Khỏi Covid-19 là rất may mắn, nhưng người bệnh tiếp tục phải đối diện 16 di chứng này!
Bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh có thể gặp phải 16 di chứng dưới đây, gây khó khăn trong sinh hoạt và làm việc trở lại.
Tờ The Sun đưa tin, nhiều người từng mắc COVID-19 cho biết họ không thể trở lại làm việc và sinh hoạt như trước vì gặp các di chứng kéo dài hàng tháng sau khi được điều trị khỏi. Các di chứng đó gồm: rụng tóc, đau nhức cơ thể, mệt mỏi kiệt sức,…
Để tìm hiểu rõ hơn, sau đây là tổng hợp 16 di chứng kéo dài có thể gặp phải sau khi đã khỏi COVID-19:
1. Rụng tóc
Một cuộc khảo sát trực tuyến gần đây có sự tham gia của 1.500 người đã được chữa khỏi COVID-19 cho thấy, cứ trong 4 người đã bình phục sẽ có một người bị rụng tóc sau thời gian điều trị. Kết quả khảo sát của nhóm Survivor Corp trên Facebook cũng ghi nhận có 27% số bệnh nhân COVID-19 cho biết mình bị rụng tóc/lông sau khi đã khỏi bệnh.
Đó có thể là rụng tóc hoặc lông ở các bộ phận trên cơ thể, chẳng hạn như lông mày. Tình trạng này được gọi là TE (Telogen Effluvium) – tình trạng một người bị rụng tóc tạm thời. Các bác sĩ cho rằng, TE thường xảy ra khi số lượng nang tóc trên da đầu thay đổi cũng như khi bệnh nhân bị căng thẳng. Trường hợp bị TE nặng sẽ lan đến phần lông mày và các bộ phận khác trên cơ thể.
Thân nhiệt cao (trên 38 độ C) là một triệu chứng chính khi mắc COVID-19. Nhiệt độ cơ thể bình thường của bạn là khoảng 37 độ C. Sốt thường là khi nhiệt độ cơ thể của bạn cao hơn hoặc bằng 37,8C. Bạn có thể cảm thấy nóng, lạnh hoặc rùng mình. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhiệt độ bình thường là khoảng 36,4C, nhưng nhiệt độ này có thể thay đổi một chút ở từng bé.
3. Tiêu chảy
Hồi tháng 6, Mỹ đã bổ sung tiêu chảy vào danh sách chính thức về các triệu chứng COVID-19. Các chuyên gia tại Đại học King’s College London (Anh) trước đó đã xác định đây là một triệu chứng của COVID-19. Họ xếp bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 thành 6 mức độ nghiêm trọng và những người ở nhóm 3 và 6 được phát hiện đã bị tiêu chảy.
4. Kiệt sức
Cũng vào tháng 6, đã có những báo cáo về nhiều người dân Anh bị mệt mỏi sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Đó là tình trạng kiệt sức, cảm thấy không còn năng lượng, khiến bạn không thể làm mọi việc hàng ngày.
Cũng có khả năng là bạn sẽ bị kiệt sức về tinh thần và thể chất, nhiều bệnh nhân COVID-19 sau khi khỏi bệnh cũng phải đối mặt với tình trạng này.
5. Đau ngực
Virus corona tấn công phổi, vì vậy không có gì quá ngạc nhiên khi những người nhiễm virus có khả năng bị đau ngực. Một số có thể vì được đặt máy thở nên có thể gây đau. Nhiều người đã khỏi COVID-19 cho biết họ bị đau ngực khi leo cầu thang hoặc đi bộ.
Ảnh: Getty – Contributor
6. Mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng bạn không thể ngủ trong một thời gian dài. Mất ngủ có thể khiến bạn kiệt sức, khiến bạn gặp khó khăn khi làm việc. Trong tháng 3, nhiều người dân Anh cho biết họ bị mất ngủ do căng thẳng với đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
7. Ảo giác
Các bệnh nhân COVID-19 được chữa khỏi cho biết họ bị ảo giác. Ảo giác là khi ai đó nhìn, nghe, ngửi, nếm hoặc cảm nhận những thứ không tồn tại bên ngoài tâm trí của họ. Tình trạng này thường do tác dụng phụ của thuốc gây ra.
8. “Ngón chân Covid”
Các bác sĩ cho biết tình trạng “ngón chân Covid” chủ yếu gặp ở trẻ em. Theo các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Covid-19, họ đã phát hiện những trường hợp bất thường, một số người bệnh bị nổi mụn nước và sưng tím trên bàn chân.
Các bác sĩ cho rằng đây là tình trạng viêm. Bác sĩ Ignacio Garcia-Doval giải thích, loại phát ban phổ biến nhất trong nghiên cứu là phát ban dát sần. Tuy nhiên, các chuyên gia không muốn khẳng định phát ban chắc chắn có liên quan đến COVID-19 vì chúng là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh nhiễm trùng do virus.
Đây là một tình trạng trước đây không liên quan đến virus nCoV, nhưng Nhóm nghị sĩ toàn đảng (APPG) hiện đã thêm nó vào danh sách các triệu chứng còn kéo dài sau khi khỏi COVID-19.
Hình ảnh ngón chân “Covid”
9. Ớn lạnh
Cảm thấy ớn lạnh cũng là một triệu chứng hậu khỏi COVID-19. Ớn lạnh là cảm giác bạn cảm thấy lạnh mặc dù không có nguyên nhân tác động.
10. Mất định hướng
Những bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh cho biết họ cảm thấy mất phương hướng với môi trường xung quanh. Nhiều trường hợp cho biết họ bị mê sảng, lú lẫn và lo âu. Đặc biệt, các bác sĩ cho biết những ca COVID-19 nặng nhập viện thường xuất hiện “Mê sảng ICU”. Hiện nhiều bệnh nhân có di chứng hậu COVID-19 là những vấn đề này.
11. Các vấn đề về nhận thức
Các vấn đề về nhận thức bao gồm: mất trí nhớ, khó tập trung chú ý và khó hiểu ý người khác. Điều này có thể gây suy nhược cho bệnh nhân và nhiều người mắc các triệu chứng này đã không thể trở lại làm việc.
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân có thể do virus SARS-CoV-2 trực tiếp xâm nhập vào mô não. Phó Giáo sư Tâm lý học Natalie C Tronson, Đại học Michigan (Mỹ) cho biết: “Càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự lây nhiễm của virus vào các tế bào biểu mô và hệ tim mạch, hoặc thông qua hệ miễn dịch và gây viêm, dẫn đến những thay đổi về thần kinh lâu dài sau khi mắc COVID-19″.
12. Các vấn đề về hô hấp
Hầu hết những người nhiễm SARS-CoV-2 đều có thể gặp các vấn đề về hô hấp vì virus này tấn công phổi. Nhưng khi đã khỏi COVID-19, nhiều người vẫn cho biết mình vẫn gặp những vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như khó thở.
13. Đau nhức cơ thể
Nhiều trường hợp COVID-19 có di chứng đau nhức cơ thể sau khi khỏi bệnh. Đây là một triệu chứng của hầu hết các bệnh nhiễm trùng do virus, khi một vật thể lạ xâm nhập, cơ thể bạn sẽ phản ứng lại với nó. Tình trạng viêm do virus SARS-CoV-2 có thể khiến các cơ đau nhức.
Ảnh: Getty Images – Getty
14. Nhịp tim hơn 100 nhịp một phút (Nhịp tim nhanh)
Hầu hết mọi người thường có nhịp tim hơn 100 nhịp một phút nếu vừa tập luyện thể dục, thể thao. Nhịp tim bình thường của người lớn có thể nằm trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp/phút. Các yếu tố như cân nặng cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.
Các chuyên gia cho rằng các vận động viên hồi phục sau khi nhiễm virus nCoV có thể phải đối mặt với các biến chứng tim nghiêm trọng hoặc lâu dài. Nhịp tim cao có thể khiến bạn cảm thấy như sắp tắt thở.
15. Nôn mửa
Những bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục cho biết họ cũng có di chứng nôn mửa. Ở Trung Quốc, chỉ có khoảng 5% người nhiễm nCoV bị buồn nôn – so với các triệu chứng phổ biến hơn như sốt (87,9%) hoặc ho khan (67,7%). Tuy nhiên, không thể loại trừ nôn mửa là một triệu chứng cần chú ý.
16. Các vấn đề về nhịp tim (Rối loạn nhịp tim)
Những người có di chứng COVID-19 sau khi khỏi bệnh cũng báo cáo vấn đề về nhịp tim. Bệnh nhân có thể cảm thấy như thể trái tim đã đập lệch nhịp, không đồng bộ với nhịp điệu tự nhiên của nó. Tim có thể đập quá nhanh hoặc quá chậm. Đó là hậu quả của một trái tim đã yếu đi hoặc bị tổn thương.
Bệnh cảm mùa hè đã dính thì rất lâu khỏi và khó chịu
Mùa hè rất nhiều người bỗng nhiên mắc bệnh cảm với những triệu chứng rất mỏi mệt, khó chịu, dai dẳng. Đó chính là bệnh cảm.
Các thói quen dễ gây b ệnh cảm mùa hè
Mùa hè bệnh thường nặng hơn mùa đông vì nắng nóng mọi người hoạt động nhiều hơn, kéo theo cơ thể thường bị thiếu nước, hệ miễn dịch yếu đi, dễ bị dị ứng, nhiễm trùng. Vi rút gây bệnh cảm cũng mạnh hơn trong mùa hè, chủ yếu là entero vi rút gây sổ mũi, đau họng, rát họng, khô họng, cay họng, đau dạ dày, sốt, đau nhức cơ thể... và có thể nhiễm bất cứ lúc nào.
Nắng nóng mùa hè rất dễ mắc bệnh cảm. Ảnh minh họa.
Các thói quen dễ gây cảm lạnh, cảm nóng mùa hè như:
- Dùng quạt nhiều giờ làm cơ thể mất nước, suy yếu, cảm giác mệt mỏi, uể oải... điều kiện tốt cho vi rút tấn công.
- Bật máy lạnh ở nhiệt độ thấp hơn bên ngoài sẽ làm cho cơ thể không kịp thích nghi khi ra vào cũng tạo điều kiện cho vi rút tấn công cơ thể, thậm chí bị sốc nhiệt. Hay ngồi làm việc trong phòng máy lạnh mà không biết chăm sóc sức khỏe cũng dễ mắc bệnh.
- Tắm, ngâm mình lâu trong nước mát rất dễ chịu, nhưng cũng làm khô da, mất nước, còn khiến thân nhiệt cơ thể hạ thấp, nhiễm lạnh...
- Trời nóng mà tắm khuya tăng nguy cơ bị cảm lạnh, có thể dẫn đến thiếu máu não, đột quỵ... nhất là những người có bệnh lý nền.
Theo các chuyên gia y tế, vi rút dẫn đến cảm mùa hè là do các vi rút thuộc chi entero thích nhiệt độ cao, mạnh mẽ hơn nhiều (khác với vi rút mùa đông), nên tuy mùa hè ít bị mắc bệnh cảm hơn mùa đông, nhưng đã "dính" thì rất lâu khỏi.
Triệu chứng bệnh cảm mùa hè là có ho, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, viêm họng... gây sốt cao và rõ rệt hơn (nếu là viêm mũi dị ứng thì các triệu chứng này thường diễn ra cùng lúc và giảm ngay khi đi tới nơi khác).
Bệnh cảm mùa hè lây lan rất nhanh. Ảnh minh họa.
Những điều cần biết khi dính cảm
Bệnh cảm mùa hè có khả năng lây lan rất nhanh trong gia đình, nơi làm việc... nên khi bị cảm cần có ý thức cách ly để tránh nguy cơ nhiễm bệnh cho người lành và mọi người cần có chút kiến thức để không tăng nặng các khó chịu của bệnh. Người dân cần đi khám bác sĩ để được điều trị đúng, hoặc muốn dùng thuốc uống, xịt, hay thông mũi... cần có ý kiến của bác sĩ:
- Việc điều trị kháng sinh cho cả cảm lạnh, cảm cúm dường như không hiệu quả, thuốc kháng sinh cũng chỉ tiêu diệt được vi khuẩn mà không diệt được vi rút. Trên thị trường có nhiều loại thuốc chữa bệnh cảm, dễ dùng nên rất hay bị người dân hiểu sai, dùng sai nếu không được bác sĩ khám và kê đơn thuốc thì bệnh càng lâu khỏi.
- Một số thuốc thông mũi, xịt mũi tự ý dùng nếu quá 3 ngày còn có thể làm người bệnh phụ thuộc vào thuốc.
- Xịt nước muối nhiều người dùng, nhưng chỉ giúp ngăn chặn nhiễm bệnh, thông xoang chứ không chữa được cảm cúm, cảm lạnh.
- Xông mũi bằng hơi nước nóng, hoặc thảo dược có độ ẩm tốt cho mũi, nhưng sức nóng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm mũi.
- Hút thuốc khi mắc cảm là sai lầm nghiêm trọng, vì nó là nguyên nhân gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp từ cảm cúm, cảm lạnh thông thường.
- Không uống đủ nước là sai lầm nhiều người - kể cả người khỏe mạnh cũng mắc. Uống thiếu nước sẽ đau đầu, khó chịu. Tốt nhất cần uống đủ nước giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm cho chất nhầy ở xoang, mũi lỏng ra, chảy xuống chứ không lưu lại ở xoang, hay phổi làm bệnh lâu khỏi.
- Các thuốc xịt mũi để làm khô mũi cũng không dùng quá ba ngày.
Nhiều người khi mắc bệnh cảm mùa hè cảm thấy mệt mỏi, uể oải còn ngại hoặc bỏ hẳn tập thể dục. Nhưng thực tế lúc này nên vận động để giúp cơ thể củng cố hệ miễn dịch, giảm nhiễm bệnh hơn, và cũng là cách có thể tăng cường hệ miễn dịch chống bệnh. Có thể tập các động tác nhẹ nhàng trong, thời gian tập ngắn hơn bình thường tùy theo thể trạng
Khi thấy các triệu chứng bị đau họng, rát họng, ho, sổ mũi, sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau đầu... là dấu hiệu bịcảm lạnh, cảm nóng, người dân cần:
- Nghỉ ngơi ngay khi có dấu hiệu cảm (có thể ngủ nhiều hơn, hạn chế làm việc).
- Súc miệng thường xuyên bằng nước muối.
- Bổ sung vitamin C cho cơ thể (ăn và uống các loại rau quả có nhiều Vitamin C như: cam, bưởi, chanh...) và uống thêm viên C.
- Ăn tỏi: Tỏi sống có tác dụng như một loại kháng sinh giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể.
- Tắm nước ấm, hoặc xông hơi trong những ngày bị cảm cúm cũng giúp cơ thể thư giãn, giảm bớt mệt mỏi.
- Rửa tay thường xuyên, phòng tránh vi rút mới và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, người bệnh có thể xông lá để trị cảm cúm.
(Tư vấn chuyên khoa: Giáo sư Phạm Thị Bích Đào - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)
Vì sao tập luyện quá nhiều lại gây tăng cân? Tập luyện đúng cách, đặc biệt là tập gym, sẽ giúp cơ bắp phát triển, giảm tỷ lệ mỡ và tăng cường sức mạnh. Đến phòng tập thường xuyên là rất cần thiết. Tuy nhiên, tập quá nhiều lại phản tác dụng và có thể gây tăng cân. Tập luyện quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược, khiến cơ thể mệt mỏi và...