Khóc thét xem cảnh hành hình đóng đinh trên giá chữ thập
Đóng đinh trên giá chữ thập là một phương pháp hành hình tàn khốc thời xưa, khiến phạm nhân đau đớn tột độ trước khi tắt thở.
Hình ảnh Chúa Jesus bị đóng đinh trên giá chữ thập
là một trong những hình ảnh nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Phương pháp xử tử này đã có từ trước thời điểm Chúa Jesus ra đời.
Theo một số nghiên cứu, phương pháp hành hình đóng đinh trên thập tự giá có thể bắt nguồn từ thời Assyria và Babylon. Sau đó, phương pháp tử hình đau đớn này được sử dụng phổ biến ở Ba Tư trong thế kỷ thứ 6 TCN.
Alexander Đại đế đã mang phương pháp xử tử phạm nhân bằng cách đóng đinh trên giá chữ thập ghê rợn đến các nước ở phía đông Địa Trung Hải hồi thế kỷ thứ 4 TCN. Theo nhà sử học La Mã Quintus Curtius Rufus, hoàng đế xứ Macedonia – Alexander Đại đế đã cho đóng đinh 2.000 người sống sót trong cuộc vây hãm thành phố Phoenician (hiện giờ là lãnh thổ của Lebanon) vào năm 332 TCN.
Trong giai đoạn từ năm 73 TCN – 71 TCN, Spartacus đã dẫn đầu cuộc nổi dậy của nô lệ chống lại đế chế La Mã. Tuy nhiên, cuộc nổi dậy này nhanh chóng bị dập tắt. Spartacus được cho là bị giết chết trong trận chiến cuối cùng với quân La Mã.
Video đang HOT
Kết thúc cuộc nổi dậy, hơn 6.000 người đi theo Spartacus bị bắt. Tướng quân La Mã và chính trị gia Marcus Licinius Crassu đã cho đóng đinh lên giá chữ thập toàn bộ số người nổi dậy bị bắt trên. Thi thể những người xấu số bị đóng đinh được đặt trên đoạn đường dài gần 200 km từ Capua đến Rome. Đây được coi như một lời răn đe đối với những người có ý định nổi loạn sẽ có kết cục đau đớn, bi thảm như vậy.
Tuy nhiên, các bằng chứng khảo cổ học cho thấy con người bị đóng đinh trên giá chữ thập vào thế kỷ 1 sau Công nguyên. Bộ hài cốt đó được phát hiện trong một hang động ở Giv”at ha-Mivtar, ở phía đông bắc Jerusalem.
Bộ hài cốt đó thuộc về một người đàn ông có tên là Yehohanan. Một xương gót chân có một cổ phần sắt đóng xuyên qua nó, cho thấy người đàn ông bị đóng đinh trên thập tự giá.
Theo_Kiến Thức
Khám phá thành phố chết 2 thiên niên kỷ ở Syria
Những gì còn lại ở thành phố chết của Syria là một quần thể kiến trúc phong phú với các ngôi nhà, đền thờ, nhà tắm công cộng.
Làng cổ đại của miền Bắc hay còn gọi là các thành phố chết của Syria là một địa điểm lịch sử nổi tiếng nằm ở phía Tây Bắc Syria, giữa Aleppo và Idlib.
Đây là một nhóm bao gồm 700 khu định cư bị bỏ hoang, thuộc về khoảng 40 nhóm làng mạc khác nhau nằm trong một khu vực cao của đá vôi được gọi là cao nguyên đá vôi Massif.
Các thành phố chết được chia thành 3 khu vực, gồm nhóm phía Bắc của Núi Simeon và núi Kurd, nhóm ở núi Harim và nhóm tại dãy núi Zawiya, bao phủ một vùng đất có chiều rộng 20-40 km và dài khoảng 140 km.
Hầu hết các khu định cư này được thành lập từ thế kỷ 1 đến thế kỷ thứ 7, thuộc về văn minh La Mã cổ đại và sau này là Byzantine.
Vì nhiều lý do khác nhau, khu vực định cư này đã bị bỏ rơi từ giữa thế kỷ thứ 8 và thứ 10.
Những gì còn lại của thành phố chết ngày nay là một quần thể kiến trúc phong phú với các ngôi nhà, nhà thờ, đền thờ ngoại giáo, bể nước, nhà tắm công cộng v..v.
Các khu định cư quan trọng nhất của thành phố chết bao gồm thành phố quanh nhà thờ Saint Simeon Stylites, Serjilla và al Bara.
Các hài cốt được bảo quản tốt cùng rất nhiều hiện vật quý giá đã được phát hiện tại các khu vực này.
Những chứng tích của thành phố chết đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống nông thôn thời kỳ La Mã và hậu La Mã ở Syria.
UNESCO đã công nhận địa điểm lịch sử này là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011.
Một số hình ảnh khác về thành phố chết của Syria.
Theo_Kiến Thức
Nhật, Philippines phản đối TQ bay thử trái phép trên Đá Chữ Thập Sau Việt Nam, chính phủ Philippines và Nhật Bản ngày 4/1 lên tiếng phản đối việc Trung Quốc bay thử trái phép trên Đá Chữ Thập. Phát biểu với báo giới hôm 4/1, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, ông Charles Jose cho biết, chính phủ Philippines phản đối việc Trung Quốc tiến hành bay thử nghiệm ở đường băng xây dựng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên

Mật nghị bầu Giáo hoàng Leo XIV qua những con số

Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử

Bọ cạp 'xâm chiếm' nhiều thành phố ở Brazil, hàng triệu người bị chích

Bộ trưởng quốc phòng Israel cảnh báo Houthi lẫn Iran

Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?

Tàu hải quân Philippines, Trung Quốc đối đầu gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông

Người mới mở thời mới

'Cha đẻ' học thuyết quyền lực mềm qua đời

125 chiến đấu cơ của Ấn Độ và Pakistan giao tranh trong một giờ?

Tranh cãi nảy lửa về bữa tối memecoin của Tổng thống Donald Trump

Quân đội Việt Nam hùng dũng duyệt binh cùng các nước tại Quảng trường Đỏ
Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi
Phim châu á
23:47:02 09/05/2025
"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy
Hậu trường phim
23:38:22 09/05/2025
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49
Sao việt
23:33:43 09/05/2025
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết
Nhạc việt
23:31:22 09/05/2025
Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025
Sao thể thao
23:29:37 09/05/2025
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!
Sao châu á
23:15:20 09/05/2025
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ
Pháp luật
22:56:11 09/05/2025
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'
Tv show
22:46:40 09/05/2025
Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm
Sức khỏe
22:32:25 09/05/2025
Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?
Nhạc quốc tế
22:10:32 09/05/2025