Khóc, cười sửa mai dạo mùa Tết
Theo nhiều người sửa cây kiểng ở ĐBSCL, nghề sửa mai kiểng có 2 dịch vụ chính: Sửa tại vườn và sửa theo yêu cầu. Sửa theo yêu cầu chỉ rộ lên vào mùa tết: Chủ nhà có cây mai gọi đến sửa (tạo dáng), tiền công có thể lấy theo phần trăm giá trị cây mai.
Xuân đến là… hốt bạc
Từng là một đầu bếp có tiếng ở Sài Gòn, nhưng anh Nguyễn Quỷnh Quốc Phong – chủ vườn mai ở Thủ Thừa (Long An), quyết định về vườn trồng mai cho thuê.
Hiện, anh Phong đang sở hữu vườn mai “khủng” khoảng 150 gốc cao từ 2 – 6m, mỗi gốc trị giá vài trăm triệu đồng tại xã Mỹ Lạc (Thủ Thừa). Mỗi khi Tết đến, anh cho các nhà hàng, khách sạn… thuê lại số mai này để trưng Tết. Và để chăm sóc vườn mai tiền tỷ này, anh phải thuê 2 nghệ nhân cây kiểng.
Nghệ nhân Tư Triều đang tạo dáng mai theo yêu cầu gia chủ
Vào thời điểm này, công việc của 2 nghệ nhân khá tất bật. Họ phải sửa sang những cây mai cho thật đẹp để anh Phong giao hàng cho khách. Vừa dùng dây đồng uốn thế cành mai, nghệ nhân Tư Triều ( Dương Văn Triều) vừa giải thích nguồn gốc nảy sinh cái nghề sửa mai dạo.
Theo đó, cùng với đào, quất thì mai vàng là một trong những loại hoa rất được ưa chuộng mỗi dịp Tết đến xuân về. Không những thế, nhiều người còn có sở thích trồng mai như một loại cây cảnh để chơi bonsai nữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được kỹ thuật chăm sóc và cách tỉa mai vàng sao cho đẹp nhất, tạo nên giá trị nhất.
“Khi trồng mai vàng để chơi kiểng, bạn cần phải thành thạo các kỹ thuật tỉa sửa, như: căng kéo, cắt tỉa uốn nắn, neo, cảo, quấn dây đồng, đục, khoét, làm lão hóa… để tạo ra một cây bonsai có tư thế đẹp và giá trị. Mà việc này chỉ có… nghệ nhân mới làm được”, ông Tư Triều chia sẻ.
Cũng theo nghệ nhân Tư Triều, cứ mỗi mùa Tết ông nhận khoảng 200 cây mai để sửa, chủ yếu là mai đất. Nếu là của dân chuyên chơi mai, ông sẽ sửa theo thế, dáng họ yêu cầu. Còn nếu của người chơi bình thường, ông sửa theo kiến thức của mình làm sao cây mai có dáng đẹp nhất.
Video đang HOT
“Hãy hình dung, có những cây mai giá trị vài trăm triệu đồng và nếu sửa theo yêu cầu nghệ nhân sửa mai sẽ lấy vài phần trăm trên giá trị cây mai đó”, anh Phong bộc bạch.
Trước khi bắt tay tạo dáng, thợ sửa mai phải nghiên cứu cây khá kỷ để tránh… tổ trác
Trong khi đó, anh Nguyễn Hoàng Tuấn – một nghệ nhân cây kiểng ở TX.Sa Đéc, (Đồng Tháp) cho biết, khoảng 2 tháng nay khách hàng gọi sửa cây kiểng rất nhiều, làm không xuể. Vào cao điểm như lúc này, anh phải chạy ngược, chạy xuôi bằng xe máy tới từng nhà để sửa mai.
Cũng như ông Tư Triều, anh Tuấn thường nhận chăm sóc cây mai theo hình thức lãnh khoán. Đối với mai kiểng có yêu cầu tạo dáng, chăm bón cho hoa nở đúng ngày tết, tết năm nay mức giá bình quân 2 triệu đồng/cây.
Tổ trác…
Hiện không ai biết được trong làng sửa mai có bao nhiêu người. Nghệ nhân Tư Triều chỉ biết, “khá nhiều” và số nghệ nhân qua trường lớp “khá ít”.
Theo anh Tuấn, sửa mai nghệ thuật phải có tay nghề cao, có kiến thức về đặc tính sinh trưởng của cây mai. Thời gian để tạo được một cây mai có dáng ưng ý có khi phải mất vài ba năm…
Nhiều nghệ nhân cây kiểng cho biết, chăm sóc mai chưng Tết cho khách hàng ngán nhất là thời tiết… trở chứng. Nếu gặp tình huống này tay nghề dù là “cao thủ” có khi cũng… chào thua.
“Tui làm nghề này hơn chục năm rồi, cũng tay ngang nhảy qua, nên “dính chưởng” mấy lần phải năn nỉ khách hàng gần chết họ mới chịu thôi”, một thợ sửa mai ở Tiền Giang thổ lộ.
Theo nghệ nhân Năm Đông nghề sửa mai không phải… dễ ăn
Theo anh này, sau khi tạo dáng, thúc bón, đến Tết cây mai bỗng dưng… “điếc” nụ, không nở hoa.
Ngay như nghệ nhân Tư Triều cũng có vài lần… “lên ruột”. Ông cho biết, sửa mai theo yêu cầu không đơn giản. Đôi khi sửa mai kiểu này, gia chủ trở chứng bắt làm lại kiểu khác.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Đông – làng mai Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, lâu nay ông không còn nhận sửa mai cho khách nữa.
“Phức tạp, lằng nhằng lắm, lấy tiền khách không dễ đâu. Mình làm kiểu này, khách hàng lại thích kiểu khác. Thời tiết đỏng đảnh, mai điếc, ít hoa… cũng chết mình. Tôi “chạy”, bỏ nghề sửa mai từ lâu rồi”, ông Đông chia sẻ.
Theo Danviet
Vựa cá đồng mùa Tết, kẻ cười, người lo
Còn khoảng 1 tháng nữa mới đến Tết Kỷ Hợi 2019, nhưng những ngày này, nông dân khu vực Đồng Tháp Mười (tỉnh Long An) đã tất bật với vụ cá đồng mùa Tết. Tết năm nay, giá cá tươi không tăng khiến nông dân nuôi cá lo Tết kém vui.
Tại xã Mỹ Lạc (huyện Thủ Thừa) - nơi trước đây chuyên nuôi cá đồng cho dịp Tết, mùa Tết năm nay chỉ còn vài ba hộ nuôi cá đồng. Những ngày này nông dân đang tất bật bán cá lóc tươi cho thương lái. Giá cá lóc dao động ở mức 30.000 - 35.000 đồng/kg, không tăng so cùng kỳ năm ngoái. Ông Dương Văn Dùng - một hộ nuôi cá cho biết, dịp Tết năm nay, ông chuẩn bị khoảng 3 tấn cá lóc cho thị trường. Hiện, cá lóc ông nuôi đang chờ thương lái đến bắt với trọng lượng 1kg/con. Ảnh. Kiểm tra cá lóc nuôi trong vèo trước khi xuất bán.
Tại đây, nông dân chọn giống cá lóc đồng khá kỹ, nuôi bằng thức ăn tươi... nên thịt cá khá ngon, dai và thơm chẳng thua kém cá lóc tự nhiên. Tuy nhiên, theo nhiều nông dân nuôi cá lóc đồng tại đây, hiện việc nuôi cá lóc đồng ngày càng khó khăn do giá kém, thức ăn tươi ngày càng khan hiếm... có khả năng dẫn đến thua lỗ. "Mất 5 tháng mới có cá bán, lời 1.000 đồng/kg, nhưng rủi ro cao, dịch bệnh nhiều", ông Dùng bộc bạch.
Trong khi đó, tại ấp Nhơn Xuyên (xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa) ông Phùng Văn Tùng cũng chuẩn bị một ao khoảng 7 tấn cá trê vàng cho thị trường Tết năm nay. Theo ông Tùng, thời gian qua khu vực này lượng ao nuôi cá trê vàng đã giảm sút nhiều do làm ăn thua lỗ. "Thương lái đang kêu giá mua cả ao, nhưng không cao, chỉ nhỉnh hơn 100.000 đồng/kg", ông Tùng thổ lộ.
Ảnh. Thương lái thu mua cá trê vàng tại ao anh Tùng (người đang đứng).
Trong khi các ao nuôi cá đang lo giá, thì tại các cơ sở làm cá khô đang "đỏ đèn" sáng đêm. Tại cơ sở cá khô Thạch Thị Nhàn (ấp Bắc Đông, xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh) hiện hoạt động sản xuất, mua bán diễn ra tất bật cả ngày lẫn đêm. Trung bình mỗi ngày, cơ sở này chế biến gần 300kg cá khô đồng các loại, như: cá lóc, sặt, chạch, nhái... tăng gần 2 lần so với dịp Tết Nguyên đán 2017. Hiện, 1kg cá lóc khô giá 150.000 - 220.000 đồng/kg, cá sặc khô giá 160.000 - 180.000 đồng/kg...
Theo bà Nhàn, để làm ra 1kg cá khô phải cần khoảng 4kg cá tươi và phải phơi 2-3 nắng mới bảo đảm độ ngon, ngọt và sản phẩm không bị mốc. Hầu hết sản phẩm cá khô ở đây đều được làm thủ công, qua rất nhiều công đoạn: Làm sạch, bỏ xương, ướp gia vị hoặc không ướp tùy sở thích của khách, và đem phơi. Trong đó, khâu ướp gia vị rất quan trọng để tạo ra hương vị riêng và đây cũng là bí quyết của mỗi người làm cá khô.
Hiện tại chợ thị trấn Tân Hưng (huyện Tân Hưng) có hơn 10 hộ tiểu thương sản xuất, buôn bán cá khô các loại. Từ mùng 10 tháng Chạp cho đến Tết là thời điểm tiêu thụ cao nhất. Trung bình, trong dịp Tết, nơi này cung cấp ra thị trường hàng chục tấn. Chị Lê Kim Thu - một tiểu thương bán cá khô cho biết, Tết năm ngoái, chị bán ra thị trường hơn 3 tấn cá lóc khô, cá trê khô.
Theo Danviet
Làng mai nức tiếng Thủ Đức nguy cơ mất vụ Tết Chỉ còn hơn tháng nữa là đến Tết Nguyên đán năm 2019 nhưng nhiều nông dân tại làng mai Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh) có thể sẽ thất thu nặng. Hội Nông dân Q.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 9, nhiều nông dân trồng mai vàng trên địa bàn quận đã bị thiệt hại nghiêm trọng, ảnh...