Khởi công xây cầu Cát Lái, giá đất Nhơn Trạch sẽ như thế nào?
Thông tin cầu Cát Lái (nối Q.2, Tp.HCM với huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) sắp khởi công đã và đang có những tác động đối với thị trường BĐS nơi đây.
Giá đất dự báo sẽ tăng
Một số ý kiến cho rằng, giá BĐS Nhơn Trạch (Đồng Nai) có thể có những biến động tăng mạnh khi khởi công xây dựng cầu Cát Lái. Đặc biệt, mức tăng giá BĐS sẽ biến động nhiều nhất ở các xã Phú Hữu, Phú Đông, Đại Phước, Phước Khánh và một phần xã Vĩnh Thanh. Đây là những xã rất gần với Tp.HCM, cho nên khi cầu xây sẽ có lượng lớn dân Tp.HCM đổ về đây mua đất xây nhà và đi làm ở trung tâm TP với khoảng cách khoảng 16-18km (tức mất khoảng 30-40 phút vào trung tâm).
Hiện tại, khi cầu chưa khởi công thì hoạt động “săn” đất ở khu vực giáp ranh với Q.2, Tp.HCM đã âm thầm diễn ra suốt thời gian qua. Giá đất thổ cư tại các xã như Phú Hữu, Đại Phước hiện đã rơi vào mức trên 30 triệu đồng/m2, đất trong hẻm ở mức 20-25 triệu đồng/m2. So với cuối năm 2018, mức giá này đã tăng khoảng 50-70% (tùy vị trí).
Những miếng đất có mặt tiền, gần cầu Cát Lái ghi nhận mức giá hiện tại vào khoảng 35-40 triệu đồng/m2, tăng khoảng 30% so với đầu năm 2019. Trong khi giá đất nông nghiệp hiện khoảng 1-1.4 tỉ đồng/1.000m2. Mức này cũng đã tăng gấp đôi so với 1-1.5 năm trước. Đã có rất nhiều NĐT sở hữu đất nông nghiệp tại Nhơn Trạch và “đút túi” hàng chục tỉ đồng do mức tăng giá cao hàng năm.
Giá BĐS Nhơn Trạch dự báo sẽ tăng gấp 2,3 lần so với hiện tại nếu cầu Cát Lái và một số tuyến đường kết nối với sân bay Long Thành được khởi công xây dựng
Đây là mức giá biến động ở thời điểm hiện tại khi mà cầu Cát Lái còn trên “giấy tờ”. Theo dự tính của giới đầu tư, khi có thông tin chính thức thời gian động thổ cầu Cát Lái (nối Q.2, Tp.HCM với huyện Nhơn Trạch) giá đất tại khu vực này có thể tăng gấp đôi, gấp 3 so với thời điểm hiện tại. Hiện thông tin xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành cũng đã khiến giá đất tại các xã ráp ranh với Long Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu như Long Thọ, Phú Hội, Vĩnh Thanh….rục rịch ở thời điểm này. Theo ghi nhận, hiện khá nhiều NĐT Tp.HCM nắm quỹ đất tại khu vực này và chờ đợi chốt lời khi cầu khởi công.
Video đang HOT
Mới đây, tỉnh Đồng Nai thông qua bảng giá đất mới trong vòng 5 năm tới. Theo đó, giá đất tại các tuyến đường đều tăng, mức tăng phổ biến từ 1,5 đến 3 lần so với giá hiện hành. Trong khi đất thương mại, dịch vụ được tính tương ứng với 70% giá đất ở cùng khu vực, vị trí, tuyến đường. Việc bảng giá đất tăng cao cũng tác động đến mặt bằng giá BĐS chung ở các khu vực của Đồng Nai. Trong đó, ở một số khu vực có thêm tác động của hạ tầng, theo dự báo của các chuyên gia giá BĐS dự kiến tăng đột biến.
Chuyên gia: Cần thiết xây cầu vì có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế
Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án cầu thay thế phà Cát Lái trên cơ sở thống nhất của UBND tỉnh Đồng Nai với UBND TP.HCM về hình thức đầu tư và phương án triển khai thực hiện các hạng mục công trình. Thông tin này lần nữa khẳng định việc cấp thiết xây dựng cầu Cát Lái. Và, BĐS khu vực sẽ là lĩnh vực được hưởng lợi lớn từ yếu tố này. Theo dự báo, nếu trước đến nay BĐS Nhơn Trạch chủ yếu dành cho nhu cầu đầu tư, cầu Cát Lái hiện hữu sẽ thúc đẩy mạnh nhu cầu ở thực. Không chỉ giúp người dân thoát cảnh “qua sông lụy phà”, cầu Cát Lái được cho là sẽ kéo giảm ùn tắc, giãn dân và biến Nhơn Trạch thành ngoại ô của Tp.HCM.
Theo các chuyên gia, không chỉ giải quyết vấn đề giao thông, kết nối, khởi công cầu Cát Lái có vai trò rất quan trọng tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của Đồng Nai và cả Tp.HCM, nhất là thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch mà hai địa phương có thế mạnh. Đồng thời BĐS ở cả Khu Đông Sài Gòn và huyện Nhơn Trạch Đồng Nai luôn nằm trong tầm ngắm của giới đầu tư và giá không ngừng tăng.
Theo ghi nhận, hiện khá nhiều NĐT Tp.HCM nắm quỹ đất tại khu vực này và chờ đợi chốt lời khi cầu khởi công.
Ông Phạm Sanh, Giảng viên ĐH Giao thông Vận tải cho biết, ông rất đồng tình với chủ trương xây dựng cầu Cát Lái nối quận 2 với huyện Nhơn Trạch. Đây là cây cầu mà thành phố nên xây từ lâu rồi chứ không phải chờ đến bây giờ mới làm vì nó có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, xã hội và cả an ninh quốc phòng.
Hiện lượng xe từ Nhơn Trạch qua phà Cát Lái để đến Tp.HCM và ngược lại rất lớn. Vì vậy, cầu sẽ có ý nghĩa về mặt giao thông, nhất là giao thông đối ngoại của Tp.HCM, giúp nối kết giữa thành phố với Đồng Nai và cả Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong tương lai khi có thêm các tuyến cao tốc và vành đai mới thì cầu còn có tác dụng kết nối với những công trình này.
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Nguyền Thiềm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Tp.HCM cho rằng hiện ở khu vực Cát Lái đã có cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây nối Tp.HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ nhưng hướng tuyến chủ yếu vẫn là kết nối với Phan Thiết, Đà Lạt. Vì thế, Cầu Cát Lái sẽ là sự kết nối thuận tiện về giao thông giữa Tp.HCM với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, giúp đường từ Sài Gòn về Vũng Tàu giảm được hơn chục cây số mà không phải mất thời gian chờ phà như trước đây.
Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM từng cho hay, chủ trương xây cầu Cát Lái cũng là một trong những nội dung mà Hiệp hội từng kiến nghị với lãnh đạo thành phố để tăng thêm năng lực giao thông kết nối Tp.HCM với Đông Nam Bộ và cả sân bay Long Thành sau này. Theo ông Châu, khởi công xây cầu Cát Lái sẽ giúp thực hiện được mục tiêu biến Nhơn Trạch thành ngoại ô Tp.HCM, đồng thời tăng khả năng kết nối Tp.HCM với Bà Rịa – Vũng Tàu thuận lợi hơn nữa. Bên cạnh đó, nó cũng góp phần kéo giãn lượng dân cư, thay vì ở Tp.HCM người ta có thể về Nhơn Trạch ở và đến TP HCM làm việc rất thuận lợi.
Theo Nhịp Sống Việt
Thị trường bất động sản TP.HCM đang "lâm nguy"?
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho biết: Năm 2019 cũng là năm thứ hai thị trường bất động sản (BĐS) và các doanh nghiệp BĐS phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn, nhiều dự án nhà ở bị "đứng hình" và môi trường kinh doanh vẫn chưa thực sự đảm bảo tính minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh.
Tại TP.HCM, từ tháng 10.2015 đến hết năm 2018, có đến 126 dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng và 158 dự án BĐS có nguồn gốc quỹ đất thuộc nhà nước quản lý phải rà soát lại thủ tục pháp lý, cá biệt có một số trường hợp thuộc diện phải thanh tra, điều tra.
Tháng 3/2019, lãnh đạo TP.HCM và cơ quan có thẩm quyền của T.Ư đã quyết định cho 124 dự án được vận hành trở lại bình thường, nhưng trên thực tế hầu hết các dự án này vẫn chưa hoạt động trở lại bình thường.
Theo một báo cáo của HoREA, cả TP.HCMnăm 2019 chỉ có 1 "dự án nhà ở thương mại có quyền sử dụng đất ở" được "chấp thuận chủ trương đầu tư", giảm 12 dự án, tương đương tỷ lệ 92%. Chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được "chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư", giảm 24 dự án, tương đương 85%. Chỉ có 16 dự án nhà ở thương mại được "chấp thuận đầu tư", giảm 64 dự án, tương đương 80%.
Cũng trong năm qua, TP.HCM có 47 dự án với 23.485 căn hộ chung cư "đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai", giảm 14,1% so với năm 2018, bao gồm: căn hộ cao cấp 15.758 căn, chiếm tỷ lệ áp đảo lên đến 67,1%; căn hộ trung cấp có 5.284 căn, chỉ chiếm tỷ lệ 22,5%; căn hộ bình dân có 2.395 căn, chỉ còn chiếm tỷ lệ 10,2%.
Số lượng dự án nhà ở tập trung nhiều nhất tại Quận 9 (9 dự án), Quận 7 (8 dự án), Quận 2 (6 dự án), Huyện Bình Chánh (4 dự án). Năm 2019, không có dự án nhà ở xã hội mới và chỉ có 3 dự án nhà ở xã hội (cũ) với 2.281 căn hộ đã hoàn thành xây dựng.
Theo ông Châu, cùng mặt bằng pháp lý như nhau, nhưng các dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp tại TP.HCM lại bị vướng, còn tại các địa phương khác lại không bị vướng; các dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, xen kẹt đất nhà nước quản lý tương tự nhau, nhưng có một số dự án được phê duyệt đầu tư xây dựng, trong khi nhiều dự án khác lại không được phê duyệt, nên chưa đảm bảo tính công bằng.
Do vậy, nguồn cung sản phẩm nhà ở bị sụt giảm mạnh, nhất là phân khúc nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội. Cung ít đẩy giá nhà tăng cao, trong đó, căn hộ chung cư tăng giá khoảng 15 - 20%. Cá biệt, có dự án nhà ở tại Q.9 (TP.HCM) có mức giá bán căn hộ tăng đến 39% so với năm 2018.
Một hệ quả có thể thấy được là số đông người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ, mới lập nghiệp khó tạo lập nhà ở hơn. Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp BĐS đều bị sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận, thậm chí một số doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc đứng trước nguy cơ phá sản.
Không chỉ bị ách tắt bởi thủ tục pháp lý, thị trường BĐS TP.HCM còn đang trong tình thế "lâm nguy" bởi cơn dịch virus corona đang "càn quét". Theo ông Châu, đây là một giai đoạn hết sức khác thường của thị trường BĐS cả nước nói chung, TP.HCM nói riêng. So với nhiều năm trước, thời điểm sau Tết âm lịch là mọi doanh nghiệp đều ra quân rầm rộ, các kế hoạch giới thiệu, bán hàng được tổ chức rình rang. Tuy nhiên, năm nay toàn bộ thị trường vắng lặng, doanh nghiệp địa ốc huỷ bỏ toàn bộ các kế hoạch ra mắt, giới thiệu, quảng bá dự án do lo sợ sự lây lan của virus corona.
"Không chỉ vậy, tâm lý khách hàng, người mua nhà và nhà đầu tư hiện nay xuống rất thấp. Thị trường đã thiếu nguồn cung cho người có nhu cầu thật một cách trầm trọng, nay thêm cơn dịch corona làm mọi khách hàng dường như không muốn ra đường, tránh những nơi đông người, không có một chút động lực tìm hiểu dự án", ông Châu nói.
Còn theo bà Hương Nguyễn, Tổng giám đốc Đại Phúc Land, tâm lý khách hàng trong thời điểm này sẽ e ngại đám đông và hạn chế tiếp xúc người lạ nên các doanh nghiệp chỉ còn cách chủ động thay đổi phương pháp tiếp cận và bán hàng. Các sự kiện bán hàng không thuận lợi khi tổ chức thì thay vào bằng giải pháp công nghệ để khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin ngay tại nhà. Ngoài ra, nhu cầu đầu tư có thể hạ nhiệt nhưng nhu cầu nhà ở vẫn tăng trưởng ổn định vì vậy cần tập trung vào giá trị sản phẩm phục vụ nhu cầu an cư bao gồm đầu tư cho hạ tầng, tiện ích và đảm bảo tiến độ xây dựng bàn giao nhà.
"Hy vọng dịch corona sẽ không lây lan quá rộng và trong vòng kiểm soát được. Giờ chỉ chờ đợi trong khoảng 10 ngày nữa sẽ đánh giá được rõ hơn tình hình", bà Hương cho biết thêm.
Nhìn ở khía cạnh vĩ mô, bà Hương cho rằng Chính phủ cần có các giải pháp đồng bộ và tổng lực tháo gỡ các nút thắt đang làm chậm lại đà phát triển của thị trường, gây lãng phí nguồn lực xã hội và không năm bắt được cơ hội tăng tốc nhanh từ lợi thế phát triển của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Doanh nghiệp địa ốc TP.HCM không phải là không có quỹ đất, không có dự án để đầu tư nhưng do vướng hàng loạt thủ tục pháp lý nên mọi thứ đều đình trệ.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Liệu đại dịch virus Corona có trở thành "cú sốc" với thị trường BĐS nghỉ dưỡng? Những lo ngại liên đới từ đại dịch virus Corona (nCoV) đến thị trường BĐS đang được nhìn nhận khá rõ nét ở thời điểm này. Tuy vậy, một số ý kiến cũng cho rằng, còn khá sớm để doanh nghiệp BĐS đưa ra các phương án ứng phó bởi còn phải theo diễn biến của đại dịch. Ông Huỳnh Ngọc Châu, Tổng...