Khoảnh khắc hiếm có cá biển phục kích nuốt chửng cá mập
Các nhà khoa học ghi lại được thước phim cực hiếm về cảnh cá biển sâu lớn nuốt chửng cả một con cá mập dưới đáy đại dương.
Khoảnh khắc hiếm có cá biển phục kích nuốt chửng cá mập
Video ghi lại khung cảnh về bữa tiệc hiếm hoi trên khung cảnh cằn cỗi dưới đáy đại dương. Ngay các nhà nghiên cứu cũng không thể tin vào vận may của họ khi tình cờ bắt gặp đàn cá mập biển sâu đang lùng sục chia phần xác một con cá kiếm ngoài khơi bờ biển Nam Carolina, Mỹ.
Nhưng họ không bao giờ tưởng tượng rằng mình sẽ quay được cảnh một trong những con cá mập đáng sợ đó trở thành con mồi cho một con cá biển to lớn khác.
Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ NOAA đăng tải video ghi lại khoảnh khắc bữa ăn trưa dưới đáy đại dương. Hành động diễn ra ở độ sâu khoảng 450 mét cách 130 km, ngoài khơi bờ biển Nam Carolina.
Đàn cá mập chia nhau từ xác cá kiếm dưới đáy đại dương
Các nhà khoa học đang dò tìm xác tàu chở dầu SS Bloody Marsh, thì bắt gặp phần còn lại của một con cá kiếm dài khoảng 2,5 mét đang bị gần chục con cá mập biển sâu gặm nhấm.
Nhà khoa học hàng hải Peter J. Auster đến từ Đại học Connecticut cho biết: “Nguyên nhân cái chết của con vật vẫn chưa rõ ràng, có thể là do tuổi tác, bệnh tật, hay một số chấn thương khác. Chúng tôi không tìm thấy lưỡi câu hoặc dấu vết của dây câu. Tuy nhiên bất cứ thương tích nào cũng có thể che giấu dưới vết cắn của hàm cá mập”.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi một con cá vược biển sâu xuất hiện. Những con cá khổng lồ có thể dài hơn 2 mét, thường lang thang quanh các hang động nước sâu và xác con tàu đắm. Con cá vược lao tới và tấn công con cá mập. Video ghi lại cho thấy chiếc đuôi cá mập chìa ra khỏi miệng con cá vược.
Khoảnh khắc hiếm có cá biển phục kích nuốt chửng cá mập
Peter J. Auster cho biết: “Bạn không thể lên kế hoạch để nhìn thấy những khung cảnh như thế này, đặc biệt là ở dưới đáy đại dương sâu thẳm”.
Đàn cá mập nhỏ bao gồm hai loài cá mập chó là Squalus clarkae và Centroscymnus owstonii. Cá mập ít khi xuất hiện theo đàn trừ khi có thức ăn ở gần đó. Nhóm nghiên cứu đang khám phá vùng biển sâu ở đông nam nước Mỹ.
Khoảnh khắc ấn tượng về cuộc di cư khổng lồ trên biển ở Nam Phi
Nhìn từ trên cao cuộc hành trình của hàng tỷ con cá mòi trông giống một vết dầu loang rộng lớn trải khắp đại dương.
Thợ lặn di chuyển bên dưới đàn cá mồi
Dọc theo bờ biển phía đông của Nam Phi, từ khoảng tháng 5 đến tháng 7, hàng tỷ con cá mòi di chuyển về phía bắc tới Mozambique.
Chúng bị truy đuổi gắt gao từ những kẻ săn mồi lớn nhỏ khác nhau, từ cá mập đến cá heo, cá voi, và thậm chí cả con người.
Nhìn từ trên cao, nó giống như một vết dầu loang rộng lớn trải khắp đại dương. Cuộc di cư của đàn cá mòi dài 15 km, rộng 3,5 km và sâu đến 40 mét. Hành trình của những đàn cá khổng lồ này lớn đến nỗi có thể nhìn thấy được từ vệ tinh. Cảnh tượng ngoạn mục như thế được gọi tên là cuộc chạy trốn của cá mòi hay hiện tượng chạy trốn của cá mòi và đây là một cuộc di cư vĩ đại hàng năm.
Hàng năm, cuộc di cư khổng lồ của cá mòi thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới nhưng năm nay, do ảnh hưởng của bệnh dịch nên hiếm người có cơ hội chứng kiến.
Khoảnh khắc ngoạn mục cho thấy cá mập bên dưới đàn cá mòi
Beth Neale, nhà vô địch lặn tự do ở Nam Phi là một trong số ít trường hợp hiếm hoi có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng hiện tượng tự nhiên này.
Beth Neale cẩn thận chuẩn bị máy ảnh quay 360 độ, GoPro bên dưới đám cá đen lớn để quay phim. Những hình ảnh do Beth Neale ghi lại cho thấy sự đa dạng đáng kinh ngạc của các loài động vật hoang dã biển. Những cảnh quay của Beth Neale có thể giúp mọi người đánh giá cao cách hệ sinh thái đại dương phụ thuộc vào những loài cá dường như không đáng kể như cá mòi.
Beth Neale chia sẻ rằng: "Khi nhìn thấy vẻ đẹp của đoàn cá mòi di cư và thế giới dưới nước, mọi người có thể hiểu mọi thứ được kết nối với nhau như thế nào. Cá không chỉ là nguồn thức ăn mà vai trò của nó không thể thiếu trong toàn bộ chuỗi thức ăn biển".
Một nghiên cứu gần đây trên Tạp chí Khoa học Nam Phi cho thấy các mô hình thời tiết thay đổi do khủng hoảng khí hậu gây ra có thể đe dọa đường di cư của cá mòi. Điều này có nghĩa rằng cá mòi sẽ di cư vào cuối năm, gây ra tình trạng thiếu thức ăn cho các loài động vật biển khác như cá mập.
Cuộc di cư của hàng tỷ con cá mòi đi qua một số khu bảo tồn biển của Nam Phi, nơi pháp luật hạn chế việc đánh bắt cá, điều này tạo cơ hội cho các sinh vật biển phục hồi. Beth Neale đã lặn ở những vùng nước này trong nhiều năm, cô ấy có thể thấy sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực được bảo vệ và không được bảo vệ.
Khoảnh khắc người đàn ông cưỡi cá mập voi trên Biển Đỏ gây bão mạng Video người đàn ông Ả Rập Xê Út bạo gan cưỡi lên lưng cá mập voi bơi khắp biển lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Người đàn ông Zaki Al-sabahy cưỡi cá mập voi trên Biển Đỏ gây bức xúc dư luận Hầu hết, mọi người có xu hướng tránh càng xa cá mập càng tốt nhưng người đàn ông đến...