Khởi công xây dựng Việt Nam Quốc tự
Ngày 12.10, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo VN TP.HCM tổ chức lễ khởi công xây dựng Việt Nam Quốc tự – Trung tâm văn hóa hành chánh tâm linh mới của Phật giáo TP.HCM (P.12, Q.10). Dự lễ có ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Võ Văn Thưởng, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM; chư tôn giáo phẩm và đông đảo tăng ni phật tử…
ảnh minh họa
Công trình được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 11.000 m2, gồm khối nhà quy mô 5 tầng; một ngôi bảo tháp 13 tầng, cao 63 m với tổng kinh phí dự kiến 150 tỉ đồng và sẽ hoàn thành sau 2 năm thi công. Theo hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo VN, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo VN TP.HCM, Việt Nam Quốc tự là một ngôi chùa tiêu biểu trong cuộc vận động đấu tranh Phật giáo năm 1963.
Đình Phú
Video đang HOT
Theo TNO
Nhiều chuyên gia quốc tế tham dự hội thảo về biển Đông tại VN
Chiều 25.7, tại TP.HCM, ĐH Luật TP.HCM phối hợp Hội Luật gia Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo quốc tế "Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam", sẽ diễn ra vào ngày 26.7 tại Dinh Thống Nhất, TP.HCM.
Bà Jeanne Mirer, Chủ tịch Hội Luật gia dân chủ thế giới (thứ 2 từ phải sang) tham dự buổi họp báo
GS-TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết hội thảo có sự tham dự của 30 học giả hàng đầu về luật quốc tế nói chung và luật biển quốc tế nói riêng, đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn của Mỹ, Nga, Ý, Thụy Sĩ, Hungari, Bungari, Ba Lan, Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Nhật Bản, Singapore...
Đặc biệt, hội thảo có sự tham dự và trình bày tham luận về biển Đông của bà Jeanne Mirer, Chủ tịch Hội Luật gia dân chủ thế giới; các học giả đã từng tham gia giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế với tư cách là thẩm phán như giáo sư luật quốc tế Alexander Yankov, nguyên Thẩm phán Tòa án Công lý quốc tế, nguyên Thẩm phán Tòa án quốc tế về luật biển...
Giáo sư Carl Thayer (Học viện quốc phòng Úc) trả lời phỏng vấn tại hội thảo Tranh chấp trên
biển Đông dưới góc nhìn dân sự
Theo GS-TS Mai Hồng Quỳ, hội thảo sẽ tập trung vào khía cạnh pháp lý của sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gồm 3 chủ đề tương ứng với 3 phiên thảo luận.
Phiên 1, các thảo luận xoay quanh luật quốc tế và sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981.
Phiên 2, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp chính trị - ngoại giao trong pháp luật quốc tế. Trong đó, các học giả sẽ nhận xét, bình luận về tầm quan trọng và hiệu quả của các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng chính trị, ngoại giao trong thực tiễn quan hệ quốc tế.
Phiên 3, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp pháp lý trong luật quốc tế. Trong phiên này, các học giả sẽ bàn luận chuyên sâu về chức năng, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng biện pháp pháp lý tại Tòa án Công lý và Trọng tài quốc tế cũng như giá trị pháp lý của phán quyết của các cơ quan tài phán này.
Theo chương trình làm việc, sẽ có 14 tham luận được trình bày. Trong đó, các học giả sẽ đánh giá, bình luận, phân tích về hành vi hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981; vai trò của ASEAN trong giải quyết tranh chấp biển Đông; cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tòa án Công lý quốc tế và Trọng tài quốc tế; các biện pháp giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiến chương Liên Hợp quốc; các biện pháp giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước của Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982; thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa trọng tài quốc tế về luật biển; kinh nghiệm của các quốc gia đã giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biên giới tại Tòa án Công lý quốc tế và Trọng tài quốc tế về việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý để khởi kiện, tranh tụng tại các cơ quan tài phán này.
Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn dân sự Sáng 25.7, tại TP.HCM, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trường ĐH Tôn Đức Thắng tổ chức hội thảo quốc tế về biển Đông với chủ đề "Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn dân sự". Hội thảo có 22 tham luận được trình bày bởi nhiều học giả trong và ngoài nước, trong đó có các chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về biển Đông như giáo sư Carl Thayer (Học viện quốc phòng Úc), giáo sư Ramses Amer (Trung tâm nghiên cứu Đông Á, Đại học Stockholm, Thụy Điển), giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (Đại học George Mason, Mỹ)... Các chuyên gia đã đi sâu phân tích vào vấn đề trọng tâm, là chính sách quản lý xung đột và giải quyết tranh chấp thông qua việc chấp hành luật lệ quốc tế; phương thức quản lý xung đột bằng con đường ngoại giao, ôn hòa để giữ gìn khu vực biển Đông hòa bình, hợp tác và thịnh vượng.
Theo TNO
Lập luận pháp lý về chủ quyền biển đảo luôn cần thiết Đó là khẳng định của GS-TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, trước thềm hội thảo quốc tế "Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển VN". Bà cho biết thêm: GS-TS Mai Hồng Quỳ - Ảnh: D.Đ.M Từ ngày 2.5.2014, Tổng công ty dầu khí Hải...