Khởi động điều tra quốc tế về Covid-19
Ủy ban điều tra độc lập gồm 13 thành viên do WHO lập ra bắt đầu cuộc điều tra về cách thế giới ứng phó đại dịch Covid-19.
Ủy ban này tập hợp các chuyên gia y tế hàng đầu, một cựu thủ tướng, một người đoạt giải Nobel, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lập ra nhưng hoạt động độc lập và bắt đầu điều tra từ ngày 17/9.
“Chúng tôi sẽ chất vấn về việc liệu WHO và chính phủ các nước có thể phản ứng khác đi như thế nào nếu nắm được những gì chúng ta đang biết về đại dịch”, cựu thủ tướng New Zealand Helen Clark, đồng chủ tịch ủy ban điều tra, cho biết.
Các đồng chủ tịch của cuộc điều tra đã chọn thêm 11 thành viên cho ủy ban này, trong đó có chuyên gia dịch tễ hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn, cựu đại sứ Mỹ Mark Dybul, cựu bộ trưởng Y tế Ấn Độ Preeti Sudan. Báo cáo điều tra dự kiến được công bố vào tháng 5 năm sau.
Logo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại trụ sở cơ quan này ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 22/11/2017. Ảnh: Reuters.
Các thành viên ủy ban cho biết họ có toàn quyền truy cập vào các email và tài liệu nội bộ của WHO để kiểm tra, đánh giá trong suốt quá trình điều tra. Tuy nhiên, việc họ có thể xem xét cách phản ứng với đại dịch của các nước tùy thuộc vào mức độ chia sẻ thông tin của từng quốc gia, theo các chuyên gia.
Các chuyên gia y tế toàn cầu nhất trí rằng vai trò của WHO và khả năng phối hợp giữa các quốc gia, tổ chức sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình điều tra. Ngoài ra, các chủ đề dự kiến được ủy ban điều tra độc lập xem xét gồm tác động đối với hệ thống y tế, gánh nặng bệnh tật đối với người nghèo, người da màu và sự lan truyền thông tin sai lệch về đại dịch.
Video đang HOT
Tikki Pangestu, cựu giám đốc Chính sách và Hợp tác nghiên cứu của WHO, cho rằng “phạm vi và giới hạn” của cuộc điều tra vẫn đang được xem xét. “Nhưng điều quan trọng nhất, hy vọng rằng một ủy ban độc lập sẽ không thiên vị WHO hay các quốc gia thành viên”, ông Pangestu nói.
Adam Kamradt-Scott, phó giáo sư về an ninh y tế toàn cầu tại Đại học Sydney, Australia, cho rằng ủy ban điều tra độc lập nhiều khả năng sẽ không xem xét cụ thể hành động nội bộ của bất kỳ nước nào, vì điều này nằm ngoài phạm vi của một cuộc điều tra quốc tế. Tuy nhiên, ông Adam cho rằng “cách thức một quốc gia hành động nhằm ngăn chặn, kiềm chế hoặc khiến virus lây lan ra toàn cầu” cần được xem xét một cách công bằng.
Yanzhong Huang, thành viên cấp cao tại Ủy ban Quan hệ Đối ngoại, tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, cho biết ông “sẽ không ngạc nhiên nếu báo cáo điều tra cuối cùng bao gồm những nhận xét thẳng thắn về phản ứng của WHO, Trung Quốc và Mỹ” đối với đại dịch, song thêm rằng “những chỉ trích sẽ mang tính xây dựng”.
213 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc, khiến hơn 30,3 triệu người nhiễm, hơn 950.000 người chết.
27 nước châu Âu ủng hộ điều tra toàn cầu về nguồn gốc virus Corona
Liên minh châu Âu nói cả khối bao gồm 27 nước thành viên ủng hộ một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc và sự lây lan của Covid-19.
Theo SCMP, EU và 27 nước thành viên đồng tài trợ cho dự thảo nghị quyết kêu gọi "đánh giá độc lập" về virus Corona gây dịch Covid-19, khi Hội đồng Y tế Thế giới nhóm họp vào ngày 18.5
Cuộc họp giữa các thành viên của WHO sẽ định hình vị thế ngoại giao của Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi.
Bên cạnh kêu gọi một cuộc điều tra độc lập, nhiều quốc gia như Mỹ thúc đẩy việc đưa Đài Loan vào vị trí quan sát viên của WHO, trong khi Trung Quốc phản bác mạnh mẽ.
Trung Quốc hiện không chấp nhận bất cứ cuộc điều tra quốc tế nào, nói rằng đây chỉ là "chiến thuật đổ lỗi" nhằm vào Bắc Kinh, dù Trung Quốc liên tục khẳng định sẽ ủng hộ WHO.
EU muốn tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc Covid-19 để có thể đối phó tốt hơn trước các đại dịch trong tương lai.
Các cuộc tham vấn giữa các thành viên của WHO về dự thảo nghị quyết của EU cho kết quả tích cực và sẽ tiếp tục trong tuần này ở Geneva, Thụy Sĩ, EU cho biết.
"Nghị quyết dự kiến kêu gọi đánh giá độc lập về bài học rút ra từ phản ứng y tế toàn cầu đối với virus Corona, nhằm tăng cường sự sẵn sàng cho an ninh y tế toàn cầu", Virginie Battu-Henriksson, người phát ngôn phụ trách đối ngoại của EU cho biết.
"Hiểu biết rõ hơn về mặt dịch tễ học của đại dịch là rất cần thiết để nhà chức trách đưa ra các quyết định", bà Battu-Henriksson nói thêm.
Thủ tướng Úc Scott Morrison, người ủng hộ điều tra độc lập về vai trò của Trung Quốc trong đại dịch, đã lên tiếng ca ngợi hành động của EU. "Điều quan trọng là chúng ta có một sự đánh giá rõ ràng, độc lập để minh bạch về nguồn gốc của những thứ này", ông Morrison nói.
Tuần trước, lãnh đạo đối ngoại EU, Josep Borrell khẳng định khối muốn đánh giá một cách rõ ràng những gì xảy ra trong đại dịch và "hiểu rõ hơn về điều kiện nào khiến đại dịch phát triển".
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Venezuela giam hai người Mỹ 'đột kích để bắt Tổng thống' Tổng thống Venezuela Maduro cho biết nước này bắt hai công dân Mỹ trong số 114 người đột kích bằng đường biển nhằm bắt ông. Trong chương trình của đài truyền hình quốc gia hôm 4/5, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro giơ cặp hộ chiếu Mỹ màu xanh dương, đọc tên và ngày sinh của Luke Denman, 34 tuổi và Airan Berry, 41...