Khoét thủng tường trại giam trong 7 ngày, che giấu bằng cơm trộn vữa
Chỉ một chiếc thìa nhôm mài thành được cả chìa khóa phòng giam, chỉ mấy phút ra ngoài “tắm nắng” nhặt được miếng sắt vụn khoét thủng cả tường; thậm chí hàng ngày đái vào cùm để làm han gỉ sắt cưa cho dễ, có khi một chiếc cúc áo cũng trở thành công cụ phạm tội…
Trong những ngày bị giam giữ, những kẻ nuôi ý định vượt ngục đã nghĩ ra vô số mưu ma chước quỷ hết sức tinh vi và cực kỳ ranh mãnh ngoài sức tưởng tượng để tổ chức đào tẩu mà nếu không có những cuộc thực nghiệm điều tra thì khó có ai thể tin được.
Sau nhiều ngày chuẩn bị, chỉ với một thanh sắt nhặt được trong lúc được ra “tắm nắng”, 3 đối tượng đã khoét vách và trốn khỏi Nhà tạm giam Công an tỉnh Lào Cai trong một đêm mưa gió.
Nhân vật mới có biệt danh Hồng “bò”
Một buổi sáng khoảng giữa tháng 8 năm 2012, buồng giam tại khu vực T4, Trại tạm giam Công an tỉnh Lào Cai đón tiếp một nhân vật mới có biệt danh Quách Tiến Hồng. Dù là người mới, nhưng các phạm nhân trong buồng đều biết tiếng của Hồng “bò”.
Lý do đơn giản là trước khi được chuyển tới buồng giam ở khu T4, Hồng đã tham gia đánh chết một bạn tù ở khu T5. Hồng sinh năm 1981, khi còn ở ngoài xã hội làm bốc vác tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
Mặc dù đã có vợ và con, nhưng với bản tính thích “trăng hoa” Quách Tiến Hồng vẫn thường tìm cách dụ dỗ những cô bé trẻ người non dạ. Nạn nhân mới nhất của Hồng là một cô bé mới 12 tuổi. Gia đình cô bé phát hiện tố cáo, Hồng bị Công an tỉnh Lào Cai khởi tố về tội Hiếp dâm trẻ em.
Sau thời gian lẩn trốn tại Trung Quốc, khi vừa từ Hà Khẩu về đến Lào Cai thì Hồng bị bắt giữ. Trong khi bị giam giữ tại Trại tạm giam Công an tỉnh Lào Cai để chờ xét xử, Hồng và một số đối tượng khác đã đánh chết một bạn tù chỉ vì muốn “dạy dỗ lính mới” một bài học. Sau vụ này, Hồng bị khởi tố thêm tội danh giết người.
Với thành tích đáng nể như vậy nên khi “nhân vật mới” vừa bước vào cửa phòng giam, đám tù trong buồng đã tỏ vẻ kính nể, và tất cả đều suy tôn Hồng làm “đại bàng”. Sau khi tìm hiểu đám “ong ve” cùng buồng, có 2 nhân vật được Hồng ưu ái hơn những người khác là Nguyễn Văn Thuận (SN1988) và Chảo Láo Sì (SN 1976).
Nguyễn Văn Thuận (còn gọi là Thuận Chisun) bị bắt về tội trộm cắp xe máy mặc dù còn ít tuổi nhưng Thuận lại có tiếng là một kẻ lưu manh đa mưu túc kế và nhiều thủ đoạn. Còn Chảo Láo Sì là người dân tộc thiểu số và phạm tội buôn bán trái phép chất ma túy. Sở dĩ Hồng “bò” có cuộc “thăm dò dư luận” và ưu ái 2 người này là vì trong đầu hắn đang lên một kế hoạch đặc biệt: trốn trại.
Kế hoạch đào tẩu
Trước tình cảnh án chồng án mà toàn án nặng, với một kẻ giang hồ như Hồng hắn thừa biết trước được thời gian thụ án mà mình phải chịu. Vì vậy mà lúc nào hắn cũng nung nấu ý định vượt ngục.
Với sự khôn ngoan của Thuận, sẽ là người cùng lên kế hoạch trốn trại với Hồng, còn Sì vốn là người dân tộc, sống ở vùng rừng núi biên giới từ bé, lại rất thạo đường rừng trong những chuyến buôn ma túy nên chắc chắn sẽ là kẻ dẫn đường đắc lực.
Thống nhất về ý tưởng, cả bọn bắt đầu chuẩn bị cho kế hoạch của mình. Trong một lần được ra sân “tắm nắng”, Thuận lén lấy trộm được một miếng sắt dài bằng ngón tay rồi giấu trong người mang vào buồng giam.
Bằng con mắt trộm cắp nhà nghề của Thuận, thì đây chính là chiếc “chìa khóa” để giúp chúng có thể thoát ra khỏi song sắt trại giam và bốn bức tường của nhà tù. Bọn chúng bàn với nhau sẽ dùng miếng sắt này mài nhọn rồi đục dần theo mạch vữa để khoét thủng tường nhà giam rồi trốn ra ngoài.
Các phạm nhân trong buồng giam đều biết kế hoạch trốn trại của Hồng, Thuận và Sì, tuy nhiên không ai dám hé răng một lời vì Hồng đe dọa sẽ xử tới nơi tới chốn bất kỳ ai tiết lộ kế hoạch của chúng. Công việc đầu tiên của nhóm vượt ngục là mài nhọn thanh sắt kiếm được.
Video đang HOT
Sau nhiều lần suy tính, Thuận bàn bạc với cả nhóm thay vì chọn thời điểm ban đêm thì bọn chúng sẽ mài sắt vào ban ngày. Bởi ban đêm yên tĩnh tiếng mài sắt vang xa sẽ dễ bị phát hiện, còn ban ngày dẫu sao ồn ào cũng khó bị phát hiện hơn. Khi thanh sắt được mài sắc thì cũng là lúc công việc khoét vách bắt đầu.
Thuận nghiên cứu kỹ buồng giam và phát hiện ra đoạn tường ở gần góc bể nước vừa ẩm, dễ khoét lại kín đáo nên sẽ bắt đầu từ vị trí này. Theo tính toán của Thuận, để đủ một người chui ra thì cần phải đục một lỗ có đường kính chừng hơn 40cm. Diện tích này tương đương với tầm 5 đến 6 viên gạch xây tường.
Để tránh sự phát hiện của cán bộ quản giáo, ban đầu Thuận và Hồng bàn nhau đóng đinh rồi treo chiếc chậu giặt quần áo để che đi giấu vết trên tường mà bọn chúng đã khoét. Tuy nhiên, để cẩn thận hơn cả bọn nghĩ cách phải hàn những đường mạch mà chúng vừa khoét được. Thuận nảy ra sáng kiến dùng cơm giã nhuyễn rồi nhào kỹ với số vữa lấy ra cho quánh lại rồi trát vào chỗ đường mạch đã khoét. Nếu là người bên ngoài phòng giam không biết được hành động của chúng, mà chỉ quan sát bằng mắt thường sẽ rất khó để phát hiện ra dấu vết mà chúng đã tạo ra.
Hàng ngày tới bữa cơm, Hồng đều bắt các phạm nhân khác trong buồng giam bớt lại một phần cơm để chúng sử dụng vào mục đích này. Sau 4 ngày kiên trì đục, khoét viên gạch đầu tiên đã được nhấc ra khỏi tường. Và chỉ 2 ngày sau đó cả bọn đã khoét được một lỗ vừa cho một người chui qua.
Sau mỗi buổi, các viên gạch đều được lắp lại như cũ và được ngụy trang bằng cơm vữa. Do tường của buồng giam được cấu tạo bằng 2 lớp cách âm, nên sau khi vượt qua lớp thứ nhất, Thuận và Hồng tiếp tục khoét lớp tường thứ 2. Lớp tường này đơn giản hơn vì không có lớp vữa trát ngoài nên chỉ việc đào theo các mạch vữa.
Tuy nhiên, Thuận rất khôn ngoan, không đục thủng các lớp mạch này mà chỉ khoét sâu khoảng chừng 10cm thì dừng lại. Chính vì vậy bức tường phía ngoài buồng giam của các đối tượng này không có gì khác lạ và các cán bộ quản giáo trong lúc tuần tra không thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường.
Cuộc trốn trại trong đêm mưa
Để chuẩn bị cho ngày vượt trại, bọn chúng tính toán hết sức kỹ lưỡng vì xác định chỉ một sơ hở dù là nhỏ nhất cũng sẽ bị phát hiện và trở thành công cốc. Lợi dụng những lúc được ra ngoài thăm nuôi, Thuận đảo mắt quan sát rất kỹ địa hình xung quanh Nhà tạm giam của Công an tỉnh Lào Cai.
Ước chừng bức tường bảo vệ quanh Trại tạm giam cao chừng 5m, muốn qua được thì bắt buộc cần phải có thang. Một lần nữa sự tinh ranh của tên trộm chuyên nghiệp đã phát huy tác dụng.
Thuận phát hiện ra ở chòi canh của những khu giam đều có những tấm cửa sổ, khi thoát ra ngoài, buộc những tấm cửa này vào với nhau thì sẽ tạo thành một chiếc thang có thể vượt qua bức tường rào.
Trong quá trình Thuận và Hồng khoét ngách tường, bọn chúng đã giao cho Chảo Láo Sì xé quần áo để tết thành những sợi dây chắc chắn. Sì là người dân tộc vốn biết nghề vặn thừng, nên công việc này với gã chẳng mấy khó khăn. Những bộ quần áo bí mật xé ra đều được Sì biến thành những sợi dây chão rất chắc chắn.
Khi công việc khoét vách và bện dây đã hoàn thành, việc còn lại chỉ là chờ thời cơ để hành động. Đêm ngày 4-9-2012, trời bỗng nổi giông, mưa như trút nước, kế hoạch đã hoàn hảo đến từng chi tiết.
Bọn chúng bắt đầu hành động. Những viên gạch của bức tường thứ nhất được chúng dỡ ra một cách nhẹ nhàng, tới bức tường thứ 2 chỉ cần đạp nhẹ là đã lộ ra khoảng trống vừa một người chui qua. Hồng, Thuận và Sì lần lượt chui qua lỗ hổng không quên mang theo chăn và sợi dây chão được bện từ quần áo.
Qua được khoảng sân khu nhà tạm giam cả bọn lập tức dỡ 4 cánh cửa của chòi canh (chòi canh này chỉ có cán bộ trực ban vào ban ngày) rồi buộc lại thành chiếc thang để vượt qua bức tường.
Khi leo đến đỉnh tường, Thuận dùng chiếc chăn mang theo phủ lên hàng dào dây thép gai, sau đó dùng dây chão buộc vào trụ sắt rồi vượt ra ngoài, lần lượt Hồng và Sì cũng ra sau theo Thuận.
Sau khi đã vượt qua rào thành công, với kinh nghiệm gần chục năm cắt rừng xuyên núi, chỉ chưa đầy 3 tiếng sau Sì đã dẫn đường cho cả bọn ra tới biên giới Việt – Trung. Hồng và Thuận cùng trốn qua bên kia biên giới còn Sỳ thì trốn theo một hướng khác.
Sự việc các đối tượng trốn trại chỉ được phát hiện khi tổ tuần tra của Trại tạm giam công an tỉnh Lào Cai phát hiện có chiếc thang tự chế dựng ở cạnh bức tường rào. Danh tính các đối tượng trốn trại ngay sau đó đã được xác định từ lỗ thủng ở buồng giam khu vực T4. Lúc này lệnh báo động toàn khu trại tạm giam được phát ra. Tuy nhiên cả 3 đối tượng đã có đủ thời gian để cao chạy xa bay.
Truy bắt
Việc 3 đối tượng nguy hiểm trốn thoát khỏi Trạm tạm giam là một vụ chấn động đối với Công an tỉnh Lào Cai. Ban Giám đốc Công an tỉnh đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp hạ quyết tâm phải truy bắt bằng được các đối tượng này. Ngay lập tức 3 chuyên án mang bí số 912H, 912S và 912T được xác lập để bắt giữ 3 đối tượng đã trốn trại.
Dưới sự chỉ huy trực tiếp của một đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh, nhiệm vụ được phân công cho Phòng Cảnh sát hình sự sẽ truy bắt đối tượng Quách Tiến Hồng, Phòng cảnh sát truy nã tội phạm sẽ truy bắt Nguyễn Xuân Thuận, còn việc truy tìm đối tượng Nguyễn Xuân Thuận được giao cho Đội Cảnh sát Bảo vệ thuộc Trại tạm giam Công an tỉnh Lào Cai.
Trong 3 đối tượng chạy trốn khỏi Trại tạm giam Công an tỉnh Lào Cai đêm ngày 4-9-2013, kẻ bị bắt lại đầu tiên là Chảo Láo Sì. Mặc dù nhận định, sau khi trốn trại Sì rất có thể sẽ bỏ trốn về nhà tại thôn Cán Tỷ, xã Bản Sèo huyện Bát Sát.
Tuy nhiên một phần do địa hình ở đây phức tạp, phần khác do gia đình của Sì che giấu hắn khá kỹ nên dù đã có thông tin nhưng các trinh sát vẫn không thể tiếp cận được hắn. Phải cho đến ngày 18-11-2012 từ nguồn tin cơ sở cho biết Sì đã quay về nhà, phương án bắt đối tượng được triển khai ngay trong đêm.
Các trinh sát đã ập vào nhà bắt giữ đối tượng khi hắn đang ngủ cùng với khẩu súng ở bên cạnh. Đối với Quách Tiến Hồng, sau khi trốn sang được Trung Quốc, nhờ có các mối quan hệ sẵn có trước đây Hồng xin vào làm việc ở trong một trang trại trồng chuối rồi sau đó bỏ ra làm thuê ở ngoài. Công an tỉnh Lào Cai đã có công văn gửi Cục Công an huyện Hà Khẩu ( Vân Nam – Trung Quốc) nhằm phối hợp để bắt giữ Quách Tiến Hồng.
Ngày 19-12-2012, Cục Cảnh sát Hà Khẩu đã bắt giữ được Quách Tiến Hồng và bàn giao lại cho Công an Lào Cai. Với Nguyễn Xuân Thuận, do Thuận là đối tượng khôn ngoan nên phải cho đến tận đầu tháng 1 năm 2013, các trinh sát mới có được thông tin Thuận đang làm thuê tại Hà Nội.
Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, nơi lẩn trốn của Thuận ở tại khu vực phường Mai Động, quận Hoàng Mai đã bị phát hiện. Thuận bị bắt giữ và di lý về Lào Cai ngay trong đêm ngày 18 rạng sáng ngày 19-1-2013.
Như vậy là sau hơn 4 tháng, chuyên án truy tìm những kẻ trốn trại mới kết thúc, khép một trong những cuộc truy tìm được coi là lớn nhất trong lịch sử của Công an tỉnh Lào Cai.
Theo Duy Minh
An ninh thủ đô
Thế giới thác loạn của giang hồ vùng biên
Nơi đây được nhiều người coi là "thiên đường tình dục", nơi ăn chơi, thác loạn số 1 ở vùng biên chỉ cách Lào Cai giữa cái lằn ranh là dòng sông Nậm Thi.
Ngồi bên dòng sông Nậm Thi, nơi hai nước Việt - Trung chỉ cách nhau một dòng nước, tôi nóng lòng chờ người bạn đồng hành đã hẹn. Nhận ra người quen từng gặp cách đây vài năm, bà Ma Thị Hân - chủ quán nước, chỉ tay sang bên kia biên giới nói với tôi: "Bây giờ khác nhiều rồi cậu ạ, bên kia Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc) là cái thế giới sung sướng - nơi mà trai gái tứ xứ vẫn tìm đến để đánh bạc, trai mua dâm, gái thác loạn thâu đêm".
Nơi gặp mặt của trai giang hồ, gái tứ chiếng
Để mục sở thị những điều mới mẻ đó, tôi quyết định sang sông thâm nhập thực tế. Qua môi giới của bà Hân, chỉ ít phút sau một cò đưa đò với biệt danh là Sơn mặt mụn có mặt. Gã bảo: "Khi màn đêm buông xuống, tôi sẽ đưa anh sang thiên đường hoan lạc bằng cách đi thuyền vượt sông với giá 200.000 đồng. Khi nào cần về cứ gọi, kể cả lúc nửa đêm, đầu sáng".
19h, đúng hẹn, Sơn mặt mụn đã đợi tôi tại ven sông. Chiếc thuyền máy nhỏ cứ chòng chành lao vút về trước, sóng vỗ vào mạn thuyền khiến nước bắn tung tóe làm cho mặt tôi ướt nhèm. Lòng sông không rộng nên chỉ mấy phút chạy thuyền là đã sang đến bờ bên kia.
Theo con đường tắt nhỏ mà Sơn mặt mụn dẫn tôi vào chợ Hà Khẩu, vừa đi hắn vừa giảng giải cho tôi quy luật hoạt động và việc bảo kê bến bãi sang đây như thế nào. Nếu phải qua bảo kê thì hắn thu mỗi người 150 ngàn đồng, còn nếu không qua đường bảo kê thì hắn sẽ lấy mỗi người 100.000 đồng. Miệng liến thoắng nói, đầu hắn gật gật mỗi khi nhìn thấy người quen ở cung đường này.
Rồi hắn quay sang nói với tôi: "Tôi bố trí cho ông hết rồi, đến nơi cứ thoải mái mà hưởng thụ cõi tiên, tôi ở dưới tầng đợi ông, khi nào về thì gọi". Đến chợ, hắn dẫn tôi thẳng đến gian hàng quần áo ở tầng 1 của vợ chồng A.Long - một mối quen của Sơn mặt mụn. Hắn giới thiệu tôi là khách đang có nhu cầu tìm hiểu về thị trường bên này.
Lẫn cùng với hơn 300 gian hàng ở tầng 1 do người Việt quản lý ở khu chợ này để bán quần áo, giày dép là những ki ốt, những khu để bán dụng cụ sung sướng. Thế nhưng phía tầng 2 của khu chợ là một thế giới hoàn toàn khác. Bởi đây là nơi quây quần hàng ngàn cô gái bán dâm ở tứ phương về "hội họp", bên cạnh đó là các tú bà, tú ông có máu mặt, số má về bảo kê, chăn dắt. Đáng nói là trong số đó thì phân nửa là những cô gái người Việt bị nhồi nhét trong những tầng nhà nhung nhúc da thịt để phục vụ những hạ khách bình dân. Vài hôm, cả chợ lại nháo nhác bởi Công an Trung Quốc truy bắt tội phạm lẩn trốn truy nã.
Địa bàn hiểm trở, núi non, sông hồ bao quanh là điều kiện lý tưởng để tội phạm ẩn mình, theo lời Sơn mặt mụn rỉ tai thì vẫn còn vô số những ông trùm, bà trùm đang bị truy nã rầm rộ vẫn sống nhởn nhơ, vương giả ở Hà Khẩu. Ngay cả những tay đầu trâu mặt ngựa, ra tù vào tội cũng coi đây như một bãi đáp để hướng thiện.
Tuy nhiên, không đơn giản như thế, bởi không dính tới ma túy thì là bảo kê, môi giới, chăn dắt gái thậm chí là thành lập những đường dây nối dài về buôn bán phụ nữ, trẻ em. Có những tay anh chị nổi tiếng như Tư "sẹo", Loan "mõ" hay Đô "gà" đều có một thời xưng danh ở đất này.
Chốn đồi bại
Nếu như ở tầng 1 là nơi bày bán đủ thứ ở trên đời từ thượng vàng hạ cám thì những tầng trên lại là một thế giới khác, thế giới của những cô gái bán dâm tứ xứ. Nơi đây được nhiều người coi là "thiên đường tình dục", nơi ăn chơi, thác loạn số 1 ở vùng biên chỉ cách Lào Cai giữa cái lằn ranh là dòng sông Nậm Thi. Đêm càng khuya, càng đông người đi lại.
Tại cổng chợ, hoạt động dẫn dắt, chèo kéo khách mua dâm diễn ra rất công khai và đông đúc, náo nhiệt như một phiên chợ mua bán, trao đổi hàng hóa. Từng tốp, từng tốp các cô gái bán hoa được các ông chủ, bà chủ dẫn theo, đứng ngồi la liệt ngay ở cổng chợ và chật kín cả cầu thang lên xuống ở các khu nhà trong chợ để chờ đi khách.
Trong khi đó, ngoài đường vẫn nườm nượp xe máy, ô tô đưa khách làng chơi đến và đón các cô gái đi. Có những chuyến, người ta mang hẳn ô tô 12 chỗ ngồi đến, làm giá và đón đi hàng chục cô một lúc. Trong khoảng hơn 30 phút tôi bước vào chợ có không dưới chục lần bị chèo kéo, thậm chí còn bị các em cầm cả tay, lôi vào để vạch áo giới thiệu hàng. Những ông, bà chủ chào mời: "Vào đây, vào đây. Chỗ chị có nhiều em ngon lắm, kiểu gì cũng có".
Khách ở đây cũng đủ loại thượng vàng hạ cám, nếu là khách Trung thì cũng là dân tộc thiểu số, quanh năm suốt tháng ở trên rẫy, nhà nghèo không có tiền mua nổi được một cô vợ thì tích cóp được một ít tiền rồi xuống chợ sung sướng này để giải tỏa. Có những khách đã gần đất xa trời, cũng xuống chợ này để tầm hoa vọng nguyệt, một lần xả những bức xúc mà cả cuộc đời đã phải dồn nén, để cho biết mùi vị phấn hương.
Còn những khách Việt sang mua dâm thì đa phần sẽ tìm đến những ả cave người Hoa, thường lấp ló sau những con đường tối tăm ẩm thấp, những con đường dẫn vào khu cổng chợ, gái bán dâm người Hoa thì làm ăn theo mùa vụ, khi hết việc trên nương họ xuống đây bán dâm, khi túi tiền hòm hòm họ cuốn váy về quê. Có lẽ thảm thương vẫn là những cô gái Việt Nam, bị giam trong những ngôi nhà thổ nhung nhúc xác thịt, đầy đọa mình trong địa ngục trần gian.
Vừa lên đến tầng hai, Sơn mặt mụn đã rỉ vào tai tôi câu bông đùa: "Thiên đường dễ lên những khó xuống lắm đấy chú em". Đôi chân rón rén chưa kịp tiếp bước thì cả đàn ong trực, bướm chờ đã tóm tay, tóm áo chèo kéo. Mùi son phấn rẻ tiền sực vào nhức cả sống mũi. Đến gần chục cô gái, toàn người Việt to béo đẫy đà, quần áo hở hang mỏng tang mềm rũ như nước, khuôn mặt cô nào cũng đàng điếm, cợt nhả: "Anh ơi theo em ... sang chỗ em đây này". Sơn mặt mụn cười khanh khách, bàn tay khua khoắng vồ vập, sàm sỡ để thử hàng.
Những lời nói lả lơi, vồn vã, da thịt chảy tràn trên mặt làm tôi choáng váng. Tôi căng mắt ra để nhìn xem biết đâu "gạn đục khơi trong" tìm được cái khuôn mặt nào đó thơ ngây, hoang dại giữa đám thị nữ lầu xanh.
Năm năm rồi, quay lại đây, cái không gian hành lạc vẫn thế, vẫn những tấm ri đô ngăn ra thành các vách ngăn, trên nền thì những tấm đệm cáu bẩn, mùi tanh nồng xộc thẳng lên mũi. Mỗi cuộc "hành lạc" như thế chỉ bèo bọt 100 đến 140 nghìn đồng.
Rời Hà Khẩu, rời chốn ăn chơi nhớp nháp ở vùng biên viễn tôi vẫn còn nguyên cái cảm giác ớn lạnh khi nằm trên tấm đệm đen đúa, cáu bẩn trong cái "lô cốt" để "hành lạc" tạm bợ. Những con thuyền gắn máy vẫn từ sáng sớm đã lao vun vút đưa các vị khách cứ nhớn nhác sang Hà Khẩu để sa đọa. Có cái gì đó nhức nhối, đau đớn, có cái gì đó buồn lòng cho những phận người, những cô gái Việt ở cái chợ "thịt người". Rồi đây khi thân tàn ma dại, họ trở về mang theo những căn bệnh mà khách làng chơi đổ sang cho mình, liệu họ có còn cơ hội để làm lại cuộc đời?
Bao giờ mới có ngày về
Theo lời Sơn mặt mụn, gái bán dâm ở Hà Khẩu mỗi tháng thu nhập cũng phải gần chục triệu đồng và mỗi ngày cũng phải oằn mình tiếp từ 20 đến lượt khách. Phần lớn những cô gái ở đây bị bắt bán vào nhà thổ và ép làm gái mại dâm. Số tiền nợ của các cô gái bán hoa ở Hà Khẩu cứ lãi mẹ đẻ lãi con cho đến khi trả hết được nợ thì lại "trót" yêu nghề.
Đến lúc đó thì chủ chứa quay ngoắt 180 độ bởi các cô gái này đã thành hàng "phế phẩm" không còn giá trị khai thác. Để được ở lại thì gái bán dâm phải chịu thiệt thòi chấp nhận làm nhiều hưởng ít. Nhưng cũng có cô gái trẻ thì mong mỏi thoát khỏi chốn địa ngục này, dù không biết bao giờ mới có ngày về.
Theo Hôn nhân & Pháp luật
Cặp vợ chồng giết người dã man sa lưới Đó là đối tượng Vàng Seo Xếnh (SN 1984) và vợ là đối tượng Tẩn Pà Mẩy (SN 1989) cùng trú tại thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai). Theo thông tin từ công an tỉnh Lào Cai ngày 7/11, Cục công an huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã trao trả cho công an tỉnh Lào Cai...