Khởi công khu nghỉ dưỡng mới tại Thanh Hóa
Sáng 10/6, tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Tập đoàn Sao Mai khởi công dự án Resort Sao Mai Thanh Hóa có mức đầu tư 1.400 tỷ đồng.
Khởi công dự án resort Sao Mai Thanh Hóa.
Resort Sao Mai Thanh Hóa được thực hiện trong 2 giai đoạn nhằm định hình trên diện tích gần 54ha các hạng mục: đồi Tịnh tâm, đảo Ngọc, đảo Kim cương, khu villa, trung tâm tổ chức sự kiện, hệ thống nhạc nước, chuỗi bungalow ngầm, bungalow trong lòng núi, bungalow nổi trên mặt hồ, khu tắm bùn-tắm khoáng…
Khu vực này có mạch nước ngầm sủi lên từ đáy hồ ở đảo Kim cương, nước hồ thường trong vắt. Người dân địa phương gọi là hồ Mao Sủi, “Suối Vua tắm”. Tại Hồ Mao Sủi, nhà đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước tràn có tác dụng giữ mực nước trong hồ cân bằng, là điểm check-in độc đáo, hấp dẫn.
Được kiến tạo theo tính chất trải nghiệm thiên nhiên, ngoài khu dịch vụ chăm sóc sức khỏe, Resort Sao Mai Thanh Hóa còn có khu thương mại, mua sắm cao cấp, khu vui chơi giải trí (nhạc nước, night club), đảo Ngọc biệt lập với các khu chức năng.
Mặt bằng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Resort Sao Mai Thanh Hóa.
Phát biểu tại lễ khởi công, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đề nghị Tập đoàn Sao Mai tập trung mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp kinh tế, kỹ thuật, nhất là giải pháp về môi trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm, triển khai dự án bảo đảm an toàn với tiến độ nhanh nhất, chất lượng cao nhất.
Cách Cảng hàng không Thọ Xuân 11km, cách Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh khoảng 1,5km, sở hữu phong cảnh nguyên khai xinh đẹp, Resort Sao Mai Thanh Hóa góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo gắn liền quần thể di tích về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và Vương triều Hậu Lê.
Video đang HOT
Quần thể được đầu tư hiện đại, hài hòa thiên nhiên. Với các đơn nguyên, sản phẩm: khu thiền định, khách sạn 5 sao, nhà hàng ẩm thực Việt, trung tâm tổ chức sự kiện, khu làng Việt, cụm biệt thự nghỉ dưỡng, villa, nhà hàng nổi, khu tắm bùn-tắm khoáng, viện y học dân tộc, khu spa-thể dục thể thao, dã ngoại, sân tập golf, khu mua sắm, biểu diễn nhạc nước, trò chơi giải trí…, tổ hợp sinh thái nghỉ dưỡng có khả năng phục vụ 1.200 khách, trong đó 700 khách lưu trú. Tương lai gần, du lịch xứ Thanh có thêm những sản phẩm, điểm đến thú vị, hấp dẫn, giàu sắc thái thiên tạo và nhân tạo.
Làng chài nghèo 'lột xác' sau gần 20 năm bỏ sông lên bờ
Nhờ chính sách hỗ trợ đất ở cho người dưới sông lên bờ, cuộc sống của 66 hộ dân ở làng chài Thủy Long (xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã thực sự lột xác.
Giờ đây, về Thủy Long, không còn những con đường đất trong ký ức mà nó đã trở thành một vùng quê đáng sống bên dòng sông Chu.
Làng chài Thủy Long (xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân) vào những năm 2000 có khoảng gần 100 hộ dân sinh sống dưới sông.
Từ khi sinh ra, bà Nguyễn Thị Sức (66 tuổi) đã lênh đênh cùng con thuyền trên dòng sông Chu.
Tuổi già, không đi làm công ty và làm thuê được nên bà Sức và chồng là ông Nguyễn Văn Tao (60 tuổi) nuôi cá lồng ở dưới sông để có thêm thu nhập.
Ngày trên sông, đêm trên bờ là cuộc sống hiện tại của gần 20 hộ dân làng chài Thủy Long nuôi cá lồng trên sông Chu.
Thời điểm đó, không chỉ riêng gia đình ông mà có tới 34 hộ dân khác cũng nhận đất rồi đồng loạt xây dựng cuộc sống mới ở trên bờ.
Lên bờ, có nơi trú ngụ kiên cố, các gia đình bắt đầu tìm việc làm ổn định. Tuy vậy, đó là thời điểm rất khó khăn khi họ không có đất nông nghiệp để sản xuất, vì thế, công việc tay chân, đi phụ hồ, cửu vạn, làm thuê là tất cả những gì người dân ở đây có thể làm.
Con đường bê tông thẳng tắp dẫn từ đầu đến cuối làng Thủy Long.
Chính sách hỗ trợ đất ở cho người dân xóm chài lên bờ trong các năm 2003 và 2007, đã giúp 66 hộ dân của làng chài Thủy Long có nơi trú ngụ.
Sau khi được cấp đất, MTTQ và Hội chữ thập đỏ đã hỗ trợ mỗi hộ khoảng 10 triệu đồng để xây dựng nhà cửa vào thời điểm năm 2007.
Năm 2018, do không đủ tiêu chuẩn về dân số nên nên thôn Thủy Long đã sát nhập với thôn 7. Trong quá trình xây dựng NTM và NTM nâng cao ở Thọ Xương, lãnh đạo xã đánh giá việc tham gia góp sức, góp tiền của của người dân Thủy Long là rất tích cực.
Làng Thủy Long có 110 hộ dân và tất cả đều là người theo đạo Công giáo.
Sau khi lên bờ, nhiều hộ dân ở Thủy Long đã học nghề và mở các cửa hàng hàn xì, nhôm kính.
Mức thu nhập bình quân đầu người ở Thủy Long và toàn xã Thọ Xương đạt trên 53 triệu đồng/người/năm. Năm 2021 vừa qua, Thọ Xương được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.
Ông Phạm Đăng Lực, Chủ tịch UBND xã Thọ Xương cho biết: Sự đổi thay ở Thủy Long hôm nay đến từ chính sự cần cù, chịu khó của người dân địa phương và quyết sách hỗ trợ đất ở cho các hộ dưới sông lên bờ của Nhà nước.
Ký ức về một thời đánh tôm, bắt tép để chạy ăn từng bữa vẫn còn lưu lại trong tâm trí người dân nơi đây, nhưng có lẽ, nó sẽ chẳng còn lưu lại sự luyến tiếc.
Cháy phòng ở các khu nghỉ dưỡng lớn gần Hà Nội Thói quen đi lại của người dân thay đổi và tình hình dịch bệnh phức tạp khiến những điểm lưu trú gần thủ đô được nhiều du khách ưa chuộng. Hiện nay, việc du lịch của người dân thủ đô vẫn còn một số hạn chế do Hà Nội chuyển từ vùng xanh sang vùng vàng. Mặt khác, thị trường Hà Nội cũng...