Khởi động chiến dịch ‘Xóa bỏ phần mềm trái phép’
Vừa qua, BSA ra mắt chiến dịch mang tên ‘Xóa bỏ phần mềm trái phép’ để khuyến khích các doanh nghiệp hợp pháp hóa tài sản phần mềm đồng thời tuân thủ pháp luật sở tại, luật Bản quyền và luật An ninh mạng trước khi kết thúc năm 2019.
Chiến dịch “Xóa bỏ phần mềm trái phép” hướng đến 10.000 công ty trên khắp Việt Nam được cho là có nguy cơ sử dụng phần mềm bất hợp pháp. Trong đó bao gồm các tập đoàn thuộc một loạt các lĩnh vực kinh doanh như sản xuất, xây dựng, ngân hàng và tài chính, kỹ thuật, kiến trúc, truyền thông, thiết kế, CNTT và y tế.
“Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang nỗ lực trong hoạt động kiểm tra và quyết tâm chống lại hành động sử dụng phần mềm bất hợp pháp tại các doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng, dựa trên những nỗ lực hiện tại của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp sẽ hợp pháp hóa phần mềm nhiều hơn”, ông Tarun Sawney, Giám đốc cấp cao của BSA tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết.
“Tuy nhiên, bước cải thiện lớn nhất phải đến từ chính các công ty. Các CEO cần phải chủ động đảm bảo các công ty của họ tuân thủ và gửi đi thông điệp sử dụng phần mềm bất hợp pháp là không thể chấp nhận được”, ông Sawney nói thêm.
Giải pháp, theo ngành công nghiệp phần mềm, là thực thi mạnh mẽ hơn các luật bản quyền quốc tế hiện hành và sự chủ động từ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ về thực thi tăng cường bao gồm điều tra mở rộng các công ty sử dụng phần mềm bất hợp pháp. Kể từ tháng đầu năm 2018, vi phạm bản quyền là một tội bị xử phạt lên đến 3 tỷ đồng hoặc đình chỉ kinh doanh 2 năm đối với các tổ chức thương mại.
“Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tránh những hậu quả đáng tiếc bằng cách tự giác kiểm tra kỹ lưỡng phần mềm trên máy tính tại công ty để đảm bảo tất cả đều hợp pháp”, ông Sawney nói.
“Điều này đòi hỏi nỗ lực từ các CEO và lãnh đạo cấp cao, những người có quyền lợi trong việc bảo vệ dữ liệu, tài sản kỹ thuật số của công ty họ, của khách hàng, uy tín bản thân và phúc lợi tài chính. Đó là ý tưởng đằng sau chiến dịch này”.
Video đang HOT
Ông Tarun Sawney, Giám đốc cấp cao của BSA tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương
Theo BSA, Việt Nam đang thực hiện các bước để tạo ra một môi trường kỹ thuật số an toàn và hợp pháp. Cho đến nay, các cơ quan có thẩm quyền liên quan đã thực hiện hàng chục cuộc điều tra và kiểm tra công ty để theo đuổi mục tiêu này.
Không xem xét đúng mực việc quản lý rủi ro từ góc độ CNTT sẽ đặt dữ liệu của doanh nghiệp, nhân viên và khách hàng trước nguy cơ bị trộm cắp thông qua phần mềm độc hại thường ẩn trong các phần mềm trái phép hoặc không được cập nhật đầy đủ.
Để giúp thúc đẩy các lãnh đạo doanh nghiệp bắt tay vào hành động, BSA đang chuẩn bị ra mắt Công cụ ước tính rủi ro cho CEO. Với phần mềm này, các chủ doanh nghiệp có thể xác định mức phạt mà họ phải đối mặt nếu không kiểm soát tốt việc sử dụng phần mềm bất hợp pháp. Công cụ này sẽ được thiết kế vì lợi ích chung của các doanh nghiệp và đơn vị cung cấp phần mềm, không lưu trữ bất kỳ dữ liệu cụ thể nào của các công ty.
“Ngành công nghiệp phần mềm đánh giá cao công việc mà Việt Nam đang làm. Tuy nhiên, chúng tôi muốn thấy các CEO tại Việt Nam nỗ lực hơn nữa để đảm bảo việc sử dụng phần mềm tại doanh nghiệp của họ là hợp pháp 100%. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi cho rằng các CEO vi phạm luật, mà là nhiều người không quản lý bản quyền của tài sản phần mềm đủ chặt chẽ. Các công cụ như Công cụ ước tính rủi ro cho CEO của chúng tôi sẽ khuyến khích họ tuân thủ nghiêm túc hơn”, ông Sawney nói.
Theo ông Sawney: BSA muốn được hợp tác với các CEO và cung cấp hướng dẫn để họ xem xét tình trạng bản quyền phần mềm tại đơn vị mình. Việc sử dụng các phần mềm không có bản quyền trong cộng đồng doanh nghiệp Việt đòi hỏi một cách tiếp cận thực tiễn bởi chính các tập đoàn, xem tầm quan trọng của việc sử dụng phần mềm hợp pháp là ưu tiên hàng đầu.
Chiến dịch “Xóa bỏ phần mềm trái phép” là một phần của sáng kiến Hợp pháp hóa và Tự bảo vệ được đưa ra vào đầu năm nay. Cho đến nay, sáng kiến này đã giúp hàng ngàn công ty tại Đông Nam Á hợp pháp hóa tài sản phần mềm của họ và bảo vệ dữ liệu khỏi các phần mềm độc hại và tin tặc.
Theo TheLEADER
Thái Lan mở chiến dịch truy quét phần mềm bất hợp pháp
Cảnh sát Thái Lan và Liên minh phần mềm tin học (BSA) đang phối hợp mở chiến dịch truy quét phần mềm bất hợp pháp từ nay đến cuối năm 2019.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: ARN)
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, cảnh sát Thái Lan và Liên minh phần mềm tin học (BSA) đang phối hợp mở chiến dịch truy quét phần mềm bất hợp pháp từ nay đến cuối năm 2019.
Chiến dịch này sẽ nhắm tới khoảng 10.000 công ty trên khắp Thái Lan, trong đó có cả các tập đoàn lớn về xây dựng, ngân hàng và tài chính, kỹ thuật, kiến trúc, truyền thông, thiết kế, công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe, đang bị tình nghi có sử dụng phần mềm bất hợp pháp.
Nhiều công ty ở Thái Lan hiện vẫn sử dụng phần mềm máy tính bất hợp pháp, lậu hoặc sao chép không có bản quyền.
Truyền thông sở tại dẫn thông báo của Phòng ngăn ngừa tội phạm kinh tế thuộc Lực lượng cảnh sát Hoàng gia Thái Lan xác nhận sẽ tiếp tục theo dõi và khám xét các công ty bị nghi ngờ không tuân thủ luật pháp Thái Lan về bản quyền phần mềm, và sẽ xử phạt nặng đối với những trường hợp vi phạm.
Trong khi đó, BSA đang liên hệ với hàng nghìn lãnh đạo công ty ở Thái Lan để đưa ra hướng dẫn và tư vấn trong việc giải quyết việc sử dụng phần mềm bất hợp pháp tại nơi làm việc, đồng thời kêu gọi rà soát lại các phần mềm đang được sử dụng ở công ty xem chúng hợp pháp hay không.
Theo Giám đốc BSA Tarun Sawney, trong nhiều trường hợp chính các lãnh đạo công ty cũng không biết các phần mềm đang được sử dụng trên hàng trăm, hàng nghìn máy tính ở công ty có bản quyền hay không.
Chiến dịch truy quét phần mềm lậu này mang tên "Clean Up to the Countdown" (Truy quét đến hết năm) là một phần của sáng kiến Hợp pháp hóa và Bảo vệ được đưa ra đầu năm nay.
Đến nay, sáng kiến này đã giúp hàng nghìn công ty ở Thái Lan hợp pháp hóa phần mềm, đồng thời bảo vệ dữ liệu khỏi phần mềm độc hại và tin tặc./.
Theo viet nam plus
Nhóm hacker Turla ẩn mã độc trong phần mềm hợp pháp để qua mặt bước kiểm duyệt Các nhà nghiên cứu của Kaspersky vừa phát hiện nhóm hacker từ Nga tên là Turla đã cải tiến bộ công cụ của mình bằng cách nén mã độc JavaScript KopiLuwak vào tệp Topinambour, sau đó tạo hai phiên bản với ngôn ngữ khác nhau để thực hiện hành vi tấn công mạng. Nhóm hacker Turla ẩn mã độc trong phần mềm hợp...