Khóc, cười học nghề
Cách đây 3 năm, trong 1 hội nghị về đào tạo nghề nông thôn, Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung chua chát thông tin: Một xã có tới 600 người đăng ký học hoạn lợn.
Sở dĩ, người ta đăng ký học một nghề không phổ biến vì đó là “miếng bánh” có thể trục lợi. Đăng ký thật nhiều để lấy kinh phí nhà nước rót xuống.
Sau phát biểu đó, tình trạng hiện nay ra sao ? Học nghề nông thôn vẫn đầy hư, ảo. Ở đảo Lý Sơn ( Quảng Ngãi ), người ta xây hẳn trung tâm giáo dục nghề hàng chục tỷ đồng, bề thế, khang trang, rồi phải tìm cách giải cứu vì không có ai học. Không riêng gì nơi đây, nhiều tỉnh, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tình trạng lãng phí, vô bổ diễn ra phổ biến.
Đắk Nông một tỉnh nghèo nhưng vẫn không chịu kém cạnh trong việc lãng phí trung tâm dạy nghề phụ nữ (đầu tư 23 tỷ đồng, nhưng 10 năm chỉ mở vài lớp). Mới đây nhất, tại huyện Ea H’leo (Đắk Lắk), công an đã phải vào cuộc trước kê khai gian dối của trung tâm giáo dục nghề nghiệp của huyện này. Học viên học 10 buổi bỏ ngang vẫn được kê đủ 38 ngày; giảng viên mới đi học 2 ngày đã được đứng lớp; giảng viên chuyên ngành tiếng Anh phải đứng lớp dạy bán hàng. Dường như đang diễn ra một cuộc đua lãng phí tiền ngân sách nhà nước.
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH), năm nay, chi thường xuyên bằng tiền ngân sách cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề là 258.750 tỷ đồng, bằng 24,49% tổng chi thường xuyên NSNN (ngân sách trung ương 30.250 tỷ đồng, ngân sách địa phương 228.500 tỷ đồng). Con số chi cho lĩnh vực này năm ngoái, thấp hơn một chút.
Video đang HOT
Một câu hỏi đặt ra, đã có hệ thống dạy nghề tư nhân (nhiều bậc), sao phải tồn tại các trung tâm hưởng tiền ngân sách tại các tỉnh, huyện? Trong khi các trường dạy nghề tư nhân linh hoạt đào tạo theo nhu cầu cho doanh nghiệp và xã hội , nhiều trung tâm nhà nước đào tạo lấy chỉ tiêu, thậm chí rút tiền nhà nước trái phép. Câu chuyện 600 người trong 1 xã đăng ký học nghề hoạn lợn e rằng chưa kết thúc nếu sự giám sát lơi lỏng.
Ở huyện Ea H’leo, nếu báo chí không vào cuộc, có khi cuối năm, bảng thành tích đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn sẽ ngồn ngộn các con số xen lẫn những lời tung hô hoa mỹ. Ngân sách nhà nước trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, chi tiêu 1 đồng cũng phải cân nhắc.
Nhu cầu học nghề và cách thức đào tạo chỉ có thể hiệu quả bằng chính sách tốt. Hiện nay, nhiều thanh niên không chỉ lập nghiệp bằng con đường duy nhất vào đại học. Thậm chí, nhiều thanh niên du học các nước Úc, châu Âu tốt nghiệp phổ thông trung học, còn giành 1 năm học nghề rồi mới thi vào đại học. Họ làm vậy để khi vào bậc đại học, có thể tự nuôi thân bằng chính nghề có sẵn đó. Ở Việt Nam, nhiều công nhân tại một số khu công nghiệp còn giấu bằng cao đẳng, đại học và trình chứng chỉ nghề để xin việc.
Trăn trở về cuộc sống của lao động phi chính thức chịu ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19
"Lao động phi chính thức là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong đợt dịch Covid-19. Nếu không chăm lo tốt công tác an sinh xã hội cho lực lượng lao động này sẽ ảnh hưởng đến đời sống xã hội- Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nêu rõ.
Theo số liệu báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH về quản lý lao động phi chính thức thì tính đến năm 2018, số lao động phi chính thức ở Việt Nam là 19,3 triệu người, chiếm 35,6% lao động có việc làm.
Tỷ lệ lao động phi chính thức là 56,2%.Tiền lương bình quân của nhóm lao động phi chính thức là 4,8 triệu đồng/tháng (bằng 2/3 tiền lương của lao động chính thức là 6,9 triệu đồng/tháng).
Các chính sách hỗ trợ lao động phi chính thức bao gồm: Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chính sách hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác; chính sách việc làm công; chính sách hỗ trợ phát triển tổ chức dịch vụ việc (Trung tâm dịch vụ việc làm và DN hoạt động dịch vụ việc làm); các chính sách BHXH tự nguyện; các chính sách về an toàn, vệ sinh lao động.
Cả nước có khoảng 55,4 triệu lao động, trong đó lao động phi chính thức chiếm khoảng 56%. Đây là lực lượng đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội đất nước nhưng cũng lại là nhóm chịu nhiều tổn thương, rủi ro và ít được thụ hưởng chính sách nhất. Điều đó được thể hiện rõ thông qua đợt dịch Covid-19 vừa qua.
Cuộc sống của lao động phi chính thức bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-1. (Ảnh: Khánh Huy)
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, thời điểm trước dịch Covid-19, mỗi tháng có khoảng 80.000 - 90.000 người tham gia vào thị trường lao động. Riêng lực lượng lao động có việc làm thông qua đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là khoảng 11.000 người/tháng.
Tuy nhiên, từ thời điểm tháng 4- 5, thị trường lao động mất khoảng 60.000 việc làm mỗi tháng bởi DN bị đứt chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu, hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được. Từ đó dẫn đến tình trạng lao động bị ngưng việc, giãn việc, mất việc.
Về việc triển khai Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng đợt 1 được kết cấu từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả tiền mặt và các chính sách hỗ trợ khác.
Đến nay các địa phương đã phê duyệt danh sách các đối tượng được thụ hưởng lên tới 16,8 triệu người. Số giải ngân qua kho bạc gần 12.000 tỷ đồng, trích từ 36.000 tỷ đồng tiền mặt trong gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng. Ngoài ra, người lao động và DN còn được hưởng lợi từ các chính sách khác của gói 62.000 tỷ đồng như: Tạm dừng đóng BHXH, chi trả trợ cấp thất nghiệp...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, đợt dịch Covid-19 lần 2 sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động do thị trường hàng hóa đóng băng, nhất là các DN tư nhân, DN vừa và nhỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tính đến hết tháng 7, số DN ngừng kinh doanh tăng 41,5 % so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là giai đoạn thất nghiệp thực sự và số lao động thất nghiệp có thể vẫn còn tăng.
Trước tình hình đó, Bộ LĐ-TB&XH đã tham mưu với Chính phủ gói hỗ trợ an sinh xã hội lần 2 với phương án hỗ trợ toàn diện để ổn định an sinh xã hội, thúc đẩy sản xuất.
Tập trung hỗ trợ vào nhóm các lĩnh vực như khách sạn, nhà hàng, du lịch, dịch vụ; trong đó đặc biệt quan tâm chăm lo đến đối tượng lao động khu vực phi chính thức bởi nếu không chăm lo tốt công tác an sinh nếu không chăm lo tốt công tác an sinh xã hội cho lao động khu vực phi chính thức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của đời sống xã hội.
Kiểm soát chặt quy trình sát hạch lái xe Quy trình sát hạch lái xe ô tô được cải tiến sát với các tình huống tham gia giao thông. Bên cạnh đó, việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nhằm giám sát tất cả các khâu trong quy trình sát hạch tại các cơ sở sát hạch và cấp giấy phép lái xe trên địa bàn Thủ đô đã giúp...







Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cụ ông 80 tuổi suýt mất hơn 500 triệu đồng cho "nhân viên Viettel"

Thiếu nữ 15 tuổi cố thủ trên nóc Bệnh viện Bạch Mai

Hé lộ thời điểm người Việt có thể dùng mạng vệ tinh

Xe bồn chở 7 tấn bê tông bị nổ lốp, phụ xe kẹt trong cabin

Ngỡ ngàng loạt cọc bê tông cao đến 5m 'mọc' bất thường giữa sông ở TPHCM

Người mẹ bỏ rơi bé trai trong rừng cao su Đồng Nai với mảnh giấy "xin lỗi con nhiều lắm"

Vụ cô gái ôm con nhỏ bị đánh tới tấp: "Trung cá chép" đã bỏ trốn

Dòng chữ "có bắn tốc độ" bị xóa nham nhở

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng: Cần hỗ trợ người dân như thế nào?

Diễn biến vụ bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Medic Hải Tiến

Hàng chục tấn heo mắc dịch tả, người chăn nuôi trắng tay

Vụ ô tô rơi xuống sông sau khi tông xe máy: Tìm thấy nạn nhân cuối cùng
Có thể bạn quan tâm

Vợ nằm gục trong nhà, chồng bị công an khống chế
Pháp luật
08:21:08 15/07/2025
Dịu dàng màu nắng - Tập 30: Tình cảm Phong - Xuân chớm nở
Phim việt
08:20:51 15/07/2025
7 món ăn nhẹ tăng cường năng lượng bền vững hơn cà phê
Sức khỏe
08:08:18 15/07/2025
Một Con Vịt - ca khúc nhạc Việt 1 tỷ lượt xem "bốc hơi" khỏi YouTube
Nhạc việt
08:06:56 15/07/2025
3 chàng trai xuất hiện làm náo loạn concert BLACKPINK tại Mỹ: Bruno Mars bị giật spotlight bởi 2 thành viên BTS
Nhạc quốc tế
08:00:45 15/07/2025
Diện mạo thật của Điêu Thuyền được phục dựng nhờ AI, kết quả giống hệt 1 minh tinh hạng A đẹp nức tiếng
Hậu trường phim
07:43:29 15/07/2025
Mỹ nhân Việt đua nhau khoe dáng với đồ bơi khoét hông, khoe vòng 3 cuốn hút
Người đẹp
07:43:02 15/07/2025
Phản ứng của Nga khi ông Trump gửi vũ khí tầm xa cho Ukraine
Thế giới
07:28:00 15/07/2025
Quyền thần và công chúa "trước cưới sau yêu": Vì sao phim cổ trang Trung Quốc mãi chưa vượt thoát lối mòn?
Phim châu á
07:27:50 15/07/2025
Bắt gặp nữ diễn viên có bằng thạc sĩ đi phát tờ rơi ngoài đường, đóng 1.000 bộ phim vẫn phải chạy ăn từng bữa
Sao châu á
07:17:07 15/07/2025