Khởi động chương trình hành động quốc gia về nhựa
Bộ TN-MT và Cơ quan Diễn đàn kinh tế thế giới vừa tổ chức lễ khởi động chương trình Đối tác hành động toàn cầu về nhựa tại Việt Nam.
Tham gia chương trình này, Việt Nam cam kết giảm thiểu ô nhiễm nhựa và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Các tổ chức quốc tế cam kết hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giảm thiểu đáng kể dòng chất thải nhựa ra môi trường đất liền và đại dương, xây dựng lộ trình loại bỏ nhựa 1 lần, túi ny-lông khó phân hủy, đặc biệt tại các đô thị, khu du lịch ven biển và các khu bảo tồn biển.
Theo báo cáo, hiện Việt Nam phát sinh khoảng 22 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày, trong đó có khoảng 10% là nhựa. Phần lớn rác thải nhựa chưa được xử lý, tái chế để tái sử dụng gây nhiều nguy hiểm cho môi trường, lãng phí tài nguyên. Hiện cả nước có khoảng 2 ngàn doanh nghiệp nhựa, trong đó 450 doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa, túi
ny-lông.
Video đang HOT
Cần sớm có giải pháp xử lý chất thải nhựa triệt để
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT), mỗi năm trên địa bàn tỉnh sử dụng khoảng 200-300 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), tương đương khoảng 10-12 tấn vỏ thuốc BVTV các loại, chủ yếu là chất thải nhựa.
Điều đáng nói, với công nghệ đốt rác hiện đang được sử dụng tại các địa phương, không phải loại nhựa nào cũng được xử lý hoàn toàn. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Nông dân xã Tiền An, TX Quảng Yên thu gom bao bì thuốc BVTV để đúng nơi quy định.
Theo ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, Sở đã đề nghị các địa phương trong tỉnh tập trung xây dựng các bể chứa bao bì thuốc BVTV sau sử dụng. Hiện, toàn tỉnh đã xây dựng trên 3.000 bể chứa, đáp ứng trên 50% nhu cầu. Mặt khác, Sở NN&PTNT còn phối hợp với các địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả; thu gom và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng bằng nhiều hình thức.
Năm 2020, toàn tỉnh đã tổ chức gần 100 lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, thu gom xử lý bao gói thuốc BVTV cho trên 8.000 lượt người. Qua đó, công tác quản lý chất thải nhựa, ý thức giữ vệ sinh môi trường trong sản xuất nông nghiệp đã được nâng cao.
Điển hình như tại xã Tiền An, vùng có diện tích trồng rau lớn nhất TX Quảng Yên với trên 600ha. Trong quá trình canh tác, việc sử dụng thuốc BVTV của các hộ dân thải ra môi trường vỏ bao bì thuốc BVTV, trong đó chủ yếu là bao bì bằng nhựa. Để hạn chế thấp nhất tình trạng bao bì thuốc BVTV thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường, từ năm 2016, thị xã đã đầu tư, đặt hơn 100 bể chứa bao bì thuốc BVTV trên cánh đồng rau xã Tiền An. Chính quyền địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền bà con hạn chế sử dụng thuốc BVTV làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; thực hiện vứt, xả vỏ bao thuốc BVTV đúng nơi quy định. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao.
Chị Nguyễn Thị Thơ, thôn Đình, xã Tiền An, chia sẻ: Được xã tuyên truyền, bà con chúng tôi cũng ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cho điều kiện sống và sản xuất ổn định. Đến nay, các hộ dân đã tự thu gom vào đúng nơi quy định; trên những cánh đồng của xã không còn tình trạng vỏ chai, bao bì thuốc BVTV vứt bừa bãi...
Trong khi việc thu gom chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến thì vấn đề xử lý số chất thải này lại vẫn còn rất nhiều khó khăn. Được biết, hiện việc xử lý rác thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp của các địa phương trong tỉnh vẫn được thực hiện bằng hình thức thu gom vào các bể chứa rác và được đốt ở nhiệt độ chỉ vài trăm độ C, trong khi bao bì, chai lọ thuốc phải được đốt ở nhiệt độ khoảng 1.500 độ C mới tiêu hủy hết. Chính vì vậy, sau khi tiêu huỷ vẫn còn lại tàn dư chất thải bên ngoài môi trường. Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, nếu ở ngoài môi trường chất thải, nhựa nylon khi đốt sẽ tạo ra khí thải chứa dioxin và furan, là những chất kịch độc, tồn tại lại lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm nguồn đất, nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Như vậy, về lâu dài, tỉnh cần có kế hoạch đầu tư, xây dựng nhà máy xử lý chất thải nhựa, để đảm bảo các quy chuẩn về môi trường. Trong khi chưa có nhà máy này, thì việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp là rất cần thiết. Trong đó, người nông dân chính là chủ thể quan trọng.
Đứng ở góc độ quản lý nhà nước lĩnh vực nông nghiệp, trong triển khai nhiệm vụ năm 2021, Sở NN&PTNT đã yêu cầu các phòng, ban, đơn vị trực thuộc tiếp tục xây dựng các chương trình, hoạt động cụ thể nhằm phát huy các sáng kiến, mô hình thu gom, phân loại và tái sử dụng chất thải nhựa đáp ứng được quy định bảo vệ môi trường.
Theo đó, Chi cục Thủy sản sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các giải pháp thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa và hạn chế sử dụng phao xốp để làm nổi các lồng bè nuôi cá; kiểm soát chặt chẽ chất thải nhựa tại cộng đồng dân cư ven biển; xây dựng, thực hiện các giải pháp thu hồi các ngư cụ như lưới, phao bị thất lạc, bỏ quên hoặc thải bỏ trên biển. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xây dựng các giải pháp giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng bao bì nhựa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, phân bón sau sử dụng; chất thải nhựa trong sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, canh tác nông nghiệp. Đối với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường các giải pháp xử lý chất thải nhựa trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế phẩm xử lý, cải tạo môi trường chăn nuôi và khuyến khích các cá nhân, tổ chức ưu tiên sử dụng vật tư đầu vào thân thiện với môi trường trong chăn nuôi; xử lý bao bì nhựa thuốc thú y, sản phẩm động vật kiểm dịch, xác chết động vật nhiễm bệnh do dịch và các hoạt động thú y liên quan khác...
Vì sự bình yên của Thủ đô Trong nhiệm kỳ qua, Chương trình số 05-CTr/TU ngày 26-4-2016 của Thành ủy Hà Nội (khóa XVI) về "Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới, giai đoạn 2016-2020" đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, hoàn thành xuất sắc mục tiêu bảo đảm quốc phòng,...