“Khoảng tối” vụ Trịnh Xuân Thanh và chuyện tài sản nhà Thứ trưởng Thoa
Tuần qua, liên quan đến việc một số người thân của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sở hữu một số lượng lớn cổ phần của Công ty Bóng đèn Điện Quang, đại diện Bộ Tài chính cho hay: Việc lãnh đạo của doanh nghiệp không trực tiếp mua cổ phần nhưng con cháu của họ lại tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp, điều này luật không cấm. Một sự kiện “ nóng” khác là Trịnh Xuân Thanh đã bị khởi tố tội tham ô, song vẫn còn những “khoảng tối” trong vụ án này.
Dự án Khu đô thị Thanh Hà – Cienco5 vẫn còn dang dở
Khởi tố Trịnh Xuân Thanh tội tham ô – những khoảng tối bắt đầu lộ diện?
Tòa phúc thẩm vừa quyết định khởi tố vụ án hình sự với Trịnh Xuân Thanh và một số đối tượng về tội tham ô trong vụ án liên quan đến dự án Khu đô thị thị Thanh Hà – Cienco5.
Về vụ việc này, từ tháng 9/2016, Dân trí đã có 2 bài viết rất rõ những dính dáng của Trịnh Xuân Thanh trong vụ án này. Trong đó đã nêu câu hỏi, vì sao Thanh và Nguyễn Ngọc Sinh – đệ tử ruột của ông Thanh lại thoát tội ngoạn mục trong vụ án này. Tuy nhiên, câu hỏi này vẫn còn lửng lơ đâu đó. Cũng đã có một số lời khai của các bị can cho thấy ông Trịnh Xuân Thanh là người chỉ đạo và có nhận tiền ăn chia đáng kể trong nghi án tham nhũng này.
Bộ Tài chính nói về sở hữu cổ phần lớn của Thứ trưởng Kim Thoa
Theo đại diện Bộ Tài chính, trước đây đúng là có việc ưu tiên bán cổ phần doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) theo thỏa thuận từ trước. Tuy nhiên, từ năm 2015, việc lãnh đạo DNNN và người nhà trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp như trường hợp gia đình Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã không còn.
Về việc một số người thân của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sở hữu một số lượng lớn cổ phần của CTCP Bóng đèn Điện Quang, ông Đặng Quyết Tiến cho hay: “Việc lãnh đạo của doanh nghiệp không trực tiếp mua cổ phần nhưng con cháu của họ lại tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp, điều này luật không cấm. Con cháu họ hoàn toàn có thể bỏ tiền túi để mua. Nhưng nếu là cán bộ Nhà nước, cần phải công khai thông tin, tiền lương, thu nhập. Ví dụ, thu nhập chỉ có 100 triệu đồng mà sau một năm sở hữu khối tài sản tới hàng chục tỉ thì không được”.
Tổ hợp Bauxit-Nhôm Lâm Đồng lỗ gần 3.700 tỷ đồng
Một vấn đề lớn được Dân trí nêu trong tuần là đoàn thanh tra của Bộ Tài chính vừa kết thúc thanh tra tại Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV). Kết quả thanh tra cho thấy, Tổ hợp Bauxit -Nhôm Lâm Đồng do TKV làm chủ đầu tư đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng sau 3 năm đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (10/2013-30/9/2016).
Tổng mức đầu tư cho dự án này là 7.787,5 tỷ đồng (khoảng 493,5 triệu USD). Tuy nhiên, qua 4 lần điều chình, đến lần điều chỉnh cuối (tháng 10/2013), tổng mức đầu tư cho dự án này đã tăng vọt lên đến 15.414,4 tỷ đồng (tương đương 805 triệu USD), gần gấp 2 lần vốn đầu tư dự kiến ban đầu. Thời gian thực hiện dự án bị chậm 4 năm so với quyết định phê duyệt lần đầu.
Ông Nguyễn Xuân Anh – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng chia sẻ với báo chí bên lề sự kiện công bố bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2016.
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh: “Chúng tôi chưa bằng lòng với chỉ số PCI”
“Trên thang điểm 100 thì Đà Nẵng mới đạt 70 điểm, như vậy thì chúng tôi cũng vẫn còn 30 điểm để cố gắng. Chúng tôi vẫn chưa bằng lòng và còn phải cố gắng hơn nữa, chứ không chỉ dẫn đầu là kết thúc”, ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trao đổi với báo chí sau khi địa phương tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2016 năm thứ 4 liên tiếp.
Năm nay, Đồng Tháp xếp thứ 3, rớt hạng 1 bậc so với năm ngoái, song ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vẫn không quên gửi thư cảm ơn đến cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân.
Video đang HOT
Trong khi đó, Hà Nội lần đầu tiên sau nhiều năm đã vượt ngưỡng 60 điểm, bước vào nhóm có chất lượng điều hành “tốt”, ở vị trí thứ 14 trong số 63 tỉnh, thành.
Khảo sát PCI 2016 cho thấy, có đến 49% doanh nghiệp FDI đã phải trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục thông quan, 25% thừa nhận đã trả tiền bôi trơn để có được giấy phép đầu tư và 13,6% trả hoa hồng khi cạnh tranh giành các hợp đồng của cơ quan Nhà nước.
Cũng theo kết quả khảo sát, sau sự cô môi trương Formosa, các doanh nghiệp dường như đồng tình cao hơn và chấp nhận nghĩa vụ thực thi các quy định về môi trường du điêu đo có thể sẽ gia tăng ganh năng chi phí và trách nhiệm cho doanh nghiệp.
Buýt BRT hơn 5 tỷ đồng/chiếc: “BRT khác xe buýt thường, khó so sánh giá”
Liên quan đến giá xe buýt nhanh (BRT) lên tới trên 5 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với những loại xe cùng kích cỡ, chủng loại, mới đây, bà Jung Eun Oh, Trưởng nhóm Giao thông của Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay: “Do xe buýt BRT có các tiêu chuẩn kỹ thuật khác xe buýt thường nên sẽ khó so sánh”.
Bà Oh khẳng định, việc đấu thầu cung cấp bus BRT được thực hiện theo thủ tục tiêu chuẩn về đấu thầu quốc tế cạnh tranh như đã quy định trong Hiệp định tài chính ký giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. Trong quá trình đấu thầu, ban quản lý dự án đã lựa chọn nhà thầu chào giá thấp nhất trong số các nhà thầu đáp ứng các đòi hỏi kỹ thuật.
Bộ Công Thương khẳng định thông tin giấy phép xuất khẩu gạo “giá” 20.000 USD là “bịa đặt”
Vụ “lót tay” 20.000 USD giấy phép xuất khẩu gạo: Bộ Công Thương khẳng định là bịa đặt
Mới đây, báo chí dẫn lời ông Ngô Văn Nam, Tổng Giám đốc Công ty TNHH ADC tại Tọa đàm về đề xuất sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo tổ chức chiều 22/2/2017 tại TPHCM cho biết, “mỗi lần xin phép thì tốn mấy chục nghìn USD, không dưới 20.000 USD”. Lý do là mỗi lần xin là mấy chục ngàn đô, rất lãng phí.
Sau gần 1 tháng, Bộ Công Thương đưa ra phản hồi khẳng định thông tin này là bịa đặt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngành.
Taxi truyền thống xin nộp thuế như Uber, Grab: “Không có cơ sở!”
Một thông tin đáng chú ý trong tuần qua là về thông tin Hiệp hội Taxi TPHCM cho rằng “taxi truyền thống đang phải chịu khá nhiều loại thuế, phí với mức thuế suất chênh lệch khá xa so với Grab, Uber”, Bộ Tài chính cho rằng chưa có cơ sở. Đây là thông tin đáng chú ý vì trước đó, các hãng taxi truyền thống luôn cho rằng các Công ty ứng dụng công nghệ kết nối hành khách như Uber hay Grab trốn thuế. Nhưng thực tế, cơ quản quản lý Bộ Tài chính đã kiểm tra và cho thấy, ngay cả các doanh nghiệp kinh doanh taxi truyền thống cũng không đóng nhiều thuế, phí nhiều hơn Uber hay Grab.
Ô tô công thanh lý: 183 xe quá cũ, lạc hậu, nhiều xe không thu được tiền
Một câu chuyện nóng trong tuần qua, liên quan đến câu chuyện thanh lý xe công giá bình quân 46,2 triệu đồng/chiếc, chiều 13/3, Bộ Tài chính đã chính thức có phản hồi, trong đó khẳng định, đây mới chỉ là thông tin ban đầu, chưa phản ánh đầy đủ việc thanh lý tài sản là xe ô tô công. Cụ thể: có 90 xe báo cáo đã thanh lý nhưng chưa có thông tin bao cao sô tiền thu được vê Bô Tai chinh. Có 17 xe báo cáo đã thanh lý không thu được tiền: 9 xe thanh lý theo hình thức phá dỡ, 8 xe chuyển sang làm mô hình học cụ, sửa chữa ô tô, thiết bị dạy nghề.
Ngoài ra, 183 xe đã quá cũ, lạc hậu (xe sử dụng từ năm 1996 trở về trước, xe Lada, xe Uoat, xe Gaz…) nên tổng sô tiên thu được chỉ là 5.455.803.699 đồng (hơn 5,4 tỷ đồng).
Áp dụng biện pháp tự vệ nếu xe ô tô nhập ảnh hưởng xe trong nước
Chính phủ vừa có chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đưa ra giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô khi Việt Nam giảm thuế do cam kết hội nhập. Đồng thời, trước nguy cơ xe nhập tăng đột biến, Chính phủ yêu cầu nghiên cứu biện pháp tự vệ nếu xe nhập tăng đột biến, ảnh hưởng sản xuất trong nước.
Một thông tin liên quan trong tuần: Nhằm giảm bớt quy định trong thủ tục nhập khẩu ô tô loại dưới 9 chỗ ngồi, Bộ Công Thương đã quyết định bãi bỏ Khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2011/TT-BCT quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Điều này cũng giúp giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.
Ô tô cũ về đâu khi giá xe mới giảm cả trăm triệu đồng/chiếc?
Theo giới buôn xe, mức giá xe cũ phụ thuộc vào đời xe, mẫu xe và nhiều yếu tố khác, giá loại xe có thể đi được thấp nhất cũng phải từ 400 triệu đồng, cao là khoảng hơn 1 tỷ đồng/xe. Thời điểm năm ngoái, xe cũ có doanh số bán cao nhất phổ biến là từ 400 – 600 triệu đồng/xe.
Song từ đầu năm đến nay, thị trường xe mới có nhiều mặt bằng giá bán thấp, các đời xe xuống giá nhanh và các hãng cũng đưa nhiều loại xe được định giá khá thấp từ 450 đến 600 triệu đồng/chiếc như Mazda 2, Honda City, Kia Morning, Kia Cerato hay Hyundai i10, Accent… để mục đích vét thị trường hoặc hạ giá bán, tăng doanh thu. Điều này khiến cho “đất sống” cho thị trường xe cũ ngày càng eo hẹp.
Bộ Công Thương siết quản lý, rượu dân tự nấu sắp “hết đường sống”
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ban hành Chỉ thị 02/CT-BCT yêu cầu tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự chế biến, pha chế, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, đặc biệt là vụ ngộ độc nghiêm trọng tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ngày 13/2/2017 đã làm 69 người bị ngộ độc, trong đó có 9 người bị tử vong.
Theo Danviet
Nhân vật "bí ẩn" trong vụ Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố
Trong phiên xử phúc thẩm tại TAND cấp cao tại Hà Nội vụ án lừa đảo tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thẩm phán - chủ tọa phiên toà Nguyễn Văn Sơn đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cùng 6 người khác về tội Tham ô tài sản.
Trong số 6 người này, có Nguyễn Ngọc Sinh - nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land).
Theo bản án sơ thẩm của TAND TP.Hà Nội, PVP Land có 4 cổ đông sáng lập là Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí VN (PVC); Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam; Tổng công ty Phong Phú và Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà.
Đào Duy Phong - Chủ tịch HĐQT và Nguyễn Ngọc Sinh - Tổng giám đốc PVP Land là người đại diện PVC quản lý phần vốn tại PVP Land.
Thời điểm năm 2010, vì khó khăn tài chính, PVP Land muốn thoái vốn góp và tìm người để nhượng lại toàn bộ 50,5% cổ phần vốn góp của PVP Land tại Công ty CP dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương.
Thông qua sự môi giới của Huỳnh Nguyễn Quốc Duy, "siêu lừa" Lê Hòa Bình đã gặp gỡ đại diện các cổ đông sáng lập của công ty và thống nhất ký hợp đồng đặt cọc mua toàn bộ 24 triệu cổ phần của 5 cổ đông sáng lập với đơn giá trung bình là 20.756,34 đồng/cổ phần; tổng giá trị là hơn 498 tỷ đồng.
Các bị cáo trong phiên tòa phúc thẩm.
Đại diện cho PVP Land tham dự buổi gặp này và ký hợp đồng đặt cọc là người có tên Đặng Sỹ Hùng, theo giấy ủy quyền của Tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Sinh.
Trong việc ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP Land với giá thấp hơn, Đào Duy Phong khai nhận được Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo bán giá cao, nhưng thể hiện trong hợp đồng thấp hơn vài giá để chia nhau phần chênh lệch. Và Phong đã thông báo lại cho Nguyễn Ngọc Sinh để triển khai thực hiện.
Sau đó Sinh đề nghị rút thêm 1 giá để lấy tiền chia nhau và Phong đã đồng ý.
Trên cơ sở đó, khi Nguyễn Ngọc Sinh ký tờ trình xin phê duyệt phương án bán cổ phần. Phong đã ký phiếu gửi các thành viên HĐQT của PVP Land chuyển nhượng toàn bộ hơn 12.120.000 cổ phần sở hữu.
Khoảng 2 ngày trước khi vụ án được khởi tố, Đào Duy Phong nhận được điện của Huỳnh Quốc Duy (kẻ môi giới để PVP Land bán cổ phiếu cho "siêu lừa") nói sang văn phòng của Duy để nhận tiền.
Tại văn phòng của Duy, lái xe của PVP Land là ông Trần Ngọc Long đã nhận 10 tỷ đồng, mang về chuyển lại cho Phong.
Phong khai đã sử dụng 8 tỷ đồng để trả nợ các khoản vay và chi tiêu cá nhân hết. Còn 2 tỷ đồng Phong bảo lái xe chuyển cho Sinh.
Bị khởi tố sau hơn 4 năm được đình chỉ vụ án
Về phía Nguyễn Ngọc Sinh, ông ta không thừa nhận lời khai của bị cáo Phong về việc ông ta đề nghị Đào Duy Phong "rút bớt thêm 1 triệu đồng/m2 để lấy tiền chi phí", cũng không thừa nhận việc ký ủy quyền cho Đặng Sỹ Hùng đại diện tham gia cùng các cổ đông đàm phán việc chuyển nhượng cổ phần tại Công ty CP dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương...
Bản án sơ thẩm cho rằng, Nguyễn Ngọc Sinh là người ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ngày 2.4.2010, chứng cứ xác định việc thông đồng với Đào Duy Phong để ký hợp đồng với giá thấp hơn nhằm rút số tiền chênh lệch chia nhau chỉ trên cơ sở lời khai của Phong, Sinh không thừa nhận.
Cơ quan điều tra đã cho đối chất nhưng không làm rõ được nên cho rằng chưa đủ cơ sở kết luận.
Cơ quan điều tra cũng tiến hành xác minh tài liệu, giấy tờ lưu tại văn thư và sổ theo dõi số công văn đi tại PVP Land và không thấy có giấy ủy quyền của Nguyễn Ngọc Sinh và cũng không thu được giấy ủy quyền này nên cũng chưa có căn cứ xác định Sinh ký giấy ủy quyền cho Đặng Sỹ Hùng để thực hiện thảo luận, thống nhất ký hợp đồng đặt cọc mua cổ phần ngày 27.3.2010.
Kết quả điều tra cũng không chứng minh được trong việc ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với giá thấp hơn, Sinh được hưởng lợi về vật chất hoặc có động cơ gì khác. Do vậy, thấy chưa đủ chứng cử để truy tố Sinh về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
VKSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án số 05/VKSNDTC-V1 ngày 6.6.2012 đối với bị can Nguyễn Ngọc Sinh.
Tại phiên tòa sơ thẩm, luật sư bào chữa cho bị cáo Đào Duy Phong từng cho rằng, cơ quan điều tra không khởi tố Sinh, làm rõ số tiền 2 tỷ đồng khiến vụ án có vi phạm tố tụng.
Nhiều người không ngờ rằng, đến phiên tòa phúc thẩm, Nguyễn Ngọc Sinh lại bị khởi tố tội Tham ô cùng với Trịnh Xuân Thanh và 5 người khác.
Theo T.Nhung (VNN)
Tòa khởi tố vụ án Tham ô tài sản với Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm Hội đồng xét xử TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa công bố quyết định khởi tố vụ án Tham ô tài sản với Trịnh Xuân Thanh và 6 đối tượng. Sau 3 ngày xét xử phúc thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xay ra ở dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land, chiều nay (15.3), TAND Cấp cao...