Khởi động đầu tư hàng loạt tuyến đường kết nối 3 tỉnh Vùng Đông Nam Bộ, thị trường địa ốc liệu có xu hướng dịch chuyển?
Các tuyến đường nối với TP.HCM và các trung tâm logistics các tỉnh Đông Nam Bộ trở nên nhỏ hẹp so với lượng xe “khủng” qua đây mỗi ngày, mặc dù tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị diễn ra nhanh. TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu đang bắt tay nhau triển khai đồng loạt nhiều dự án giao thông kết nối, tạo động lực tăng trưởng mới cho khu vực này.
Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hiện hạ tầng giao thông là “điểm nghẽn” lớn nhất, khiến việc bứt phá của toàn vùng có phần chững lại so với trước đây. Để có thể đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế đất nước, vùng Đông Nam bộ cần thêm lực từ các cơ quan hữu quan, nhất là ngành giao thông – vận tải.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM Bùi Xuân Cường cho biết, hiện công tác triển khai các dự án hạ tầng giao thông theo quy hoạch được duyệt trên địa bàn TP.HCM kết nối trực tiếp với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ còn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính vẫn là tìm kiếm nguồn vốn đầu tư và các dự án đã xác định nguồn vốn vẫn chậm hoàn thành do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.
Cụ thể, theo quy hoạch TP.HCM có 6 tuyến cao tốc nhưng hiện đã đầu tư 3 tuyến gồm: TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, TP.HCM – Trung Lương, Bến Lức – Long Thành, còn 3 tuyến chưa có chủ trương đầu tư gồm Biên Hòa – Vũng Tàu, TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, TP.HCM – Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh).
Trong khi đó, các tuyến QL 22, QL 50 nối TP.HCM với Tây Ninh, Long An, Tiền Giang… chậm mở rộng nên đã kẹt cứng. Còn tuyến QL 1A qua TP.HCM nối về miền Đông Nam Bộ cũng quá tải. Vì vậy, sắp tới Bộ GTVT sẽ phối hợp với TP.HCM để có giải pháp khắc phục những hạn chế.
Theo quy hoạch, TP.HCM có 3 tuyến vành đai (Vành đai 2, Vành đai 3 và Vành đai 4) với tổng chiều dài khoảng 351 km. Nhưng hiện nay, Vành đai 2 với chiều dài khoảng 64,0 km nhưng mới đầu tư được 54,6km. Vành đai 3, Bộ GTVT nghiên cứu đầu tư và TP.HCM đang nghiên cứu đề xuất phối hợp đầu tư theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM; tuyến Vành đai 4 hiện chưa xác định nguồn vốn đầu tư…
Theo ông Bùi Xuân Cường, các địa phương cùng phối hợp xây dựng hoàn thành tuyến đường vành đai 3 sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông đáng kể cho các tuyến đường chính, và quốc lộ trong vùng, đặc biệt rất thuận tiện cho kết nối giao thương.
Lãnh đạo Sở Giao thông – vận tải Đồng Nai cũng cho biết dự kiến trong cuối năm nay Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam kiến nghị Bộ GTVT sẽ thống nhất chủ trương báo cáo Thủ tướng cho phép lập phương án phối hợp, chuyển đổi nguồn vốn và chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư để xây dựng đường vành đai 3.
Theo đó, giai đoạn 1 sẽ xây dựng từ ngã tư quận Thủ Đức (TP.HCM) đến TL 25B tại thị trấn Hiệp Phước, trung tâm huyện Nhơn Trạch với chiều dài khoảng 17km. Dự kiến cuối năm nay hoặc trong quý 1/2019 sẽ khởi công trước đoạn 1A từ đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đến đường 25B. Đây là đoạn sử dụng vốn vay ODA của Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF), đoạn 1B được đầu tư theo hình thức BOT sẽ đầu tư sau.
Đoạn 1A dài gần 9km, trong đó 2km nằm trên địa phận TP.HCM, còn lại nằm trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. Tuyến đường được thiết kế xây dựng mặt đường rộng hơn 20m cho 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Tổng mức đầu tư trên 5.300 tỷ đồng, gồm 190 triệu USD (tương đương 4.180 tỷ đồng) vay từ EDCF và gần 1.150 tỷ đồng vốn đối ứng của Việt Nam, trong đó tiền của tỉnh chi trả cho giải phóng mặt bằng trên 470 tỷ đồng.
Ông Võ Tấn Đức, Phó chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch cho hay huyện đang gấp rút công tác giải phóng mặt bằng để kịp bàn giao đất sạch cho chủ đầu tư. Cũng theo lãnh đạo UBND huyện Nhơn Trạch, hiện tại tuyến đường 25B mở rộng đã hoàn thành nên việc đầu tư kết nối với đường vành đai 3 là khá thuận tiện.
Video đang HOT
Đoạn Vành Đai 3 từ TL 25B (Nhơn Trạch) – TP.HCM được đầu tư xong sẽ hình thành mạch nối thông suốt TP.HCM – Đồng Nai – Bình Dương. Không chỉ thuận lợi cho di chuyển, quãng đường được rút ngắn sẽ tạo đòn bẩy giúp Nhơn Trạch phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh tuyến đường Vành đai 3, Nhơn Trạch cũng đang đón nhận và được hưởng lợi từ nhiều công trình giao thông trọng điểm như cầu Cát Lái (nối Nhơn Trạch với TP.HCM, dự kiến hoàn thành trước năm 2020), sân bay Quốc tế Long Thành, cao tốc Bến Lức – Long Thành), dự án tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và dự án tuyến cao tốc Dầu Giây – Vũng Tàu…
Ngoài ra, hiện nay, Nhơn Trạch cũng sắp đón một dự án giao thông liên kết vùng “khủng” khác. Đó là dự án xây dựng tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tuyến đường đi song song bên phải tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và có lộ trình đi qua Nhơn Trạch. Trong tương lai, tuyến đường sắt này sẽ trở thành một trong những điểm kết nối trọng điểm và xuyên suốt của toàn tuyến đường sắt Bắc – Nam, sẽ tiếp tục được đầu tư kéo dài từ TP.HCM đến TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) và TP. Cần Thơ.
Quốc lộ 13 – con đường huyết mạch nối TP.HCM với Bình Dương đang quá tải, cần được đầu tư nâng cấp mở rộng nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay.
Đối với các dự án giao thông kết nối TP.HCM với tỉnh Bình Dương, từ đầu năm 2018 TP.HCM cho biết đang bắt tay cùng Bình Dương tiến hành xây dựng mở rộng tuyến Quốc lộ 13 lên 10 làn xe. Được biết, tuyến đường này được xem là điểm nghẽn cho liên kết vùng của các địa phương.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cũng cho rằng hiện nay, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước đang, đã, sẽ đến đầu tư ở Bình Dương và với cả người dân Bình Dương đang chờ đợi quyết sách mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh Bình Dương. Quyết sách đó là tỉnh cần mạnh dạn quyết định sớm đầu tư, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn càng nhanh càng tốt để tương xứng với tiến trình Bình Dương tiến lên trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương.
Song song đó, UBND tỉnh Bình Dương vừa chấp thuận đầu tư dự án Đường Mỹ Phước – Tân Vạn nối dài đoạn từ ĐT.743 (qua khu dệt may Bình An, Bình Dương) đến xa lộ Hà Nội (Thủ Đức, TP.HCM). Hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt, chủ đầu tư đang triển khai công tác đền bù giải tỏa, phương án tái định cư.
Bên cạnh đó, việc TP.HCM quyết định kéo dài tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiến tới thẳng tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, cũng sẽ tạo cú hích mới cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt thị trường bất động sản Bình Dương sẽ có sự bứt phá trong thời gian tới.
Một chuyên gia nghiên cứu của công ty TNHH CBRE Việt Nam khẳng định rằng vùng tứ giác BĐS mới tại những khu vực xung quanh dự án sân bay Long Thành sẽ được xây dựng trong tương lai chắc chắn có thật. Mặc dù, theo kế hoạch dự kiến đến năm 2025 giai đoạn 1 của dự án mới được đưa vào vận hành thương mại, nhưng trong hơn 2 năm trở lại đây thị trường BĐS các khu vực này đang bước vào một cuộc cạnh tranh rất gay gắt.
Theo đó, vùng tứ giác BĐS mới này bao gồm Long Thành – Nhơn Trạch – Biên Hòa (Đồng Nai), Dĩ An – Thủ Dầu Một (Bình Dương) và quận 2, 9, Thủ Đức (Tp.HCM) và một phần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là khu vực có tốc độ phát triển các dự án BĐS ở nhiều phân khúc lớn nhỏ sôi động nhất tại phía Nam trong thời gian tới.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Nhận diện điểm sáng đầu tư mới trên thị trường địa ốc Hạ Long
Hàng loạt công trình hạ tầng ngàn tỷ chạy đua "về đích", tạo đà cho thị trường địa ốc Hạ Long bùng nổ với những điểm nóng đầu tư mới dịp cuối năm.
Năm 2012, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư đầu tiên của Quảng Ninh, một doanh nghiệp Hàn Quốc đã so sánh, khoảng cách từ Seoul đến Hà Nội dài gần 3.000 km đi hết 4 tiếng rưỡi, trong khi đó, quãng đường Hà Nội - Hạ Long chỉ gần 150km nhưng cũng mất từng ấy thời gian. Chính những bất lợi về giao thông độc đạo, xuống cấp đã khiến Quảng Ninh chưa thực sự là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư dù có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển vào hàng bậc nhất Bắc Bộ.
Nhưng chỉ 6 năm sau, bài toán này đã dần được tháo gỡ với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và sự xuất hiện của những dự án hạ tầng ngàn tỷ, đồng bộ đang và sẽ chuẩn bị "về đích".
Gỡ "nút thắt" hạ tầng
Đầu tháng 9/2018, Quảng Ninh thông xe tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và cầu Bạch Đằng, đưa Hạ Long trở thành tâm điểm kết nối các tỉnh phía Bắc. Giới đầu tư đánh giá đây là một trong những sự kiện "bước ngoặt" có ảnh hưởng quan trọng đến đà bứt phá của thị trường địa ốc Quảng Ninh từ cuối năm 2018 trở đi.
Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đã rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Quảng Ninh giảm từ gần 4 giờ xuống còn 1,5 giờ.
Tuy nhiên, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng không phải là dự án hạ tầng duy nhất đáng chú ý trong cuối năm nay. Bởi chỉ trong thời gian rất ngắn, Quảng Ninh sẽ đưa vào vận hành hai dự án quy mô "khủng" khác, là Cảng tàu khách Quốc tế Hòn Gai và Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn.
Các dự án này sau khi đi vào vận hành sẽ một lần nữa thay đổi diện mạo của thị trường địa ốc, bởi như nhiều chuyên gia đã đánh giá, hạ tầng giao thông đi tới đâu, địa ốc sẽ "nổi sóng" tới đó. Một ví dụ kinh điển là giá đất tại trung tâm Bangkok đã tăng 1.000% kể từ năm 1988 - thời điểm thành phố này bắt đầu phát triển ngoạn mục về hạ tầng, theo CBRE Thái Lan.
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn cũng đang trong giai đoạn gấp rút để chuẩn bị đưa vào phục vụ
Phát triển nóng, Hạ Long sẽ mở rộng địa giới hành chính
Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm, Quảng Ninh đã đón hơn 10 triệu lượt khách, trong đó trên 4 triệu lượt khách quốc tế - con số cao nhất từ trước đến nay. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 19.000 tỷ đồng.
Những con số khả quan nói trên không chỉ tác động trực tiếp đến phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tại Quảng Ninh (các khách sạn, resort hạng sang hay các khu vực mua sắm, giải trí) mà còn là lực đẩy cho toàn bộ thị trường địa ốc tại khu vực, bao gồm hệ thống đô thị đang được Quảng Ninh rà soát theo quy hoạch chung Hạ Long đến 2040 tầm nhìn 2050 vừa được Chính phủ ban hành trong tháng 10 vừa qua.
Theo quy hoạch mới này, TP Hạ Long chính thức được mở rộng tới gần 28.000 ha, trong đó, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị hiện đại cần phát huy vai trò là hạt nhân, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc.
Là nơi tập trung sinh sống của cư dân và các cơ quan hành chính đầu não của thành phố, khu vực Hòn Gai đang rất được các nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, tại đây các đô thị đồng bộ, cao cấp phục vụ người dân dường như đang thiếu và nếu có cũng mới chỉ xuất hiện các biệt thự biển thấp tầng dành cho số ít khách hàng, nhà đầu tư có thu nhập cao.
"Muốn phát triển theo đúng quy hoạch đã đề ra, Hạ Long cần có hệ thống đô thị mới đồng bộ tại Hòn Gai, nhưng nếu lấy cột đồng hồ thành phố Hạ Long làm trung tâm thì trong bán kính vài km, số lượng các quỹ đất đủ rộng, có chi phí hợp lý để xây dựng không còn nhiều. Do đó, xu hướng dịch chuyển về phía các khu vực mới ở ngoại vi sẽ là tất yếu", một nhà đầu tư tại Hạ Long nhận định và cho biết, nhiều khu vực vốn không phải trung tâm của Hạ Long đã bắt đầu rục rịch tăng giá như Giếng Đáy, Hà Khẩu, Cao Xanh, Hà Khánh, Cột 3,5...
Cũng theo nhà đầu tư này, những khu vực có địa thế gần biển, quỹ đất rộng, chi phí đầu tư hợp lý như khu Cao Xanh - Hà Khánh sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho cả nhu cầu đầu tư lẫn nhu cầu an cư lạc nghiệp đang ngày càng gia tăng tại Hạ Long. Đây cũng là khu vực đang thu hút sự quan tâm của những nhà đầu tư chiến lược tại Quảng Ninh.
Khu vực Hòn Gai thường được biết đến như nơi tập trung sinh sống của cư dân và các cơ quan hành chính đầu não của thành phố.
Nhiều năm trước, những khu vực như Cao Xanh - Hà Khánh vẫn khiến người dân và nhiều nhà đầu tư e ngại vì xa trung tâm, thiếu tiện ích. Nhưng những vấn đề này đang sớm được giải quyết với cao tốc Hải Phòng - Hạ Long (đã thông xe), cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, và đặc biệt là dự án hầm xuyên vịnh Cửa Lục nối giữa khu vực Bãi Cháy và trung tâm thành phố sẽ được triển khai trong năm 2019. Kết hợp với sự đầu tư của những doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính vững mạnh, thời điểm để Cao Xanh - Hà Khánh cũng như nhiều khu vực ngoại vi khác của Hạ Long thực sự trở thành "đất vàng" không còn xa.
Theo Vân Phương
Báo xây dựng
Bình Dương: Hạ tầng thênh thang nhưng giao dịch nhà đất vẫn lặng lẽ, nhiều dự án không một bóng người So với 3 địa phương thuộc Vùng đô thị mở rộng TP.HCM, Bình Dương là tỉnh có "đường biên giới" khá dài với TP.HCM, gần các khu vực trung tâm nhất và đặc biệt mạng lưới giao thông quy mô lớn đã được đầu tư khá tốt, nhưng thị trường BĐS nơi đây đang có dấu hiệu giảm nhiệt. Theo ông Ngô Quang...