Khởi động chiến dịch “Vì nụ cười phụ nữ”
Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vừa chính thức khởi động chiến dịch “Vì nụ cười phụ nữ” nhằm khơi dậy khát vọng vươn lên, khả năng sáng tạo của phụ nữ vượt qua khó khăn, thách thức trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Các đại biểu bày tỏ quyết tâm hưởng ứng chiến dịch “Vì nụ cười phụ nữ”
Được khởi động vào đúng dịp kỷ niệm 111 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, hưởng ứng chủ đề Ngày Quốc tế Phụ nữ năm 2021 do Liên Hợp Quốc phát động “Hành trình phụ nữ trong lãnh đạo: Xây dựng tương lai bình đẳng mới trong thế giới COVID – 19″, Chiến dịch cũng nhằm khích lệ phụ nữ chủ động tiếp cận và ứng dụng công nghệ để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng gia đình hạnh phúc, lan toả giá trị hạnh phúc đến mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
Video đang HOT
Không phải ngẫu nhiên mà Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam lựa chọn chủ đề này cho chiến dịch. Hơn 1 năm qua, bên cạnh những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, COVID-19 cũng đã hé lộ nhiều khía cạnh bất bình đẳng giới hết sức quan ngại: tỷ lệ phụ nữ tử vong do COVID-19 cao hơn tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh; gánh nặng công việc nội trợ, chăm sóc con, khó tiếp cận dịch vụ sức khoẻ gia tăng trong bối cảnh giãn cách xã hội, nguy cơ bị bạo lực và các vấn đề về sức khoẻ tinh thần; nguồn lực để phục hồi sau dịch bệnh của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng do hạn chế về đào tạo kỹ năng nghề, ít tiếp cận công nghệ lại tập trung trong các ngành dịch vụ, các loại công việc đơn giản, lương thấp và bấp bênh.
Đáng chú ý, bối cảnh dịch bệnh COVID-19 khiến tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực gia tăng từ 30 – 300%.
Số liệu của Trung tâm phụ nữ phát triển cũng cho thấy, tại Việt Nam, trong thời gian giãn cách xã hội do dịch COVID-19, số cuộc gọi của phụ nữ bị bạo lực đến đường dây nóng của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề nghị can thiệp hỗ trợ vì bạo lực gia đình đã tăng hơn 50%.
Số lượng được hỗ trợ tham vấn của Ngôi nhà Bình Yên – nơi tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình và bị mua bán trở về cũng tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2019; số lượng nạn nhân được hỗ trợ giải cứu và tiếp nhận vào Ngôi nhà Bình yên ở Hà Nội và Cần Thơ tăng 80% so với cùng kỳ năm trước.
Trong “bức tranh có những mảng màu tối” ấy, điều đáng mừng là nhiều chị em phụ nữ đã lên tiếng. Trước đó, kết quả từ cuộc điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ đầu tiên thực hiện năm 2010 cho thấy, có tới hơn 90% phụ nữ bị bạo hành được hỏi không dám lên tiếng hay tìm kiếm sự giúp đỡ. 10 năm sau, phụ nữ đã có thay đổi rất lớn, họ đã sẵn sàng chia sẻ, đấu tranh, phản bác, phê phán, tố giác trước những hành vi bạo lực nhằm vào mình cũng như những người thân.
Trong bối cảnh “chống dịch như chống giặc”, chúng ta không khỏi ấn tượng bởi hình ảnh nhiều nữ nhân viên y tế tạm gác tình mẫu tử để đi vào tâm dịch, tận tâm với người bệnh; là những chị em phụ nữ tự nguyện tham gia các tổ nấu ăn hỗ trợ các chốt chống dịch hay cần mẫn may khẩu trang, làm kính chống giọt bắn tặng cho các lực lượng làm nhiệm vụ, người dân vùng dịch…
Cùng với đó, phụ nữ cũng đã nhanh chóng thích ứng với tình trạng “bình thường mới” bằng cách tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin mà theo như bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: “ứng dụng công nghệ thông tin chính là điều kiện quan trọng để phụ nữ học hỏi, nâng cao kỹ năng, tìm kiếm cơ hội để phục hồi sau đại dịch, đồng thời thu hẹp dần khoảng cách giới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Ứng dụng tốt công nghệ thông tin không chỉ để phụ nữ không bị “tụt hậu công nghệ”, mà còn giúp chị em nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần, mang lại niềm vui, hạnh phúc và nụ cười cho bản thân”.
Để phụ nữ cười nhiều hơn, cùng với việc nâng cao nhận thức, thay đổi từ hành vi từ chính những người phụ nữ, chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng một xã hội bình đẳng, an toàn, để những nụ cười đẹp luôn nở trên môi mỗi người phụ nữ, lan toả giá trị hạnh phúc đến mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
Như lời của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: “khi chúng ta có những người phụ nữ tự tin, mạnh khoẻ và vui vẻ, là chúng ta sẽ có nhiều gia đình hạnh phúc. Đó cũng là điều mà chương trình “Vì nụ cười phụ nữ” muốn mang lại trong năm 2021 và những năm tiếp theo”./.
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Tân họp mặt kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ
Sáng 5-3, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Tân (An Giang) tổ chức họp mặt kỷ niệm 111 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 và 1981 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã ôn lại ý nghĩa truyền thống 2 sự kiện trọng đại của phụ nữ; truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Toàn huyện Phú Tân hiện có 24.512 hội viên phụ nữ, năm qua các cấp hội và hội viên đã thực hiện tốt phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc"; Cuộc vận động "Rèn luyện phẩm chất đạo đức "Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang" và Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Các cấp hội phụ nữ huyện còn tham gia thực hiện tốt các hoạt động an sinh xã hội, chăm lo cất nhà, trao học bổng, chăm lo phụ nữ yếu thế và phụ nữ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với tổng trị giá 200 triệu đồng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi thư chúc mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 Nhân dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã gửi thư chúc mừng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nữ ngành Thông tin & Truyền thông. Các đồng nghiệp nữ thân mến! Mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, tôi thân mến chúc toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động...