Khoảnh khắc “khó tin có thật” kỳ quặc hiếm có ai xem cũng “té ngửa”
Có những khoảnh khắc kỳ quặc trong lịch sử mà bạn không tin là chúng từng tồn tại.
Khoảnh khắc kỳ quặc ghi cảnh một người bán hàng rong ở Ai Cập đang bán các xác ướp vào năm 1865.
Bức ảnh năm 1920 chụp các học sinh học bơi mà không có nước.
Một sĩ quan cảnh sát đang kiểm tra các thí sinh trong cuộc thi mắt cá chân vào năm 1930.
Cảnh sát ở New South Wales, Vương quốc Anh điều khiển những chiếc motor đặc biệt trong một cuộc đua tổ chức năm 1936.
Những bức tượng sáp bị tan chảy sau một đám cháy vào những năm 1930.
Một chiếc ô tô kính của hãng Pontiac năm 1939.
Sylvain Dornon – người đi du lịch bằng cà kheo năm 1891.
Bức ảnh chụp năm 1923 ghi lại cảnh 2 người đàn ông đang thử áo chống đạn.
Những người lính xếp thành hình chân dung Tổng thống thứ 28 của Mỹ – Woodrow Wilson vào năm 1918.
Người dân New York năm 1960 hào hứng với một bể bơi di động.
Trò chơi cờ người năm 1924.
Bức ảnh câu cá đêm ở Hawaii năm 1948.
Bức ảnh đầu tiên trên thế giới chụp một người phụ nữ năm 1839.
Các nhà du hành của tàu vũ trụ Apollo 11 thăm Mexico City năm 1969.
Một gia đình người Hà Lan trèo lên mái nhà để tránh lụt vào năm 1953./.
Theo vov.vn
Hãi hùng đi trên cầu cỏ cheo leo giữa vực sâu
Từ những sợi cỏ mỏng manh, cộng đồng người Quechua ở Peru đã tết chúng lại để tạo thành cầu treo bằng cỏ có tên Q'eswachaka. Đó là cây cầu từ thời Inca, bện từ cỏ tạo thành dây thừng theo cách truyền thống.
Đây cũng là cây cầu cỏ cuối cùng tết bằng tay của người Peru. Cứ mỗi năm một lần vào tháng 6, cây cầu phải làm lại một lần. Ước tính cây cầu có niên đại gần 600 năm tuổi.
Cây cầu đặt giữa hai hẻm đá, dệt hoàn toàn bằng tay, không hề có sự can thiệp của máy móc. Đây là nơi quan trọng của mạng lưới liên kết các thành phố và thị trấn của đế chế Inca. Nó trở thành cây cầu cỏ duy nhất còn sót lại trên thế giới. Độ cao của cầu là 67m, dài khoảng 36,6 m, chiều rộng chỉ đủ cho một người đi qua.
Theo truyền thống, khi xây dựng cầu, chỉ có đàn ông mới được làm việc trên cầu. Còn phụ nữ ở bên trên của hẻm núi, dệt những sợi dây nhỏ lại với nhau. Trong ngày đầu tiên khởi công, những người đàn ông sẽ tập trung quanh cây cầu cũ và dệt những sợi nhỏ thành những sợi lớn hơn. Để cây cầu chắc chắn, họ sử dụng sáu dây thừng lớn dày khoảng 31 cm, mỗi sợi chứa khoảng 120 sợi dây mỏng hơn ban đầu.
Người đàn ông vác sợi dây thừng to khi đã được bện.
Mỗi gia đình ở đây sẽ đóng góp các phần của sợi dây, họ sử dụng loại cỏ cứng có tên là Ichu. Để dễ uốn hơn, họ dùng những hòn đá to đập dập cỏ và ngâm trong nước một khoảng thời gian nhất định.
Cây cầu cũ được phá đi, họ cho phép trôi xuống hạ lưu, vì nó được làm từ cỏ nên sẽ phân hủy. Bốn trong số sáu sợi cỏ dệt sẽ trở thành sàn của cây cầu và hai sợi còn lại sẽ là tay vịn. Tất cả sáu sợi dây được buộc chắc chắn vào các giá đỡ lớn làm bằng đá chạm khắc ở hai bên hẻm núi. Phải mất rất nhiều thời gian thì những người đàn ông mới kéo được những sợi dây thừng chặt lại.
Những người đàn ông nối dây giữa hai hẻm đá.
Vào ngày thứ ba, một số ít những người đàn ông không sợ độ cao sẽ đi lên cầu để buộc những sợi dây nhỏ từ tay vịn xuống sàn, tạo một hàng rào cho phép mọi người đi qua cầu an toàn. Mỗi năm chỉ làm lại một lần và sẽ được kết thúc bằng lễ kỷ niệm với rất nhiều món ăn và âm thanh vào ngày thứ tư. Năm 2013, cây cầu này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Theo tienphong.vn
Kỳ quái vườn cây cổ thụ xoắn ốc ở Canada Cách khoảng 20 km về phía tây bắc của thị trấn Hafford, ở Saskatchewan, Cacsh có một rừng cây với những thân cây và cành cây xoắn mạnh, cong vẹo lạ thường thu hút được sự tò mò của rất đông du khách. Vườn cây cổ thụ xoắn nghiêng lạ thường tại Canada. Vườn cây lạ với những cây cong vẹo, như thể...