Khởi công đường dây điện vượt biển trên không dài nhất Việt Nam
Có mức đầu tư 468 tỷ đồng, đường dây 110 kV dài 24,5 km đưa điện từ đất liền ra xã đảo Lại Sơn (tỉnh Kiên Giang) được khởi công, chiều 4/9.
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết đây là đường dây 110kV trên không vượt biển có quy mô lớn nhất, lần đầu được thực hiện tại Kiên Giang. Đường dây này nằm trong chuỗi dự án cấp điện lưới quốc gia cho các xã đảo thuộc huyện Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc và thị xã Hà Tiên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công. Ảnh:Đ.H
“Các dự án này nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế biển đảo và ven biển, đồng thời xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia các vùng biển đảo của Tổ quốc”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói và yêu cầu ngành điện cùng tỉnh Kiên Giang đẩy nhanh tiến độ, sớm có điện cho người dân xã đảo Lại Sơn.
Tổng Công ty điện lực Miền Nam – chủ đầu tư – cho biết, dự án cấp điện này gồm 2 hạng mục: Xây dựng mới đường dây 110kV An Biên – Lại Sơn dài gần 44 km (đoạn trên đất liền dài 19,4 km, đoạn trên biển dài 24,5 km) và xây mới trạm biến áp 110kV Lại Sơn.
Video đang HOT
Dự án có khả năng cung cấp hàng trăm triệu kWh, gấp nhiều lần so với năng lực cung cấp điện từ máy phát điện chạy diesel ở Lại Sơn hiện nay. Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành và cấp điện cho gần 2.000 hộ dân vào dịp 30/4 năm tới.
Ngoài huyện đảo Phú Quốc được cấp điện lưới quốc gia từ đầu nằm 2014 bằng tuyến cáp ngầm 110kV vượt biển Hà Tiên – Phú Quốc dài 56 km; xã đảo Hòn Tre (Trung tâm hành chính của huyện đảo Kiên Hải) được cấp điện lưới quốc gia bằng đường dây 22kV trên không vượt biển Thổ Sơn – Hòn Tre dài 13 km; các xã đảo còn lại của tỉnh đang sử dụng nguồn phát điện diesel tại chỗ, năng lực cung cấp điện hạn chế, cũng như chi phí phát điện rất cao và không thân thiện với môi trường.
Xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Đ.H
Lại Sơn là một đảo trong vịnh Hà Tiên thuộc vùng biển Tây Nam của Việt Nam, cách TP Rạch Giá (Kiên Giang) khoảng 65 km về phía Tây. Đảo rộng 11,7 km2, gồm 7 đỉnh núi. Đỉnh lớn nhất là Ma Thiên Lãnh, cao 450 m. Đảo có khoảng 1.600 hộ với 8.200 dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, đóng tàu và làm nước mắm. Có 4 làng chài: Bãi Thiên Tuế, Bãi Nhà (trung tâm hành chính của đảo), Bãi Bắc, Bãi Giếng.
Hữu Công
Theo VNE
Xã đảo Việt Hải vẫn chìm trong biển nước
Cơm mưa lũ từ ngày 27.7, khiến toàn xã Việt Hải, H.Cát Hải, TP.Hải Phòng bị ngập lụt. Nay mưa đã tạnh, nhưng nước rút rất chậm, toàn bộ xã đảo vẫn nằm trọn trong biển nước.
Nước vẫn ngập ở xã Việt Hải, khiến cho việc chuyển đồ cứu trợ vào UBND gặp nhiều khó khăn - Ảnh VNK
Để vào được khu vực này, các đoàn công tác, cứu trợ từ Cát Bà ra, phải dừng ở cầu cảng Việt Hải và di chuyển hơn 2 km bằng chiếc xe tải duy nhất của đơn vị thi công tuyến đường xuyên đảo, trước khi chuyển sang đi xuồng hơn 3 km. Những ngày qua, 3 chiếc xuồng cứu hộ của bộ đội biên phòng và kiểm lâm địa phương phải chạy liên tục khi nhiều đơn vị, tổ chức tới thăm và mang theo hàng cứu trợ cho người dân xã đảo.
Đường vào xã bị ngập, nên phải dùng xuồng luồn lách qua rừng. Chiếc xuồng đôi lúc bị mắc kẹt vì xác cỏ, cây quấn vào chân vịt. Những chiếc xe máy, xe tải và máy xúc của đơn vị thi công tuyến đường xuyên đảo nằm ngổn ngang dưới nước. Đài liệt sĩ và cổng làng văn hóa Việt Hải, cũng ngập chìm trong nước.
Theo trung úy biên phòng Nguyễn Văn Tiến, thuộc Đồn biên phòng 54, ở trạm Việt Hải, các anh còn phải phát cây, lấy lối cho xuồng đi và đánh dấu bằng những dây màu đỏ buộc trên cây cho khỏi lạc.
Nhà văn hóa xã Việt Hải hiện là nơi ở tạm của 21 hộ dân có nhà bị ngập. Bà Nguyễn Thị Na, 80 tuổi, nhà ở xã Phù Long trên đảo Cát Hải cho biết, bà đến chơi nhà người thân nhưng do gặp nước lụt nên không về được.
Còn bà Hoàng Thị Hòa, 57 tuổi, ở thôn 2, xã Việt Hải than thở: "Chưa bao giờ nhà cửa bị ngập sâu như vậy. Căn nhà của tôi đã chìm trong biển nước, toàn bộ ti vi, tủ gỗ, kèm hơn 3 tạ thóc của vụ chiêm vừa qua mất trắng. Con trai tôi là bí thư Đoàn xã, hôm đó đi cùng mọi người kiểm tra tình hình mưa lũ, thì ở nhà nước dâng nhanh quá, vợ chồng tôi chỉ kịp mang được bộ quần áo đi thôi..."
Trao đổi với Thanh Niên ngày 9.8, ông Đỗ Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Việt Hải cho biết, toàn bộ gần 80 hộ dân của xã đều bị ảnh hưởng nặng trong đợt lụt này, trong đó có 21 hộ bị ngập hết nhà cửa, mất trắng tài sản. Hơn 10ha lúa và hoa màu cũng bị ngập sâu. Tổng thiệt hại ước tính gần 17 tỉ đồng.
Theo ông Hùng, mức nước rút mỗi ngày hiện chỉ khoảng từ 20 - 25 cm. Xã Việt Hải không có hệ thống cống điều tiết thủy lợi, nước chỉ chảy qua các áng Mận và áng Bèo (các khe thoát nước tự nhiên- NV) nên rút rất chậm. Một số thợ lặn được thuê để tìm điểm bị tắc tại 2 áng này để khơi thông dòng chảy.
"Nếu nước cứ rút chậm thế này thì phải nhiều ngày nữa nước mới hết được. Giải pháp hiện nay là tạo 2 cống ở áng Mận và áng Bèo để nhanh tiêu thoát nước và chủ động phòng úng lụt khi đang trong mùa mưa bão", ông Hùng nói.
Vũ Ngọc Khánh
Theo Thanhnien
Xã đảo ở Hải Phòng vẫn ngập sâu trong biển nước Đã 2 tuần trôi qua từ đợt mưa lũ tàn phá, xã đảo Việt Hải (huyện Cát Hải, TP.Hải Phòng) vẫn đang ngập sâu trong biển nước. Xã đảo Việt Hải hiện vẫn ngập sâu trong biển nước Đợt mưa lớn kéo dài đã khiến cho toàn bộ khu vực xã đảo Việt Hải bị ngập sâu trong nước từ trưa ngày 27.7....