Khoe có ‘đống tiền mặt ở nhà’, Trưởng đặc khu Hong Kong bị chỉ trích
Trưởng đặc khu Hong Kong nói bà có một “đống tiền mặt ở nhà” và không có tài khoản ngân hàng sau khi Mỹ áp đặt lệnh phạt với bà và các quan chức Hong Kong khác.
“Ngồi trước mặt bạn là Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, người không được cung cấp dịch vụ ngân hàng nào. Tôi có cả đống tiền mặt ở nhà, chính quyền đang trả lương cho tôi bằng tiền mặt”, bà Carrie Lam nói trong cuộc phỏng vấn với HKIBC.
Bà Lam cùng 14 quan chức cấp cao khác của Hong Kong bị Mỹ áp lệnh trừng phạt với cáo buộc “tước đi các quyền tự do chính trị” của thành phố này.
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam. (Ảnh: Hongkongfp)
Các quan chức có tên trong danh sách trừng phạt bị đóng băng tài sản ở Mỹ và không được thực hiện bất cứ giao dịch tài chính nào ở nước này.
Video đang HOT
Bà Lam nói việc bị Mỹ trừng phạt một cách vô cớ là “vinh dự” và nhấn mạnh không muốn cản trở bất cứ ai phục vụ trong văn phòng công.
Với thu nhập 672.000 USD/năm, bà Lam là một trong những lãnh đạo được trả lương cao nhất thế giới.
Tuyên bố về “đống tiền trong nhà” mới đây của bà Lam vấp phải phản ứng dữ dội của công chúng. Nhiều người đăng ảnh chụp đồng xu trong con lợn đất của họ để cho thấy sự tương phản với độ giàu có của bà Lam.
Những người khác đặt câu hỏi làm thế nào mà số tiền lương lớn của bà Lam được chuyển tới nơi ở của bà bằng tiền mặt.
Hồi tháng 8, bà Lam từng than phiền bản thân gặp “đôi chút bất tiện” do các lệnh trừng phạt của Mỹ cản trở việc bà sử dụng thẻ tín dụng.
Nhóm Ngũ Nhãn tố Trung Quốc vi phạm thỏa thuận Hong Kong
Liên minh tình báo 5 nước tố Trung Quốc vi phạm cam kết khi ban hành nghị quyết bãi nhiệm nghị sĩ đối lập Hong Kong.
"Chúng tôi kêu gọi chính quyền trung ương Trung Quốc xem xét lại hành động của họ nhằm vào cơ quan lập pháp được bầu của Hong Kong và lập tức phục chức các thành viên Hội đồng Lập Pháp bị bãi nhiệm", ngoại trưởng 5 nước thuộc liên minh tình báo Ngũ Nhãn, gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia, New Zealand, cho biết trong tuyên bố chung ngày 18/11.
Hong Kong tuần trước bãi nhiệm 4 nghị sĩ đối lập khỏi Hội đồng Lập pháp sau khi Bắc Kinh thông qua nghị quyết mới, cho phép chính quyền thành phố được truất ghế nghị sĩ mà không cần thông qua tòa án. Động thái đã châm ngòi cho việc từ chức hàng loạt của các nghị sĩ đối lập Hong Kong.
Phòng họp của Hội đồng Lập pháp Hong Kong trống trơn do một cuộc họp bị hủy sau khi 4 nghị sĩ đối lập bị bãi nhiệm hôm 11/11. Ảnh: Reuters .
Nghị quyết mới cũng khiến phương Tây đưa ra thêm cảnh báo về mức độ tự trị của Hong Kong, được cam kết theo mô hình "Một quốc gia, hai chế độ" khi Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997.
"Hành động của Trung Quốc rõ ràng đã vi phạm nghĩa vụ quốc tế của nước này theo Tuyên bố chung Trung - Anh được Liên Hợp Quốc chứng nhận và có hiệu lực pháp lý", tuyên bố chung cho hay.
Theo các ngoại trưởng, hành động mới nhất của Bắc Kinh dường như là một phần của "chiến dịch phối hợp" nhằm ngăn chặn những tiếng nói chỉ trích ở Hong Kong. "Vì ổn định và thịnh vượng ở Hong Kong, Trung Quốc và chính quyền Hong Kong cần tôn trọng các kênh để người dân đặc khu bày tỏ mối quan ngại và ý kiến chính đáng của họ", tuyên bố nêu thêm.
Anh hiện coi Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố chung ba lần, gồm cả khi Trung Quốc ban hành luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong hồi tháng 6. Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam và quan chức Trung Quốc đại lục được cho là có liên quan đến luật an ninh, đồng thời cảnh báo về các bước tiếp theo.
Cảnh sát Hong Kong cũng cho biết họ đã bắt ba nghị sĩ sáng 18/11 sau các vụ ném cây thối và chất có mùi hôi vào cơ quan lập pháp thành phố hồi tháng 5, tháng 6.
Theo nghị quyết mới của Bắc Kinh, chính quyền Hong Kong được phép truất ghế lập tức các nghị sĩ của cơ quan lập pháp bị cho là thúc đẩy hoặc ủng hộ khái niệm độc lập Hong Kong, từ chối tán thành đất nước tiếp quản chủ quyền đối với Hong Kong, lôi kéo thế lực nước ngoài can thiệp vào công việc của thành phố hoặc tham gia hành vi gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Trái với chỉ trích của Mỹ và phương Tây, Chủ tịch quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư cho rằng nghị quyết mở đường cho việc chính quyền Hong Kong bãi nhiệm các nghị sĩ là "cần thiết" và "phù hợp", đồng thời có lợi cho an ninh, chủ quyền và lợi ích phát triển của đất nước. Hai văn phòng giám sát các vấn đề Hong Kong của Bắc Kinh cũng tuyên bố ủng hộ nghị quyết mới.
Lãnh đạo Hong Kong sang Bắc Kinh tìm cách cứu vớt kinh tế đặc khu Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam sẽ đến Bắc Kinh vào tuần tới để thảo luận về kế hoạch phục hồi nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng bởi COVID-19 và biểu tình. Trong cuộc họp báo hôm 27/10, bà Lam cho biết sẽ tới thành phố Thâm Quyến hôm 3/11, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày. "Chuyến đi của tôi...