Khoảnh khắc 2013 khiến cộng đồng quốc tế lặng người
Năm 2013 được lấp đầy với những sự kiện mà bất kể ai trong chúng ta cũng rất khó có thể quên…
Một cô gái giữ tay người mẹ mình bị trục xuất về Mexico 6 năm trước tại hàng rào biên giới ở Arizona, Mỹ. Ảnh: The New York Times.
Người phụ nữ dũng cảm này đã cố gắng để ngăn chặn một xe ủi đất quân sự chạy qua một người đàn ông bị thương trong cuộc đụng độ đẫm máu giữa lực lượng an ninh và các nhóm biểu tình ở Cairo, Ai Cập. Ảnh: AFP/Getty Images.
Người đàn ông Pakistan bế đứa trẻ chạy nhanh ra khỏi hiện trường của một vụ đánh bom xe hơi ở miền bắc Pakistan hôm 29/9. Ảnh: AP.
Một thanh niên Ấn Độ đung đưa trên một dây điện, cố gắng để thoát khỏi nước lũ dâng cao từ sông Hằng ở Allahabad hôm 6/8. Ảnh: AFP.
Một nhà báo đi tác nghiệp và chụp ảnh về sương mù ở gần sông Dương Tử, Vũ Hán, Trung Quốc, vô tình ghi lại hình ảnh người nhảy cầu tự tử. Ảnh: China Stringer Network / Reuters.
Người đàn ông dũng cảm cứu một người phụ nữ từ chiếc xe mắc kẹt trên con đường bị ngập lụt ở Athens, Hy Lạp hồi tháng 2/2013. Ảnh: Reuters
Cậu bé buồn bã, hướng ánh mắt khao khát, mong mỏi về hướng vườn thú quốc gia đang tạm ngừng hoạt động trong thời gian chính phủ Mỹ đóng cửa. Ảnh: Reddit.com.
Cô Danielle Stephan ôm bạn trai Thomas Layton khi họ đứng giữa đống đổ nát sau khi một cơn vòi rồng khổng lồ phá hủy thị trấn Moore, Oklahoma, Mỹ hồi tháng 5. Ảnh: Reuters.
Các bé trai chơi đùa với súng đồ chơi tại Afghanistan vào ngày đầu tiên của lễ Eid al – Adha hôm 15/10. Ảnh: Reuters.
Cảnh nhiều người đứng xem vòi nước khổng lồ phun tràn, ầm ầm lao xuống khu vực hạ lưu sông Hoàng Hà của Trung Quốc vào tháng 6. Ảnh: Reuters.
Những vận động viên dành 1 phút mặc niệm cho 3 nạn nhân xấu số thiệt mạng tại đường đua Boston trước khi bắt đầu cuộc đua marathon London ở Greenwich, London. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Bức ảnh cảm động được chụp tại đám tang của viên cảnh sát Jason Ellis đến từ Mỹ (ngày 30/5) được nhận xét là minh chứng tuyệt vời cho sợi dây liên hệ mật thiết giữa loài chó và con người. Trong ảnh là chú chó Figo quyến luyến tiễn đưa người chủ của mình. Ảnh: Herald-Leader.
Một cậu bé nhỏ ôm lấy tại chân mẹ mình và khóc sau hậu quả của trận động đất 6,6 độ richter ở tỉnh Tứ Xuyên ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Một trung sĩ không quân bất ngờ gặp những người thân của mình trong sân bóng New York Giants. Ảnh: US Today Sports.
Một đứa trẻ Indonesia với nỗi sợ hãi khi chứng kiến tro phun trào từ núi lửa Sinabung. Ảnh: Reuters.
Một người đã cải trang thành siêu nhân để cổ vũ một đứa trẻ bị bệnh ở Sao Paulo, Brazil. Ảnh: Reuters.
Tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, một góa phụ khóc thương chồng mình – một lính Mỹ thiệt mạng ở chiến trường Afghanistan. Ảnh: AP.
Cậu bé cõng chú chó qua dòng nước lũ ở Manila, Philippines. Sau khi trang Viralnova giới thiệu “28 bức ảnh mà bạn nên xem trước khi kết thúc năm 2013″, rất nhiều các trang mạng đã chia sẻ hình ảnh cảm động này. Ảnh: Reuters.
Theo Kiến thức
Đòn nghi binh để Trung Quốc tiến xuống Biển Đông
Bưu điện Hoa Nam ngày 1/12 đưa tin, việc tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc ở Hoa Đông chỉ nhằm ép Tokyo "thừa nhận tranh chấp" ở Senkaku mà họ gọi là Điếu Ngư và quay trở lại bàn đàm phán với Trung Quốc, nguy cơ đối đầu quân sự ở Hoa Đông khó có thể xảy ra. Mục tiêu chính của Trung Quốc cũng dần hé mở ở Biển Đông.
Sau khi tuyên bố cái gọi là vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc đã gặp phải nhiều sự chỉ trích và giận dữ của Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan nhưng theo các nhà phân tích mục tiêu chính của Bắc Kinh là ép Tokyo từ bỏ lập trường "không có gì tranh chấp" ở nhóm đảo Senkaku.
Đường Gia Triền, cựu Ngoại trưởng Trung Quốc vừa gặp các chính khách Nhật Bản tại Bắc Kinh hôm thứ Tư đề xuất Tokyo ngồi vào bàn đàm phán.
Lưu Giang Vĩnh, một giáo sư chuyên về quan hệ Trung - Nhật từ đại học Thanh Hoa nhận xét, mối quan tâm lớn nhất là khu vực Senkaku đang tranh chấp, nơi có thể xảy ra một vụ va chạm giữa chiến đấu cơ 2 nước.
"Để giảm thiểu rủi ro, việc 2 bên ngồi lại đàm phán về vấn đề tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku đã trở nên vô cùng cấp bách. Đó là tất cả những gì Bắc Kinh yêu cầu, Tokyo phải thừa nhận có tranh chấp chủ quyền", ông Vĩnh nhận xét.
Từ Quang Dụ, một viên Thiếu tướng quân đội Trung Quốc đã nghỉ hưu cũng nhận định như trên: "Mục đích cuối cùng là buộc Nhật Bản phải ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc, tránh tính toán sai lầm leo thang."
Kyodo News cho biết, Đường Gia Triền, một cựu Ngoại trưởng, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đã đưa ra đề xuất này trong cuộc họp với các chính trị gia Nhật Bản tại Bắc Kinh ngày 27/11.
"Cũng giống như cơ chế quản lý khủng hoảng song phương được Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Nhật Bản thiết lập trên biển, quản lý hoạt động hàng không là cần thiết và vấn đề này cần được thảo luận", ông Triền nói với báo chí.
Nhưng mục đích của Trung Quốc không được Nhật Bản chào đón. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera khẳng định nước ông không thể chấp nhận bất kỳ yêu cầu đàm phán nào từ phía Trung Quốc về việc vận hành cái gọi là khu nhận diện phòng không ở Hoa Đông.
Thế giới ủng hộ vùng phòng không mới của TQ?
Hãng tin Kyodo ngày 1/12 đưa tin, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nói với một cựu ngoại trưởng Nhật rằng vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc trên biển Hoa Đông "được đa số cộng đồng thế giới công nhận".
Ông Dương cho biết đã bác bỏ lời đề nghị của Nhật Bản về việc Trung Quốc rút lại vùng nhận dạng phòng không mới.
Ông Dương khẳng định vùng nhận dạng phòng không mới là nhằm đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và được thành lập dựa trên thông lệ quốc tế, quyền hợp pháp của một quốc gia độc lập, đồng thời khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo đang tranh chấp với Nhật là Senkaku/Điếu Ngư.
Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba lập tức cho biết Nhật Bản không thể chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Senkaku/Điếu Ngư và không công nhận vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc, cũng theo Kyodo.
Trung Quốc tính toán kỹ về AIDZ
Theo tờ Tin báo của Hong Kong, với việc thành lập AIDZ, Trung Quốc đã ở vào thế "cưỡi hổ", đồng thời trợ giúp Mỹ thực hiện chiến lược "trở lại châu Á". Theo tờ này, xem ra, Bắc Kinh chưa suy nghĩ chu toàn khi đưa ra ADIZ.
Về cơ sở vật chất phục vụ AIDZ, hệ thống radar hay phần thực thi nhiệm vụ của ADIZ của Trung Quốc đều không mạnh và chính xác bằng Nhật , Mỹ.
Và vấn đề quan trọng là liệu Trung Quốc đã đủ năng lực chấp pháp để đối phó với nước lớn từ chối hợp tác (đáp ứng yêu cầu về ADIZ do Trung Quốc đặt ra) hay chưa? Bất chấp tất cả cưỡng chế chấp pháp và không ngại xảy ra xung đột do cưỡng chế chấp pháp gây ra, nói thì hay, nhưng cái giá phải trả lại quá lớn.
Đồ họa về khu vực Nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương thiết lập
Giả thiết 99,99% máy bay của Mỹ tiến vào ADIZ do Trung Quốc thiết lập ở biển Hoa Đông sẽ không đi tiếp vào không phận của Trung Quốc, nhưng nếu vì phán đoán sai lầm, hoạt động chấp pháp dẫn tới xung đột và xung đột leo thang thành chiến tranh khu vực, hơn nữa, cuộc chiến tranh đó lại xảy ra ngay trước cửa ngõ của Trung Quốc còn lãnh thổ của Mỹ thì ở cách xa hàng vạn dặm. Ai sẽ là người chịu thiệt?
Về mặt kĩ thuật vì một nguyên nhân nào đó như khí tài bị hư hỏng, phương tiện bay tiến vào ADIZ do Trung Quốc thiết lập trên biển Hoa Đông không thể làm theo yêu cầu của phía Trung Quốc, không thể liên lạc vô tuyến được. Trong trường hợp đó, làm thế nào để bắn tín hiệu cảnh báo cho đối phương như chao nghiêng hay bật đèn sáng, tất cả đều phải làm rõ.
Trong trường hợp buộc phải hạ cánh, động tác chỉ thị và trả lời sẽ khá phức tạp, càng không thể không nói rõ.
Bên cạnh đó, văn bản chính thức do Trung Quốc đưa ra lại thiếu chỉ dẫn cho những trường hợp này, đó cũng là một biểu hiện của sự thiếu chuyên nghiệp.
Nhưng sự thật, Trung Quốc vẫn không hề "ẩu" trong khâu tính toán AIDZ, Biển Đông mới là mục đích chính của Trung Quốc.
Giám đốc Sở nghiên cứu Chiến lược và sự vụ quốc tế thuộc đại học Đạm Giang Ông Minh Hiền nhận định, việc Bắc Kinh tuyên bố ADIZ Hoa Đông chỉ là cái cớ Trung Quốc nghi binh, Biển Đông mới thực sự là chuyện phiền phức.
Khi mà dư luận đang mải quan tâm đến việc thành lập AIDZ ở Hoa Đông thì Trung Quốc liền điều ngay cum chiến hạm Liêu ninh xuống Biển Đông.
Ông Minh Hiền nói với Thông tấn xã Đài Loan, theo quan sát của học giả này thì Biển Đông mới thực sự là "vấn đề phiền phức" và việc phái cụm tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông là nhằm thể hiện "ảnh hưởng" của mình trên trường quốc tế.
Cụm tàu sân bay Liêu Ninh kéo xuống Biển Đông đồng thời cũng nhằm mục đích ra sức tuyên truyền cho cái gọi là chủ quyền mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông.
Theo Báo Đất Việt
"Vùng phòng không" - nước cờ sai lầm của Trung Quốc Thiết lập "khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông" là động thái mới của Trung Quốc nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng trước mắt tuyên bố này khó có thể dẫn tới một cuộc đối đầu trên không. Tuy vậy, theo hãng tin AP, động thái...