưu tiên ngăn ngừa Covid-19 lây lan, để không ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân; đồng thời giữ được nhịp độ phát triển của kinh tế Việt Nam. Theo Thủ tướng, đây là bài toán hóc búa trong bối cảnh quốc tế, khu vực, nhất là những đối tác quan trọng của Việt Nam sụt giảm tăng trưởng.
Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo phải quyết liệt, cải cách mạnh mẽ, đồng tâm hiệp lực để đưa đất nước tiến lên. Các cấp, các ngành cần thận trọng, không bi quan, xác định rõ, phân tích kỹ tình hình, xem xét các yếu tố tác động để có giải pháp phù hợp. Thủ tướng quán triệt mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô tạo nền tảng cho phát triển bền vững. Trong thời điểm này, chưa có cơ sở để điều chỉnh tăng trưởng, điều chỉnh mục tiêu vĩ mô.
Với từng bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cần có kế hoạch, phương án, kịch bản đối phó tác động về kinh tế - xã hội do dịch Covid-19. Đồng thời, nỗ lực vượt khó, tập trung thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế.
Kiến nghị tiếp tục giải ngân vốn đầu tư công
Tại phiên họp, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia kiến nghị cần tiếp tục giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có các công trình trọng điểm quốc gia; giải tỏa các dự án bất động sản tại các đô thị lớn đang bế tắc, nhất là TP HCM; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, đối tượng chịu tác động của dịch bệnh, khơi thông vốn tín dụng, ưu tiên vốn cho các dự án năng lượng, cơ sở hạ tầng, chế biến, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin...
MINH CHIẾN
Theo nld.vn
VietinBank (CTG), lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý I/2020 đạt 2.974 tỷ đồng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank-CTG) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020. Kết quả của VietinBank trong kỳ phản ánh tình hình chung của các ngân hàng khi dốc sức, sát cánh tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân vượt qua Covid-19. Tính đến 31/3/2020, tổng tài sản của VietinBank đạt 1.223 nghìn tỷ đồng,...