Khởi công công trình tôn tạo Khu lăng mộ đồng chí Trương Vân Lĩnh
Sáng 24/3, Huyện ủy, HĐND-UBND, Ủy ban MTTQ huyện Nghi Lộc, xã Nghi Phương phối hợp với Hội đồng gia tộc họ Trương và Tổng công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình tôn tạo Khu lăng mộ đồng chí Trương Vân Lĩnh.
Lãnh đạo huyện Nghi Lộc cùng với đơn vị tài trợ, đơn vị thi công trao đổi thống nhất một số nội dung trước khi xây dựng. Ảnh: Nhật Tuấn
Đồng chí Trương Vân Lĩnh (1902 – 1945) tên khai sinh là Trương Văn Thanh, sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa tại xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc. Lớn lên trong cảnh đất nước bị thực dân phong kiến thống trị, đồng chí đã sớm tham gia các phong trào yêu nước, cách mạng, trở thành Nhà cách mạng tiền bối của Đảng, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Trong quá trình hoạt động cách mạng giai đoạn tiền khởi nghĩa, đồng chí Trương Vân Lĩnh đã giữ nhiều vị trí trọng yếu, có nhiều đóng góp quan trọng trong các tổ chức cách mạng như: tham gia Ban lãnh đạo Tổng bộ “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội” tại Trung Quốc; tích cực đóng góp vào việc xuất bản báo Thanh Niên; tổ chức các lớp huấn luyện chính trị cho thanh niên yêu nước từ trong nước sang; tham gia học trường Võ bị Hoàng Phố; dịch tài liệu cách mạng gửi về nước; tổ chức xây dựng cơ sở Đảng và Công hội Đỏ trong công nhân người Việt Nam; tổ chức trường quân sự ở tỉnh Thái Nguyên để đào tạo cán bộ quân sự cho Xứ ủy Bắc Kỳ…
Đặc biệt, đồng chí Trương Vân Lĩnh là người đã báo cho đồng chí Nguyễn Ái Quốc kịp rời Trung Quốc trước khi bọn quân phiệt Tưởng Giới Thạch đến truy bắt.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Trương Vân Lĩnh đã nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam trong các nhà tù Hỏa Lò, Lao Bảo, Buôn Mê Thuột… Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng đồng chí vẫn giữ trọn ý chí cách mạng, một lòng kiên trung theo Đảng. Đồng chí Trương Vân Lĩnh mất ngày 23/11/1945 tại Hà Nội.
Hiện nay, tên của đồng chí Trương Vân Lĩnh đã được đặt cho nhiều con đường trên cả nước. Lăng mộ đồng chí Trương Vân Lĩnh thuộc địa bàn xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 17/01/2018 của UBND tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, hiện nay khu mộ đã xuống cấp, quy mô khu Lăng mộ chưa tương xứng với những công lao, đóng góp của đồng chí Trương Vân Lĩnh.
Video đang HOT
Phối cảnh Khu lăng mộ đồng chí Trương Vân Lĩnh sau khi tôn tạo. Ảnh: Nhật Tuấn
Để ghi nhận những công lao to lớn của đồng chí Trương Vân Lĩnh đối với nhân dân và đất nước, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Nghi Lộc quyết định khởi công xây dựng công trình tôn tạo Khu lăng mộ đồng chí Trương Vân Lĩnh. Khu lăng mộ sau khi tôn tạo có diện tích 4.000 m2, bao gồm: phần mộ, hàng rào, hạ tầng khuôn viên mộ và hệ thống cây xanh. Tổng trị giá công trình dự kiến 2,5 tỷ đồng.
Đây là công trình có ý nghĩa lớn về văn hóa, lịch sử, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây cũng là công trình chào mừng kỷ niệm 550 năm thành lập huyện và 125 năm danh xưng Nghi Lộc – quê hương của đồng chí Trương Vân Lĩnh./.
Nhật Tuấn
Đài TTTH Nghi Lộc
Theo Thanhnien
Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An: "Không nên quay lưng với thịt lợn"
Sau khi phát hiện một ổ dịch tả lợn Châu Phi tại gia đình chị Hồ Thị Hòa ở xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) khiến 22 con lợn bị tiêu hủy. UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các ngành liên quan nhanh chóng có mặt tại địa phương nơi phát hiện ổ dịch tìm các biện pháp khoanh vùng, tránh lâu lan sang các địa bàn lân cận.
Như Dân Việt thông tin, vào ngày 13.3, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An phát hiện một ổ dịch lợn tả lợn châu Phi tại gia đình bà Hồ Thị Hoa ở xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) với số lượng 22 con lợn bị tiêu hủy.
Trao đổi với Dân Việt, bà Hồ Thị Hoa cho hay: "Mới tuần trước gia đình tôi mới được cán bộ xã cấp thuốc phun khử trùng và khuyến cáo rắc vôi bột tại chuồng lợn để phòng chống dịch tả lợn châu Phi lây lan sang đàng lợn của gia đình mình. Tuy nhiên, không hiểu lý dò gì mà ngày 10.3, gia đình phát hiện hai con lợn nái và hai lợn con loại một tháng bỏ ăn...".
Bà Hoa cứ nghĩ là lợn ốm bình thường, nhưng đến chiều 12.3 bốn con lợn của gia đình lăn ra chết. Thấy sự việc bất thường, bà đã báo với chính quyền địa phương. Bà Hoa đến giờ cũng không hiểu bệnh dịch nó lây lan sang đàn lợn của gia đình như thế nào...
Hộ gia đình bà Hồ Thị Hoa ở xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) nơi phát hiện ô dịch tả lợn châu Phi tại Nghệ An. Ảnh: Cảnh Thắng
"Hiện tại số lợn của gia đình 22 con đã được chính quyền địa phương tiêu hủy theo quy định, đồng thời làm thủ tục hỗ trợ cho gia đình" bà Hoa cho biết thêm.
Trao đổi với Dân Việt, ông Lê Xuân Thanh - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Mỹ cho hay: "Sau khi phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi tại gia đình bà Hoa, chính quyền đã phun hóa chất khử trùng, rắc vôi bột, rải vỏ trấu lên nền chuồng chăn nuôi để đốt. Xung quanh chuồng nuôi rộng chừng 30 m2 cũng được rắc vôi.
Cán bộ chức năng xã Quỳnh Mỹ đang pha hóa chất để phun ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ra địa phương khác. Ảnh: Cảnh Thắng
Hiện đường vào xã chúng tôi đã lập chốt kiểm tra, "nội bất xuất, ngoại bất nhập" trên địa bàn. Không cho người dân lưu thông lợn và mua bán chưa qua kiểm dịch. Từ sáng nay, 10 cán bộ xã và cán bộ thú y huyện, phòng nông nghiệp túc trực 24/24h để làm nhiệm vụ khi nào hết dịch mới dừng lại. Những hộ chăn nuôi ở trong xóm bà Hoa cũng được rắc vôi, phun hóa chất khử trùng thường xuyên... ", ông Lê Xuân Thanh cho biết thêm.
Tất cả các phương tiện qua lại trên địa bàn xã Quỳnh Mỹ đều được phun thuốc khử trùng.
Trao đổi với Dân Việt, ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An cho hay: Hiện tại ngoài các chốt kiểm dịch ở xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu; tỉnh còn hai chốt kiểm dịch đặt trên Quốc lộ 1A ở TX Hoàng Mai và đường mòn Hồ Chí Minh tại huyện Nghĩa Đàn. Tại đây, cán bộ túc trực 24/24h trong nhiều ngày để phun hóa chất vào xe chở lợn từ Bắc vào Nam và ngược lại.
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu cho biết: Người chăn nuôi không được dấu dịch khi phát hiện lợn bị ốm hoặc chết không rõ nguyên nhân; không giết mổ, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ khi phát hiện lợn dịch. Với những hộ có lợn chết, UBND tỉnh Nghệ An sẽ hỗ trợ 38.000 đồng/kg với lợn thịt và hơn 50.000 đồng/kg với lợn nái. Ông Hoàng Hiếu Nghĩa cũng khuyến cáo, người tiêu dùng trên địa bàn không nên quá hoang mang mà quay lưng với thịt lợn nếu lợn thịt có nguồn gốc rõ ràng và được cơ quan chức năng chứng nhận...
Theo Danviet
Chặn dịch tả lợn châu Phi: Nghệ An lập chốt ở cửa ngõ phía Bắc Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi Thú y, Cục Quản lý thị trường, Phòng CSGT Nghệ An lập 2 điểm chốt/trạm kiểm dịch tạm thời nơi giáp ranh vùng dịch ở tỉnh Thanh Hóa nhằm khống chế, ngăn chặn sự lây lan nhanh của dịch tả lợn...