Khởi động dự án sản xuất thử nghiệm máy trợ thở tại Huế
Máy bóp bóng ambu trợ thở dựa trên nguyên lý dùng áp lực dương (từ quả bóp) để đẩy luồng khí vào khí quản của động vật (hoặc trên người).
Hệ thống sử dụng mô tơ gạt nước ô tô, thông qua bộ bánh răng giảm tốc sẽ kéo cánh tay đòn điều khiển bóp quả bóng, đẩy khí vào phổi một cách chủ động. Khí oxy từ bình chứa nối với quả bóp sẽ tự động đẩy khí vào phổi.
Sáng 3-4, ĐH Huế cho biết, các chuyên gia của nhà trường vừa tiến hành khảo sát để nghiên cứu, hình thành dự án sản xuất thử nghiệm máy trợ thở phục vụ công tác chữa bệnh trong trường hợp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, từ máy bóp bóng ambu trợ thở do TS. Vũ Văn Hải, giảng viên Trường ĐH Nông lâm thuộc ĐH Huế và các cộng sự sáng chế.
Trong khi đó, theo TS. Vũ Văn Hải, quá trình chữa bệnh cho thú cưng, anh cùng các cộng sự đã sáng tạo ra máy bóp bóng ambu trợ thở cho động vật, nhất là trong quá trình phẫu thuật.
“Sau khi xem xét kỹ lưỡng máy trợ thở do các nước chế tạo phục vụ công tác chữa bệnh liên quan đến dịch bệnh Covid-19, tôi giật mình thấy mô hình này khá giống máy bóp bóng ambu trợ thở mà mình đang sử dụng. Từ đó, tôi muốn đề xuất để nghiên cứu, triển khai thử nghiệm phục vụ dự phòng cho y tế. Tất nhiên, tôi vẫn mong muốn các bệnh viện đáp ứng được máy móc hiện đại, nhưng tình huống xấu mà cần sử dụng thì có thể hỗ trợ được và mình sẽ cố gắng để cải tiến”, TS. Vũ Văn Hải cho hay.
Máy bóp bóng ambu trợ thở do TS. Vũ Văn Hải và các cộng sự sáng chế
Máy bóp bóng ambu trợ thở dựa trên nguyên lý dùng áp lực dương (từ quả bóp) để đẩy luồng khí vào khí quản của động vật (hoặc trên người). Hệ thống sử dụng mô tơ gạt nước ô tô, thông qua bộ bánh răng giảm tốc sẽ kéo cánh tay đòn điều khiển bóp quả bóng, đẩy khí vào phổi một cách chủ động. Khí oxy từ bình chứa nối với quả bóp sẽ tự động đẩy khí vào phổi.
Video đang HOT
TS.Trần Xuân Thịnh, Phó trưởng Khoa gây mê hồi sức, Bệnh viện Trường ĐH Y dược Huế đánh giá, để khẳng định có thể sử dụng máy bóp bóng ambu trợ thở của TS. Vũ Văn Hải và các cộng sự sáng chế như máy thở phục vụ chữa bệnh cho người thì chưa hẳn, nhưng trong bối cảnh dịch lan rộng, có thể sử dụng máy trong trường hợp cấp cứu, nhất là trong quá trình vận chuyển bệnh nhân. Qua đó, giải phóng sức lực cho nhân viên y tế và tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, giúp tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
VĂN THẮNG
Cho con 6 tháng ăn no rồi đặt ngủ ngay, mẹ tranh thủ đi ăn cơm nhưng khi quay lại thì đứa bé đã không còn thở
Sau khi cố gắng đánh thức con nhưng không có kết quả, người mẹ sợ hãi cùng cực đưa con đến bệnh viện thì tất cả đã quá muộn.
Anh Tử là một bà mẹ trẻ ở Trung Quốc. Cô lần đầu làm mẹ, cái gì cũng bỡ ngỡ và không hiểu. Mẹ chồng cô mất sớm, mẹ đẻ cũng thường xuyên tới giúp cô chăm sóc em bé nhưng bà đâu thể ở bên cạnh cô cả ngày. Công cuộc chăm sóc con thật sự là một cuộc chiến đầy hoảng loạn của Anh Tử.
Con được 6 tháng, Anh Tử ở nhà trông con còn chồng cô đi làm kiếm tiền. Hôm đó, sau khi con con bú no, cô liền ru con ngủ. Đặt con xuống giường, cô tranh thủ ra ngoài ăn cơm. Còn rửa bát, giặt quần áo và làm việc nhà nữa, rất nhiều việc đang chờ.
Bà mẹ đưa con đến bệnh viện thì tất cả đã quá muộn. (Ảnh minh họa)
Nhưng tới khi cô làm xong việc quay trở vào thì phát hiện khóe miệng và trên mặt con dính đầy sữa, và con cô thì im lìm không có động tĩnh gì cả. Anh Tử cô gắng đánh thức con nhưng không có kết quả. Cô sợ hãi cùng cực đưa con đến bệnh viện thì tất cả đã quá muộn. Con cô đã bị sặc sữa trong khi ngủ. Bác sĩ nói, giá như cô không cho con ngủ ngay mà thực hiện vỗ ợ hơi cho con thì mọi chuyện đã khác rồi.
Sặc sữa là hiện tượng trẻ bị nôn trớ nhưng sữa không thoát được ra ngoài mà đi ngược trở lại vào đường thở, cổ họng, khí quản của trẻ. Sặc sữa gây ra những nguy hiểm khó lường cho trẻ nhỏ:
- Gây khó thở: Trẻ vẫn còn bú sữa sẽ không có phản ứng tự vệ tự nhiên của cơ thể. Khi bị sặc sữa, trẻ không thể tự ho để đẩy dị vật ra ngoài, sữa che khuất đường thở khiến trẻ bị khó thở.
- Gây thiếu oxy lên não: Khi trẻ khó thở, thậm chí ngạt thở, đại não không được cung cấp đủ oxy sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy lên não. Hậu quả này vô cùng nghiêm trọng, có thể để lại những di chứng suốt đời.
- Sữa tràn vào phổi gây viêm phổi: Trẻ sơ sinh không chỉ bị sặc sữa mà còn có thể bị sặc cả thức ăn. Nếu dị vật rơi vào phổi sẽ gây viêm phổi ở trẻ, với các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt. Lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi.
Phòng ngừa trẻ bị sặc sữa:
- Không nên cho trẻ ăn khi đang khóc, đang ho, trẻ vừa ăn vừa ngủ hoặc vừa ăn vừa chơi đùa. Không để trẻ ngậm đầy sữa trong miệng nhưng không nuốt, khi thở mạnh hoặc cười có thể làm sữa tràn vào đường thở.
- Nếu sữa mẹ quá nhiều nên vắt bớt rồi mới cho trẻ bú. Với trẻ bú bình, chọn núm bình đúng độ tuổi, có lỗ thông phù hợp. Không nên đổ sữa thẳng vào miệng bé hoặc đổ nhanh, dễ làm trẻ bị sặc sữa.
- Sau khi trẻ bú xong, cha mẹ hãy loại bỏ hết lượng sữa còn trong miệng con mà bé chưa nuốt hết. Nhất là trước khi con ngủ, nếu không lượng sữa ấy dễ khiến trẻ bị sặc trong lúc ngủ.
- Luôn luôn vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần bú. Nên thiết lập giờ ăn và giờ ngủ cách xa nhau, tốt nhất là cho trẻ ăn khi tỉnh táo.
- Với các bé sơ sinh, tránh cho bú nằm.
Hướng dẫn sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa:
- Vỗ lưng: Nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu thấp, đỡ đầu trẻ nghiêng mặt vỗ liên tiếp 5 cái đủ mạnh vào vùng giữa 2 bả vai của trẻ theo hướng xuống dưới và ra trước. Sau khi vỗ xong, nhẹ nhàng lật trẻ ngược lại xem trẻ đã tự thở được chưa, da đã hồng hơn chưa. Nếu trẻ chưa hồi phục, tiến hành ấn ngực.
Khi trẻ bị sặc sữa, mẹ cần áp dụng sơ cứu bằng cách vỗ lưng - ấn ngực (Ảnh minh họa)
- Ấn ngực: Giữ nguyên trẻ ở tư thế ngửa, dùng ngón 2 và ngón 3 của tay trái ấn vuông góc xuống sâu 1/3 dưới xương ức. Tốc độ ấn 1 lần /giây, ấn dứt khoát 5 lần liên tiếp nhau.
- Đánh giá dấu hiệu hồi phục: Nếu trẻ vẫn chưa hồi phục, tiếp tục vỗ lưng - ấn ngực cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục (có thể 6 - 10 lần).
- Làm thông thoáng đường thở bằng cách hút mũi miệng: Trong khi thực hiện vỗ lưng - ấn ngực cần làm thông thoáng đường thở cho trẻ. Dùng dụng cụ hút để hút mũi miệng cho trẻ, hút miệng trước, mũi sau. Nếu cấp cứu tại nhà, không có sẵn dụng cụ hút mũi miệng, người cấp cứu có thể dùng miệng để hút nhanh cho trẻ. Khi trẻ đã hồi phục, vẫn phải đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để theo dõi tiếp.
Khàn tiếng kéo dài, coi chừng ung thư tuyến giáp Sau khoảng 6 tháng khàn tiếng, nuốt nghẹn bệnh nhân đi kiểm tra thì chết lặng khi bác sĩ thông báo bị ung thư tuyến giáp. Đó là trường hợp bệnh nhân L.V.N. (88 tuổi) vừa được Bệnh viện Quận Thủ Đức, TPHCM tiếp nhận, điều trị. Qua khai thác bệnh sử của bác sĩ được biết, khoảng 6 tháng trước người bệnh...