Khởi công tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết vào quý III/2020
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có tổng chiều dài 99km, là dự án thành phần của dự án đường cao tốc Bắc-Nam cửa ngõ phía Đông.
(Ảnh minh họa: Tràng Dương/TTXVN)
Bộ Giao thông Vận tải vừa làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai về tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và nút giao thông ngã tư Dầu Giây.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có tổng chiều dài 99km, là dự án thành phần của dự án đường cao tốc Bắc – Nam cửa ngõ phía Đông.
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có điểm đầu nằm trên tuyến đường từ Quốc lộ 1A đi Mỹ Thạnh (địa phận tỉnh Bình Thuận) điểm cuối kết nối với tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Riêng chiều dài tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đi qua địa bàn Đồng Nai dài 51,5km, qua 4 huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và thành phố Long Khánh.
Video đang HOT
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, tỉnh phải thu hồi hơn 412 ha đất tại 4 huyện.
Đến nay, việc thu hồi đất tại các huyện Cẩm Mỹ, Thống Nhất và thành phố Long Khánh đã cơ bản hoàn thành, người dân đã nhận tiền bồi thường.
Riêng huyện Xuân Lộc đã có 322 được chi trả hơn 400 tỷ đồng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng.
Hiện vẫn còn hơn 350 trường hợp với số tiền 770 tỷ đồng đang chờ Bộ Giao thông Vận tải duyệt phương án bồi thường trong đợt 2 sắp tới.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Ban Quản lý dự án Thăng Long phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Xuân Lộc khẩn trương xây dựng kế hoạch việc bố trí tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi.
Ban quản lý thực hiện di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật; phối hợp với các địa phương có dự án đi qua sớm tháo gỡ những vướng mắc để sớm bàn giao mặt bằng thực hiện dự án.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết phấn đấu đến cuối quý 3 năm 2020 sẽ khởi công xây dựng dự án.
Đối với dự án cầu vượt ngã tư Dầu Giây, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án 7 chuyển tiền đền bù, giải phóng mặt bằng cho địa phương để Ủy ban Nhân dân huyện Thống Nhất (Đồng Nai) thu hồi, bàn giao mặt bằng trước ngày 20/5/2020.
Mưa lớn, giông lốc xảy ra trong đêm gây nhiều thiệt hại ở Phú Thọ
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thanh Hải cho biết trước mắt địa phương tập trung mọi nguồn lực, nhân lực để khắc phục hậu quả do mưa giông gây ra.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ thăm hỏi, động viên một gia đình ở xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ cho biết từ đêm 8/5 đến rạng sáng 9/5, mưa lớn kèm theo giông lốc đã làm 3 người bị thương, thiệt hại nhiều tài sản, nhà cửa và hoa màu của người dân ở các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ, tại xã Phú Lạc và Hương Lung, huyện Cẩm Khê, mưa giông đã là ba người bị thương.
Tại huyện Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn..., mưa to kèm giông lốc đã làm hơn 1.000 ngôi nhà, trường học bị tốc mái, hư hỏng nặng; gần 400ha lúa và hoa màu bị ngập úng; một cột thông tin bị đổ gãy...
Ngay sau khi xảy ra thiên tai, lãnh đạo các huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương bị ảnh hưởng do mưa giông đã xuống hiện trường kiểm tra, thống kê thiệt hại, đồng thời huy động các đoàn thể trong khu dân cứ hỗ trợ các hộ bị thiệt hại di dời tài sản, dọn dẹp và sửa chữa, lợp lại nhà cửa, sớm ổn định cuộc sống..
Tại buổi kiểm tra thực tế tại huyện Cẩm Khê vào sáng 9/5, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thanh Hải cho biết trước mắt địa phương tập trung mọi nguồn lực, nhân lực để khắc phục hậu quả do mưa giông gây ra.
Những ngôi nhà của dân và trường học bị thiệt hại nặng, chính quyền huy động lực lượng dân quân tự vệ, công an xã cùng với nhân dân khẩn trương khắc phục thiệt hại lợp lại mái, sửa chữa và khắc phục hư hỏng.
Đối với diện tích rau màu bị ngập úng, sau khi nước rút phải tập trung chăm sóc, khôi phục sản xuất từng bước ổn định sản xuất, đời sống.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền và các biện pháp phòng chống, đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão cho nhân dân để tránh xảy ra thiệt hại nặng về tài sản và nguy hiểm đến tính mạng.
Các xã, thị trấn chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, nhân lực, vật lực; có lực lượng thường trực đảm bảo ứng cứu khi xảy ra sự cố theo phương châm "4 tại chỗ".
Hà Nội dỡ lệnh cách ly thôn Hạ Lôi vào 0 giờ ngày 6/5 Sau khi hết cách ly, Ủy ban Nhân dân xã vẫn duy trì hoạt động của 74 tổ giám sát, hằng ngày theo dõi sức khỏe và tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch đến từng hộ dân. Chốt kiểm soát cách ly tại thôn Hạ Lôi. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN) Tối 5/5, ông Đoàn Văn Trọng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân...