Khoe ăn đồ sạch: Sự ngây thơ, ngớ ngẩn và “cái chết pháp lý”
Mỗi cá nhân đang tự co lại, tự làm hài lòng mình bằng những sản phẩm sạch nho nhỏ mà quên không nhận thấy rằng họ không thể chỉ sống với những điều đó.
Bệnh “sung sướng” trong góc nhỏ hạn hẹp
Vấn đề lương thực, thực phẩm có lẽ đã trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết. Thuốc kích thích, thuốc tăng trưởng được sử dụng vô tội vạ trong trồng trọt, chất cấm vô tư đẩy vào chăn nuôi và thi thoảng lại có thông tin phát hiện hàng tấn hóa chất độc hại để dùng cho thực phẩm…đến nỗi người ta phải chua chát khi nói rằng con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn đến thế.
Câu chuyện ăn gì, uống gì giờ đây không còn phụ thuộc vào việc trong túi bạn có bao nhiêu tiền mà phụ thuộc câu nói thịt này sạch, rau này sạch, đồ mang từ quê ra hay đồ ta tự làm vân vân và vân vân.
Xin hãy nói không với sản phẩm không an toàn để cứu lấy sự sống của cả xã hội (ảnh minh họa).
Giữa hỗn độn những sản phẩm mà bằng mắt thường người dân không thể kiểm chứng được đâu là sản phẩm tốt, đâu là an toàn thì nhiều người đang cảm thấy sung sướng, tự hào…nhưng theo cách chẳng giống ai.
“Ông trồng chè khoe với bạn là họ đang uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán.
Bà bán rau cũng hân hoan nói với gia đình là người nhà được ăn rau ở khu trồng sạch, khu phun nhiều thuốc là để bán; Ông bán thịt lợn cũng vậy…
Niềm vui của họ thật ngây thơ, ngớ ngẩn và độc ác. Họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt. Họ uống trà nhà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác…
Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi’ (Trích chia sẻ của đạo diễn Phạm Hoàng Nam)
Thế đấy, mỗi cá nhân đang tự co lại, tự làm hài lòng mình bằng những sản phẩm sạch nho nhỏ mà quên không nhận thấy rằng họ không thể chỉ sống với những điều đó. Giải pháp mang tính đơn lẻ và có phần đối phó đó đang dần dần giết chết cả một cộng đồng.
Không có con người, pháp lý sẽ chết
Video đang HOT
Giữa lúc dư luận đang hoang mang trước “ma trận” thực phẩm không an toàn cho sức khỏe, tính mạng của chính họ thì việc trông chờ vào công tác quản lý, thi hành pháp luật là một điều dễ hiểu.
Khỗ nỗi, dường như những vụ xử lý về vi phạm an toàn thực phẩm mới chỉ như muối bỏ bể. Mà nếu có làm…chắc cũng làm không xuể.
Dưới góc độ pháp luật không phải là không có những chế tài cả về mặt hành chính lẫn hình sự liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe của người dân trước việc thực phẩm mất an toàn. Thế nhưng, để khiếu nại, khởi kiện là chuyện không phải dễ, nhất là khi hậu quả từ việc ăn đồ độc, uống đồ độc không xảy ra ngay tức thì mà cứ dần dần tạo ra những cái chết trên cơ thể mỗi người.
Chắn chắn phải có những giải pháp đồng bộ, một sự kết hợp và đoàn kết từ cả người quản lý lẫn người tiêu dùng. Cần phải có những biện pháp cứng rắn đối với người sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn. Bởi lẽ hành vi này đang gieo rắc những bản án tử hình cho không biết bao nhiêu người. Dĩ nhiên, ngày hôm nay là ai đó và ngày mai có thể là bạn.
Rất cần sự thay đổi về nhận thức của người dân, sự lên án mạnh mẽ, quyết liệt của dư luận và của cả người thân những người đang ngày đêm đưa chất cấm, chất độc hại vào thực phẩm.
Xin hãy nói không với sản phẩm không an toàn để cứu lấy sự sống của cả xã hội.
Luật gia – thạc sĩ luật Nguyễn Thị Hằng
Theo_Người Đưa Tin
Vụ cãi vã và cái chết bí ẩn dưới giếng của ông hàng xóm
Sau khi cãi vã với ông Đồng, ông Ứng được phát hiện chết bí ẩn dưới giếng. Nhiều phiên tòa diễn ra nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải.
Cuộc cãi vã và cái chết bí ẩn dưới giếng
Theo cáo trạng, vụ việc xảy ra vào ngày 28/1/2013. Khoảng 10h hôm đó, ông Nguyễn Văn Đồng (SN 1950, quê Nam Định) đến nhà bạn là ông Trần A Ửng (SN 1965, ngụ thông 8, xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) uống rượu.
Lúc này, ngoài ông Ửng còn có vợ ông là bà Hà Nam Cú, các con là Trần Kỳ Moi, Trần Ký Thảo (hơn 5 tuổi), Trần Ký Cường (2 tuổi) ở nhà. Ông Đồng và ông Ửng ngồi uống rượu rồi chơi bài ăn tiền với nhau.
Khoảng 14h, vợ ông Ửng cùng con gái lớn đi ra ngoài, chỉ còn lại 2 cháu nhỏ ở nhà. Một lúc sau khi đang chơi thì cháu Cường khóc nên ông Ửng không chơi nữa để đi dỗ con trai nhưng do đang thua 36.000 đồng nên ông Đồng không chịu, bắt bạn nhậu chơi tiếp.
Sau khi bất đồng quan điểm, lời qua tiếng lại, 2 người dẫn đến xô xát. Ông Đồng dùng gạch và khúc gỗ đánh ông Ửng khiến ông này hoảng sợ bỏ chạy ra phía gần giếng. Ông Đồng đuổi theo đánh tiếp rồi đẩy bạn rượu xuống giếng sâu.
Sau khi gây ra vụ việc, ông Đồng chạy xe về nhà còn 2 cháu Thảo và Cường ra ngõ đứng khóc chờ mẹ về.
Khi bà Cú về hỏi chuyện thì cháu Thảo kể lại rằng ông Đồng đã đánh chết bố rồi đẩy xuống giếng nên bà này đi báo công an xã Đức Miễu.
Ông Nguyễn Văn Đồng vui mừng sau khi được trả tự do hôm 24/8/2015 - (Ảnh: Nhất Nguyên/Tuổi trẻ)
Theo giám định pháp y, nạn nhân tử vong do ngạt nước, suy hô hấp cấp.
Hôm sau, ngày 29/1/2013, ông Đồng bị bắt giữ để điều tra vụ án mạng. Tại hiện trường, công an xã thu giữ một xe mô tô, một điện thoại và một
đồng hồ đeo tay của ông Đồng. Trên đồng hồ có dính vết màu nâu, đồng hồ được niêm phong và sau đó xác định vết máu trên đó là của nạn nhân.
Ngoài ra, tại hiện trường, cơ quan chức năng ghi nhận một số dấu vết máu ở nền nhà, tay quay giếng.
Nhiều lần đưa ra xét xử và những mâu thuẫn chưa có lời giải
Ngày 24/8/2015, tại phiên tòa sơ thẩm, Viện KSND tỉnh kết luận ông Đồng phạm tội giết người và đề nghị mức án tù chung thân.
Tuy nhiên, sau khi nghị án, HĐXX TAND tỉnh Bình Phước đã tuyên bố ông Đồng không phạm tội, trả tự do ngay tại tòa vì chứng cứ buộc tội mù mờ.
Cụ thể: CQĐT không giám định dấu vân tay trên các vật chứng như gạch, khúc gỗ đánh nạn nhân; các vật chứng không được niêm phong; chưa làm rõ thời gian liên quan đến vụ án để chứng minh tội phạm.
Nhân chứng là cháu Thảo chưa đủ 6 tuổi theo quy định, lời khai lại không thể hiện nguyên nhân chết, người gây ra cái chết.
Sau khi bản án tuyên, phía gia đình bị hại đã làm đơn kháng cáo đề nghị TAND Cấp cao tại TP HCM xử ông Đông phải đền tội. Phía Viện kiểm sát Bình Phước cũng có bản kháng nghị đề nghị theo hướng xử ông Đông có tội.
Bị cáo Nguyễn Văn Đồng tại phiên tòa ngày 24/2/2016 (Ảnh: Người lao động)
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm 24/2/2016, ông Đồng nói hai ông không mâu thuẫn gì. Ngày đó ông Đồng có đến uống rượu, ăn cháo gà nhưng sau ông Ửng phải dỗ con nên ông về.
Khi đó ông Ửng cùng hai con ngồi ở thềm nhà. Chỉ đến khi công an đến nhà mời đi làm việc thì ông mới biết chuyện ông Ửng chết.
Ông không thừa nhận chiếc đồng hồ mình đeo có vết màu nâu (mà qua giám định là vết máu của nạn nhân). "Tôi khi đó đã 63 tuổi, già hơn ông
Ửng 15 tuổi thì sức đâu mà đánh. 20 năm làm cán bộ chữ thập đỏ, tôi chỉ giúp người. Mong HĐXX minh xét", trang Pháp luật TP HCM đưa tin lời ông Đồng tại tòa.
Qua quá trình xét hỏi tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân Cấp cao tại TP HCM đề nghị Hội đồng xét xử hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra xét xử lại từ đầu vì vụ án có quá nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ.
Xét thấy đề nghị này của Viện là có căn cứ nên Hội đồng xét xử đã quyết định hủy án sơ thẩm, trả toàn bộ sơ để điều tra xét xử lại từ đầu.
Theo Trí thức trẻ
Theo_Người Đưa Tin
Nữ sinh bị cưa chân oan: Cần một cam kết có giá trị pháp lý Luật sư Đỗ Hải Bình cho biết sẵn sàng đứng ra hỗ trợ về mặt pháp lý cho gia đình em Vi trong việc làm tờ cam kết này. Mới chỉ là lời nói, chưa có cam kết rõ ràng Chị Lê Thùy Trang (chị gái Lê Thị Hà Vi) cho biết sáng 18/3 đích thân Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim...