Khoảnh khắc ngọn núi lửa phun trào mạnh mẽ dưới Thái Bình Dương nhìn rõ từ trên cao
Những hình ảnh vệ tinh ghi lại được những gì đã xảy ra tại một ngọn núi lửa phun trào dưới Thái Bình Dương trước khi gây ra sóng thần.
Khoảnh khắc ngọn núi lửa phun trào mạnh mẽ dưới Thái Bình Dương nhìn rõ từ trên cao
Hunga Tonga-Hunga Haʻapai là một ngọn núi lửa cách Đảo Falcon về phía đông nam khoảng 30 km, là một phần của quốc gia Tonga.
Núi lửa này là một phần của cung núi lửa Tonga- Kermadec đang hoạt động rất mạnh, một khu vực hút chìm kéo dài từ New Zealand về phía đông bắc đến Fiji. Núi lửa nằm khoảng 100 km phía trên một vùng địa chấn rất tích cực.
Cảnh quay kinh hoàng từ vệ tinh cho thấy khoảnh khắc núi lửa Hunga Tonga Hunga Ha’apai dưới nước phun trào, với sức mạnh khủng khiếp, mạnh hơn khoảng bảy lần so với lần cuối cùng ngọn núi lửa này phun trào. Đợt phun trào đã gây ra tiếng nổ lớn có thể nghe rõ ở nơi cách đó 800 km.
Cột khói bụi bắn lên nhìn rõ từ trên cao
Video đang HOT
Vệ tinh quay quanh Trái đất đã chụp được hình ảnh về vụ phun trào dưới biển cực mạnh từ không gian. Những chùm tia bắn từ Hunga Tonga-Hunga Haʻapai phun trào cao đến 20 km.
Trước đó, các tàu thăm dò quỹ đạo đã ghi lại hình ảnh về vụ Hunga Tonga-Hunga Haʻapai vào tháng 12/2021. Những sự kiện này mạnh gấp bảy lần vụ phun trào vào tháng 12.
Cho đến nay đã gây ra một làn sóng thủy triều ở thủ đô Nuku’alofa của Tonga và cảnh báo sóng thần cho tất cả các hòn đảo ở Tonga, ngoài ra còn có các mối đe dọa có thể xảy ra của mưa axit.
Trong hình ảnh này từ vệ tinh GOES West của Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ NOAA cho thấy chùm tro bụi và sóng trọng lực gợn sóng ra bên ngoài từ vụ phun trào. Vụ phun trào đã kéo dài với bán kính hơn 260 km.
Vệ tinh Himawari-8, do Cơ quan Khí tượng Nhật Bản vận hành, cũng chụp được vụ phun trào từ không gian, như bạn có thể thấy ở trên.
Vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015, một loạt vụ phun trào trong khu vực đã tạo ra một hòn đảo nhỏ mới và làm gián đoạn việc đi lại hàng không quốc tế đến quần đảo Thái Bình Dương trong vài ngày.
Ba ngọn núi cùng lúc phun trào, đánh thức Vành đai lửa Thái Bình Dương
Ba ngọn núi lửa trên chuỗi đảo Alaska xa xôi đã đồng loạt phun trào trong gần hai tuần.
Khói bụi khổng lồ tạo ra từ ngọn núi lửa phun trào
Ba vụ phun trào núi lửa đang diễn ra trên một dải đảo dài khoảng 1.287 km quanh Biển Bering. Nó được gọi là 'Vành đai lửa', do số lượng núi lửa ở đó dày đặc.
Các nhà khoa học tiếp tục theo dõi chặt chẽ các ngọn núi lửa để tìm các dấu hiệu thay đổi.
Chris Waythomas, nhà địa chất làm việc tại Đài quan sát núi lửa Alaska cho biết tính đến nay, không có cộng đồng sinh sống nào gần núi lửa bị ảnh hưởng.
Núi lửa Pavlof cao 2.528 mét, là nơi gần nhất cộng đồng dân cư sinh sống gần nhất, Cold Bay, cách núi lửa khoảng 56 km, phun trào mạnh nhất trong ba trường hợp. Khối tro bụi thoát ra nhiều, khiến đài quan sát nâng mức độ đe doạ của núi lửa từ màu vàng sang màu da cam.
Chris Waythomas cho biết sự thay đổi tín hiệu màu sắc do những đám tro bụi bay lên cao, trôi dạt khoảng 9,7 km về phía nam trước khi tan biến. Núi lửa Pavlof khó nhận biết vì nó có thể phun trào gần như không có cảnh báo gì. Pavlof có tầng núi phủ đầy tuyết và băng ở cuối phía tây nam của Bán đảo Alaska, cách Anchorage gần 965 km về phía tây nam.
Núi lửa có đường kính khoảng 7 km và có các lỗ thông hơi hoạt động ở phía bắc và phía đông gần với đỉnh núi. Cái tên Pavlof lần đầu tiên xuất hiện là 'Pavlovskoi Volcan' do Thuyền trưởng Lutke, một nhà hàng hải người Đức gốc Nga đặt vào năm 1836.
Lần cuối cùng Pavlov phun trào vào năm 2016, làm rơi ra một ít tro xuống cộng đồng khác gần Nelson Lagoon.
Ba ngọn núi cùng lúc phun trào đánh thức Vành đai lửa Thái Bình Dương
Một ngọn núi lửa khác mà đài quan sát đặt trong cảnh báo màu cam là núi lửa Great Sitkin. Đài quan sát nhận được báo cáo từ những người trong cộng đồng Adak về một vòi phun dung nham trên đỉnh núi.
Chris Waythomas cho biết: "Thực tế là người dân chỉ tình cờ đi bộ ngang qua và nhìn thấy hình ảnh thực sự ấn tượng. Núi lửa phun dung nham khá bất thường". Nếu núi lửa hoạt động gia tăng, Adak chịu lượng tro bụi lớn Great Sitkin.
Núi lửa Semisopochnoi, cách đó khoảng 241 km trên một hòn đảo không có người ở cuối phía tây quần đảo Aleutian, đã phun trào tạo ra một đám mây tro bụi bay cao khoảng 3.048 mét trong không khí.
Các đảo núi lửa tạo nên Vòng cung Aleutian là một phần của khu vực hình móng ngựa nằm dọc theo vành đai Thái Bình Dương, nơi xảy ra nhiều trận động đất và núi lửa phun trào trên thế giới.
Ba ngọn núi lửa Pavlof, Great Sitkin và Semisopochnoi nằm ở những vùng xa xôi của quần đảo Aleutian, chúng có thể tạo ra nhiều đám mây tro bụi gây nguy hiểm cho việc di chuyển bằng đường hàng không.
Đây là lần đầu ba núi lửa cùng phun trài ở Alaska sau 7 năm. Tình trạng bất ổn này khiến các nhà nghiên cứu phải thúc đẩy nhiều chiến dịch theo dõi tại Đài quan sát núi lửa Alaska.
Khoảnh khắc nữ thợ lặn chạm trán với cá voi lưng gù và cái kết Nữ thợ lặn 24 tuổi có khoảnh khắc đáng nhớ khi chạm trán với cá voi lưng gù trong lúc đi bơi ở ngoài đảo Tahiti, Thái Bình Dương. Mitch Brown, 27 tuổi và bạn gái Yanna Xian, 24 tuổi, đang bơi trong chuyến du ngoạn bằng thuyền ở Moorea, Đảo Tahiti, nằm ở phía nam Thái Bình Dương. Khoảnh khắc bất ngờ...