Khởi công xây dựng cầu, đường kết nối Bình Dương với Tây Ninh
Ngày 12/10, UBND tỉnh Bình Dương phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức lễ khởi công xây dựng đường và cầu nối thông giữa hai tỉnh để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn tới.
Các đại biểu thực hiện khởi công xây dựng công trình.
Đây là công trình hướng đến chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025 và chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2020-2025. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND của hai tỉnh đã tham dự sự kiện quan trọng này.
Theo đó, tỉnh Bình Dương chịu trách nhiệm xây dựng đường và cầu kết nối tỉnh Bình Dương với tỉnh Tây Ninh với tổng mức vốn đầu tư dự án là hơn 370 tỷ đồng; trong đó, xây dựng cầu có chiều dài 330,8 m và tổng chiều dài đường dẫn 469 m với 6 làn xe. Phần cầu được bê tông cốt thép dự ứng lực, tuổi thọ thiết kế 100 năm. Phần đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, có vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Dự kiến công trình hoàn thành trong năm 2021.
Video đang HOT
Về phía Tây Ninh nâng cấp mở rộng đường Đất Sét – Bến Củi với tổng mức đầu tư hơn 518 tỷ đồng và thời gian xây dựng hoàn thành trong năm 2021.
Đây là tuyến đường giao thông đường bộ trọng điểm mở ra kết nối giao thông thông suốt, tạo trục kết nối liên vùng giữa Tây Ninh và Bình Dương đến thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu. Đồng thời, mở rộng kết nối đến hạ tầng giao thông trọng điểm của quốc gia như sân bay quốc tế Long Thành, đường cao tốc Bắc – Nam và hệ thống cảng biển nước sâu…
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương Mai Hùng Dũng đây là dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng kết nối liên vùng, mở rộng không gian phát triển. Theo đó, nỗ lực phấn đấu của chủ đầu tư; sự phối hợp của các sở,ban ngành 2 tỉnh Bình Dương và Tây Ninh. Đồng thời, ghi nhận và đánh giá cao sự quyết tâm thực hiện sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của địa phương là huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương và huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cũng đề nghị các đơn vị liên quan, sau khi công trình được khởi công phải triển khai ngay các giải pháp thi công đồng bộ, bảo đảm tiến độ chất lượng; phối hợp chặt chẽ với sở ngành và địa phương liên quan tỉnh Tây Ninh, nhằm giải quyết kịp thời các vướng mắc có thể nảy sinh trong suốt quá trình thi công, nhằm hoàn thành dự án về đích trước thời gian.
Đồng Nai đề xuất sớm làm hai tuyến đường kết nối sân bay Long Thành
Ngày 8/10, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sớm quyết định xây dựng hai tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 51 và cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây với sân bay Long Thành.
Đương cao tôc TP Hô Chi Minh - Long Thanh - Dâu Giây. Ảnh: Trang Dương/TTXVN
Trong báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng sân bay Long Thành, 2 tuyến đường kết nối gồm: tuyên đương sô 1 với chiều dài gần 4 km, nôi tư Quôc lô 51 vao sân bay Long Thanh; và tuyên sô 2 dài 3,5 km, bắt đầu từ đường cao tôc TP Hồ Chí Minh - Long Thanh - Dâu Giây, kết nối trực tiếp vào tuyên sô 1. Tổng kinh phí xây dựng 2 tuyến đường dự kiến hơn 4.800 tỷ đồng.
Đây là 2 tuyến đường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trực tiếp phục vụ cho quá trình xây dựng, vận hành sân bay Long Thành. Dự kiến, đầu năm 2021, sân bay Long Thành sẽ khởi công, nếu không sớm làm 2 tuyến đường (đặc biệt là tuyến số 1) thì sẽ không có đường để máy móc, phương tiện thi công sân bay ra, vào.
Hiện, vướng mắc lớn nhất là Dự án Đầu tư xây dựng sân bay Long Thành chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nên ngành chức năng chưa thể ban hành quyết định thu hồi đất để làm đường.
Tỉnh Đồng Nai đề nghị, ngay sau khi xác định được chủ đầu tư sân bay Long Thành, Chính phủ và các cơ quan Trung ương cần tách thành tiểu dự án thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đối với 2 tuyến đường kết nối, điều này đảm bảo đường được làm nhanh.
Về phía địa phương, tỉnh đã có những tính toán sơ bộ, khi làm 2 tuyến đường, Nhà nước phải thu hồi gần 140 ha đất, bố trí tái định cư cho nhiều hộ. Tổng thời gian thực hiện công tác thu hồi đất, xây dựng 2 tuyến đường kết nối khoảng 300 ngày.
Để đảm bảo tính thống nhất, tạo đồng thuận trong người dân, tỉnh Đồng Nai cũng kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép tỉnh được áp dụng chính sách bồi thường tuyến đường số 1 và số 2 giống với khung chính sách bồi thường trong vùng dự án sân bay Long Thành.
Bởi lẽ, đây là các dự án có liên quan và hình thành do quá trình xây dựng sân bay Long Thành, nếu áp dụng khung chính sách thấp hơn người dân sẽ bị thiệt thòi.
Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai khẳng định: Đồng Nai đã chuẩn bị về mọi mặt để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng làm đường kết nối vào sân bay Long Thành. Tỉnh đã chủ động cắm mốc ranh giới, đưa vào kế hoạch sử dụng đất đối với 2 tuyến đường kết nối với sân bay.
Ngoài ra, tỉnh đã điều động thêm cho huyện Long Thành 90 cán bộ (từ các sở, ngành) để làm công tác thu hồi đất phục vụ sân bay Long Thành. Khi các cán bộ này hoàn thành kiểm đếm, đo đạc đất đai trong vùng xây dựng sân bay, tỉnh sẽ tiếp tục bố trí họ tham gia vào việc thu hồi đất nhằm xây dựng 2 tuyến đường nêu trên.
Becamex chính thức niêm yết hơn 1 tỷ cổ phiếu trên HoSE Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) có thông báo chấp nhập hồ sơ niêm yết của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex, BCM). Theo đó, BCM sẽ niêm yết 1,03 tỷ cổ phiếu, tương ứng 1.035 tỷ đồng. Cổ đông lớn nhất của Becamex là Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương sở hữu 95,44% vốn điều...