Khói do cháy rừng làm gia tăng cháy rừng
Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng cháy rừng tạo ra điều kiện thời tiết đẩy nhanh sự lan rộng của đám cháy và phơi nhiễm ô nhiễm không khí trong phạm vi khu vực.
Các phát hiện này được đăng tải trong tạp chí Science ngày 3/2.
Khói lửa bốc ngùn ngụt trong đám cháy rừng ở Yreka, bang California (Mỹ) ngày 2/8/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo nghiên cứu, hiện tượng hồi tiếp rõ rệt giữa cháy rừng và thời tiết tại nhiều khu vực dễ cháy, trong đó có bờ biển phía Tây nước Mỹ và Đông Nam Á, có thể được sử dụng để điều chỉnh các chiến lược giảm cháy rừng.
Cháy rừng gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng trên toàn thế giới trong vài thập niên qua, tuy nhiên giới khoa học vẫn ít biết cách thức các yếu tố có thể tác động đến thời tiết ngắn hạn liên quan đến cháy rừng, chẳng hạn như muội than từ khói cháy rừng.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Nam Kinh, Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc và Viện Hóa học Max Planck của Đức phát hiện ra rằng các tác động bức xạ của sương mù từ khói có thể làm thay đổi gió gần mặt đất, độ khô của không khí và lượng mưa, theo đó làm trầm trọng thêm ô nhiễm không khí qua việc tăng khí thải do cháy và giảm khả năng tan sương.
Nghiên cứu cho thấy các đám khói cháy rừng tại miền Tây nước Mỹ gây ra gió khô nóng nhiều hơn và gió này làm đẩy nhanh sự lan rộng của cháy rừng. Ngoài ra, khói do cháy tại khu vực mưa mùa ở châu Á làm giảm lượng mưa và do đó kéo dài mùa cháy rừng.
Theo nghiên cứu, mặc dù cháy rừng khắc nghiệt tại 2 khu vực trên bị ảnh hưởng khác nhau từ gió khô và mưa, nhưng có chung cơ chế hồi tiếp – cả hai đều do tác động bức xạ của khói cháy rừng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc dập tắt cháy ở giai đoạn đầu bùng phát dựa trên dự báo gần thời gian thực có thể ngăn chặn một số vụ cháy rừng khắc nghiệt.
Hàng nghìn người phải sơ tán do cháy rừng ở bang California
Hàng nghìn người đã được lệnh sơ tán do cháy rừng lan rộng ở khu vực phía Bắc bang California trong bối cảnh miền Tây nước Mỹ đang trải qua đợt nóng như thiêu như đốt do hiệu ứng vòm nhiệt.
Khói lửa bốc ngùn ngụt trong đám cháy rừng ở Yreka, bang California (Mỹ) ngày 2/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Sở cứu hỏa hạt Siskiyou cho biết đám cháy được gọi là Mill Fire đã lan rộng ra khu vực rộng hơn 400 ha với "tốc độ nguy hiểm". Truyền thông đăng tải các đoạn phim cho thấy một số tòa nhà đang bốc cháy. Lệnh sơ tán bắt buộc đã được ban bố tại các thị trấn bao gồm Weed, Lake Shastina và Edgewood. Các học sinh tại một trường trung học địa phương đã được đưa đến nơi an toàn, trong khi một nơi trú ẩn tiếp nhận động vật và gia súc đã được thiết lập.
Hạt Siskiyou nằm trong khu vực có nhiều rừng và tương đối ít dân cư ở phía bắc California. Khu vực này đã bị ảnh hưởng nặng nề vì các vụ cháy rừng trong những năm gần đây. Năm 2014, hơn 150 tòa nhà đã bị phá hủy tại thị trấn Weed - nơi có gần 3.000 cư dân - do đám cháy Boles.
Bang California và các vùng của các bang lân cận Nevada và Arizona đang phải trải qua đợt nắng nóng khắc nghiệt. Hiện tượng vòm nhiệt hình thành do áp suất cao đang bao trùm khu vực này, khiến nhiệt độ tăng cao. Vòm nhiệt là hiện tượng thời tiết giữ nhiệt độ lại ở một khu vực và ngăn các hệ thống thời tiết khác di chuyển đến. Khi khí nóng cố thoát ra ngoài, vòm nhiệt cản lại và làm khí nóng chìm xuống, khiến nhiệt độ càng tăng lên.
Đám cháy rừng vượt tầm kiểm soát tại bang Oregon, Mỹ Ngày 12/9, một đám cháy rừng lớn đã vượt ngoài tầm kiểm soát tại bang Oregon, miền Tây nước Mỹ, buộc người dân phải sơ tán, đồng thời đe dọa nhiều thị trấn và hàng nghìn căn nhà. Đây là vụ cháy rừng mới nhất hoành hành tại khu vực này trong suốt mùa Hè nắng nóng gay gắt. Cảnh đổ nát sau...