Khởi đầu làn sóng FDI thứ ba – bài 2
Tấm huân chương nào cũng có mặt trái. Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) với Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) nảy sinh thách thức mới đối với thu hút FDI của nước ta. Báo Đầu tư xin trân trọng giới thiệu kỳ 2 bài viết của GS. TSKH Nguyễn Mại về nội dung này.
Các dự án đầu tư của khu vực FDI đang cùng dự án trong nước tạo hợp lực để kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn
Bài 2: Thách thức mới đối với thu hút FDI
- III -
Các nước thành viên AEC đều tận dụng thời cơ để đề ra chính sách ưu đãi mới và cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh trong điều kiện không gian kinh tế được mở rộng ra toàn cộng đồng, khi tự do hóa chu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có kỹ năng, trong đó lĩnh vực ngân hàng, tài chính, nguồn nhân lực chất lượng cao. So với một số nước trong ASEAN, Việt Nam vẫn còn có khoảng lệch nhất định.
Việc một nhà đầu tư ngoại khối khi thực hiện dự án tại một nước thành viên ASEAN được coi là nhà đầu tư ASEAN sẽ tạo cơ hội để họ tận dụng lợi thế khác biệt giữa các nước thành viên ASEAN. Bởi vì, dù đầu tư tại Việt Nam hay tại Thái Lan, thì sản phẩm của họ cũng được tự do chu chuyển trong nội khối với những điều kiện về thuế quan và phi thuế quan như nhau, chỉ còn lại sự khác nhau về thuế nội địa và môi trường kinh doanh từng nước.
GS. TSKH. Nguyễn Mại
Các hiệp định thương mại tự do cũng đặt ra thách thức mới đối với thu hút FDI. Những quy định về đầu tư trong các hiệp định thương mại tự do mới như nguyên tắc đối xử quốc gia (NT), quy chế tối huệ quốc (MFN) không có nhiều khác biệt so với những hiệp định thương mại và đầu tư mà Việt Nam đã tham gia ký kết, nhưng có một số nhân tố mới liên quan đến đầu tư như quy định về lao động và thành lập công đoàn, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm của chính phủ, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước là những vấn đề phải thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng không dễ xử lý, đòi hỏi các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động FDI phải lưu ý.
Video đang HOT
Về các đối thủ cạnh tranh thu hút FDI, đang có những thay đổi đáng kể. Trong khi Trung Quốc mất dần lợi thế và tạo cơ hội để nước ta nhận được một phần việc chuyển dịch nhà máy của doanh nghiệp FDI từ nước này như Samsung, Nokia – Microsoft đã tiến hành, thì Ấn Độ đang nổi lên là một đối thủ mới.
Đất nước có số dân 1,25 tỷ người, đang thực hiện chiến lược phát triển kinh tế năng động và giành được thành tựu khá ấn tượng trong các nước mới nổi (BRICS), có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trên 7% năm 2015, với tầm nhìn của Thủ tướng Narendra Modi vốn là chủ doanh nghiệp, đã thực hiện hàng chục chuyến thăm nước ngoài để xúc tiến đầu tư bằng các cam kết có chính sách ưu đãi lớn của chính phủ trung ương về thuế, tiền thuê đất, thủ tục hành chính đơn giản cộng thêm ưu đãi của chính phủ từng bang.
Theo UNCTAD, Ấn Độ lần đầu tiên đã lọt vào nhóm 10 nước thu hút FDI lớn nhất thế giới trong năm 2014 với 34 tỷ USD, tăng 22% (so với 28 tỷ USD của năm 2013), chiếm 83,5% tổng 41,2 tỷ USD FDI vào khu vực Nam Á, bao gồm cả Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC). FDI vào Ấn Độ tiếp tục tăng 74% trong tháng 8/2015 so với cùng kỳ năm 2014.
Mô hình tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ bắt đầu từ năm 1991 là ưu tiên tiêu thụ nội địa thay vì tập trung phục vụ xuất khẩu, trong những năm gần đây đã cân bằng hơn giữa thị trường trong nước và ngoài nước. Đóng góp lớn nhất cho sự chuyển đổi cơ cấu đưa Ấn Độ tăng trưởng nhanh là ngành công nghệ thông tin (IT) từ 4,8 tỷ USD năm 1997 tăng lên 118 tỷ USD năm 2014, trong đó xuất khẩu đạt 99 tỷ USD. GDP năm 2014 đạt trên 2.000 tỷ USD.
“Về các đối thủ cạnh tranh thu hút FDI, đang có những thay đổi đáng kể. Trong khi Trung Quốc mất dần lợi thế và tạo cơ hội để nước ta nhận được một phần việc chuyển dịch nhà máy của doanh nghiệp FDI từ nước này như Samsung, Nokia – Microsoft đã tiến hành, thì Ấn Độ đang nổi lên là một đối thủ mới”
Tháng 4/2015, Thủ tướng Narendra Modi đã phát động nhiều chiến dịch như “Make in India”, “Skill India”, “Digital India”… nhằm thu hút FDI vào ngành chế tạo, phát triển kỹ năng và khai thác nguồn nhân lực dồi dào trong nước. Chính phủ nước này cũng đề ra mục tiêu tạo ra 100 triệu việc làm mới vào năm 2022.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo, kinh tế Ấn Độ tăng trưởng khoảng 7,2% và sẽ là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Ấn Độ có Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) đứng thứ 55 trong 125 nền kinh tế được xếp hạng trên thế giới.
Quan hệ giữa Ấn Độ với Việt Nam rất hữu nghị và hợp tác. Tuy vậy, Ấn Độ đang nổi lên như là đối thủ cạnh tranh với Việt Nam thu hút FDI kể cả các dự án thâm dụng vốn và lao động như dệt, may, giày dép, mà lợi thế nguồn cung lao động giá rẻ thuộc về Ấn Độ. Về các dự án công nghệ cao, Ấn Độ có ưu thế nổi trội về tiềm lực trí tuệ do con số kỹ sư hàng năm được các trường đại học và cao đẳng cung ứng cho thị trường lao động nhiều hơn bất kỳ nước lớn nào trên thế giới. Nhiều dự án đang được thực hiện rất có hiệu quả bằng dịch vụ thành lập công ty, nộp thuế, kế toán… thông qua internet cho các công ty và gia đình Mỹ.
- IV -
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) năm 2015 được tổ chức ngày 1/12/2015 tại Hà Nội, đại diện doanh nghiệp FDI đến từ các châu lục đều ghi nhận những tiến bộ rõ ràng về kinh tế vĩ mô, về cải cách thể chế, đã kiến nghị với Chính phủ nhiều vấn đề cụ thể, ví dụ thủ tục nộp thuế, hoàn thuế, thanh kiểm tra thuế còn mang nặng dấu ấn của “cơ chế xin- cho”; phản đối một số quy định của Thông tư 23/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. Đại diện doanh nghiệp Mỹ đề nghị Việt Nam thay đổi quy định về việc nhập cảnh của công dân Mỹ, hiện có thời gian ba tháng và một lần thành một năm và nhiều lần như Mỹ áp dụng đối với công dân Việt Nam khi nhập cảnh vào Mỹ…
Nhiều kiến nghị tại VBF năm 2015 cần được các bộ, ngành ở trung ương và chính quyền địa phương nghiên cứu, phân loại để đề ra giải pháp khắc phục những vấn đề đang gây trở ngại cho đầu tư và kinh doanh.
Trong khi thể chế kinh tế dần được hoàn thiện, thì việc cải cách thể chế chính trị và thực thi thể chế nổi lên là khâu quan trọng nhất. Cải cách nhanh hơn và có hiệu quả hơn cơ cấu bộ máy nhà nước, giải quyết đồng bộ hơn những vấn đề có liên quan đến nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ công chức là hai nhân tố quyết định của việc chuyển sang Nhà nước kiến tạo, Chính phủ điện tử để bảo đảm nước ta có thứ hạng cao trên thế giới về môi trường đầu tư và kinh doanh.
Nhân dân và doanh nghiệp hy vọng thành công của Đại hội XII của Đảng sẽ tạo nên luồng gió mới trong quản lý nhà nước, biết sử dụng quyền lựa chọn nhà đầu tư và dự án FDI phù hợp với quy hoạch ngành và vùng lãnh thổ, vừa có lợi cho địa phương, vừa bảo đảm lợi ích đất nước, không châm chước mục tiêu của từng lợi ích dự án. Khi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì hỗ trợ, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện đúng luật pháp, kể cả bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. Trong trường hợp dự án đầu tư có nhiều đối tác tham gia thì việc lựa chọn cần ưu tiên cho doanh nghiệp trong nước nếu về cơ bản có đủ điều kiện thực hiện, bởi vì việc phát triển đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam cần được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giai đoạn mới.
Với hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đại hội XII như coi kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng, cải cách mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước theo hướng hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi làm cho động lực tăng trưởng trong nước hoạt động tốt hơn, để cùng với động lực đang vận hành tốt là khu vực FDI tạo thành hợp lực cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn, bền vững hơn theo hướng nền kinh tế xanh trong giai đoạn 2016 – 2020.
GS – TSKH Nguyễn Mại
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
AEC tạo tiền đề cho vốn ngoại chảy vào bất động sản khu vực
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015, với mục tiêu tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên. Bất động sản sẽ hưởng lợi gì từ AEC (?), Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn phát triển, Công ty TNHH CBRE Việt Nam vừa có báo cáo về vấn đề này.
Hội nhập ASEAN mang lại lợi ích gì cho bất động sản đang là vấn đề được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Theo CBRE, việc thành lập một thị trường chung cho Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào cuối năm 2015 ngay lập tức sẽ mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp của các nước thành viên với nhiều tín hiệu tích cực cho thị trường văn phòng và bán lẻ.
Các chuyên gia CBRE dự đoán nguồn cung - cầu không gian công nghiệp và văn phòng tại hầu hết các thị trường trong khối ASEAN sẽ tăng lên trong thời gian ngắn và trung hạn khi ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các công ty đa quốc gia được thành lập trong khu vực.
Thị trường kho vận đặc biệt được kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng và phát triển trong khối ASEAN, tạo điểm nhấn quan trọng trong kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và từng bước xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Sự tăng trưởng của thị trường công nghiệp cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng nguồn cung văn phòng khi có nhiều công ty đa quốc gia tham gia vào thị trường và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng mở rộng. Đặc biệt, ngành dịch vụ tài chính và pháp lý tại các thị trường mới nổi có thể đẩy mạnh trên cơ sở thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng và đề xuất tự do hóa thị trường vốn của khu vực.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài cũng đang xúc tiến để gia nhập vào thị trường ASEAN, xây dựng trên nền tảng họ đã tạo lập trong những năm qua. Du lịch hiện là điểm sáng cho các nước thành viên khi kế hoạch của Cộng đồng Kinh tế ASEAN tập trung vào việc củng cố cơ sở hạ tầng cho giao thông đường bộ và đường hàng không và tăng cường hợp tác khu vực để thu hút nhiều du khách đến khu vực.
Ông Desmond Sim, Giám đốc phụ trách Nghiên cứu của CBRE tại Singapore và khu vực Đông Nam Á phát biểu: "Tuy vẫn còn nhiều rào cản và hạn chế mà các nước trong khối ASEAN cần phải vượt qua, khu vực này vẫn được kỳ vọng sẽ duy trì sức hấp dẫn cho các doanh nghiệp và bất động sản thương mại với việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm tăng cường sự phát triển trong khu vực."
Theo đó, có rất nhiều trở ngại cho sự tăng trưởng trong khu vực. Trong đó, khả năng của việc quản lý yếu kém nguồn cung nở rộ có thể dẫn đến biến động giá thuê mặt bằng bán lẻ. Điều này sẽ gây trì trệ hoặc thậm chí ngăn cản việc mở rộng của các nhà bán lẻ. Việc thiếu nguồn lao động có tay nghề cũng là thách thức cho phân khúc văn phòng và công nghiệp trong ngắn và trung hạn, có thể gây trở ngại cho việc mở rộng của các nhà sản xuất công nghiệp có giá trị cao. Sự chênh lệch lớn về chuyên môn giữa các nước thành viên cũng hạn chế những tác động tích cực của đề xuất tự do hóa lao động ASEAN.
Một trở ngại khác là việc thiếu các chính sách hỗ trợ đầu tư bất động sản để thúc đẩy tự do hóa chính sách đầu tư và lưu chuyển vốn tự do. Các nhà đầu tư bất động sản thường bị hạn chế về quyền sở hữu đất cho người nước ngoài và thời hạn cho thuê ngắn. Một môi trường đầu tư chuyên nghiệp phải thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hoàn thiện tiến trình phát triển chung của khối ASEAN.
Do đó, từng nước trong khu vực cần xem xét lại luật sở hữu đất với mục đích mua bán để cho phép người nước ngoài tham gia phát triển bất động sản.
Tuy nhiên, các nhà quan sát thị trường vẫn lạc quan về dòng vốn đổ vào bất động sản, dựa trên tài liệu chi tiết thu thập được tại cộng đồng ASEAN trong thập kỷ vừa qua. ASEAN ghi nhận tổng dòng vốn đầu tư vào bất động sản trong khu vực từ năm 2005 đến năm 2014 là 28,190 tỉ đô la Mỹ. Trong vòng 5 năm gần đây, từ năm 2010 đến năm 2014, Trung Quốc giữ vị trí là nhà đầu tư hàng đầu vào thị trường ASEAN, chiếm 29% tổng vốn đầu tư với trị giá đầu tư lên đến 4,423 tỉ đô la Mỹ. Singapore đứng vị trí thứ hai với trị giá đầu tư là 4,268 tỉ đô la Mỹ, chiếm 28% tổng vốn đầu tư trong cùng giai đoạn. Cùng với việc gia tăng các khoản đầu tư xuyên biên giới vào thị trường ASEAN, có một bước dịch chuyển lớn trong việc phân bổ vốn đầu tư toàn cầu vào các nước thành viên trong những năm gần đây.
Ông Sim cho biết thêm: "Cộng đồng Kinh tế ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc tự do hóa thị trường đầu tư tại khu vực này, tạo tiền đề cho vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường của các nước thành viên. Sự phát triển đa dạng của thị trường bất động sản trong khu vực ASEAN thiết lập phạm vi rộng lớn hơn cho chiến lược của các nhà đầu tư. Những thị trường phát triển như Singapore và Malaysia có thể cung cấp cho các nhà đầu tư cơ hội đầu tư "cốt lõi" hoặc "giá trị cộng thêm". Trong khi đó, những cơ hội đầu tư "nhất thời" có thể nắm bắt được tại các thị trường mới nổi như Việt Nam và Philippines. Vì vậy, vốn đầu tư vào thị trường bất động sản khu vực ASEAN được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khi các nhà đầu tư đang tìm kiếm thị trường mới cho danh mục đầu tư bất động sản."
Theo Quang Hưng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại. Hiện, doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ chiếm khoảng 17% tổng kim ngạch xuất khẩu. Do đó theo các chuyên gia kinh tế, cần có những chính sách hỗ trợ nhằm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Pháp thông báo cam kết của Mỹ đối với lệnh ngừng bắn tại Ukraine
Thế giới
23:03:33 10/05/2025
NGAY LÚC NÀY: Hà Nội mưa tầm tã khiến tất cả mệt mỏi, staff cõng fan vào khu y tế tại concert Anh Trai Say Hi, nhiều người bỏ về dù nghệ sĩ vẫn diễn hết mình
Nhạc việt
22:57:24 10/05/2025
Thu Thủy tiết lộ mối quan hệ với mẹ chồng sau 6 năm làm dâu
Sao việt
22:53:28 10/05/2025
Chia sẻ hiếm hoi của Lưu Đức Hoa về cô con gái 13 tuổi
Sao châu á
22:50:12 10/05/2025
Ben Affleck khó chịu vì bạn thân Tom Cruise hẹn hò tình cũ Ana de Armas
Sao âu mỹ
22:47:59 10/05/2025
Vợ Quang Hải bầu lần 2, tâm thư gửi mẹ gây xúc động, CĐM đồng loạt "quay xe"?
Netizen
22:45:38 10/05/2025
Hot girl 'Người ấy là ai', TikToker triệu view gây chú ý ở 'Gương mặt truyền hình'
Tv show
22:40:53 10/05/2025
Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club
Pháp luật
22:02:09 10/05/2025
TP HCM: Tai nạn nghiêm trọng ở quận 12 tối nay
Tin nổi bật
21:45:48 10/05/2025
12 mẫu thời trang hè trẻ trung, gợi cảm cho người mệnh Hỏa
Thời trang
21:38:55 10/05/2025