Khoáng sản hiếm nằm ở trọng tâm đối đầu Trung Quốc-Mỹ-châu Âu
Ở thời điểm thường xuyên xảy ra bất đồng địa chính trị giữa Mỹ-Trung Quốc và châu Âu, Washington cũng như Brussels đều muốn tránh viễn cảnh bị Bắc Kinh đóng sập cánh cửa tiếp cận khoáng sản hiếm.
Một cơ sở xử lý đất hiếm tại thành phố Bao Đầu, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Do vậy, Mỹ cùng nhiều quốc gia châu Âu đã đầu tư cho thị trường liên quan đến 17 khoáng sản hiếm vốn chủ yếu được khai thác và xử lý tại Trung Quốc.
Trong trường hợp Trung Quốc cắt nguồn tiếp cận của Mỹ và châu Âu với khoáng sản hiếm khai thác tại nước này, nhiều phương tiện chạy bằng điện, máy bay không người lái và turbine gió sẽ bị ảnh hưởng.
Bà Jane Nakano tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đánh giá: “Tăng trưởng dự kiến theo cấp số nhân với khoáng sản liên quan đến năng lượng sạch đã tạo áp lực khiến Mỹ và châu Âu phải xem xét về những nơi là điểm yếu rồi có bước đi chắc chắn”.
Video đang HOT
Đất hiếm với 17 khoáng sản tự nhiên trong đó có neodymium, praseodymium và dysprosium đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nam châm sử dụng trong turbine gió và xe ô tô điện. Chúng cũng tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng như điện thoại thông minh, màn hình máy tính…
Năm 2019, Mỹ nhập khẩu 80% đất hiếm từ Trung Quốc. Liên minh châu Âu (EU) trong khi đó cũng nhận 98% nguồn cung khoáng sản hiếm từ Trung Quốc.
Ở thời điểm các quốc gia tập trung chuyển sang năng lượng xanh thì đất hiếm chắc chắn đóng vai trò đặc biệt. Do vậy, việc Trung Quốc giữ vai trò độc tôn trong thị trường này khiến phương Tây phải cảnh giác.
Trong tháng 6 này, Thượng viện Mỹ đã thông qua luật nâng cao tính cạnh tranh của Mỹ trong đó bao gồm cải thiện chuỗi cung ứng đất hiếm. Phó giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Sameera Fazili ngày 8/6 cho biết Washington đang hướng tới đẩy mạnh sản xuất và xử lý đất hiếm cùng lithium đồng thời “phối hợp với đồng minh và đối tác để tăng chuỗi cung ứng toàn cầu bền vững, giảm phụ thuộc vào các đối thủ địa chính trị”. Một trong những hy vọng của Mỹ là mỏ tại núi Pass ở California.
Về phần châu Âu, ông David Merriman tại công ty tư vấn Roskill (Anh) cho biết khu vực này dự kiến tập trung vào nhập khẩu nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm và tái chế. Ông Bernd Schafer tại công ty liên doanh Eit Raw Materials đánh giá nếu tái chế được đẩy mạnh thì “đến năm 2030, 20-30% nhu cầu đất hiếm của châu Âu có thể được đáp ứng ngay trong châu lục”.
Bộ Ngoại giao Mỹ hủy toàn bộ lịch công du
Bộ Ngoại giao Mỹ hủy mọi chuyến công du tuần này, gồm chuyến đi tới châu Âu của Ngoại trưởng Pompeo và chuyến thăm Đài Loan của đại sứ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus hôm 12/1 cho biết Ngoại trưởng Mike Pompeo ra quyết định trên để có thể tiếp tục làm việc với nhóm của Tổng thống đắc cử Joe Biden trong quá trình chuyển giao quyền lực.
"Chúng tôi cam kết quá trình chuyển giao suôn sẻ và có trật tự sẽ được hoàn tất trong 8 ngày tới. Cả Bộ và nhóm của Tổng thống đắc cử đã tham gia đầy đủ trong vài tuần qua để đạt kết quả này và chúng tôi hài lòng với mức độ hợp tác cũng như tính chuyên nghiệp đã được thể hiện", Ortagus cho hay.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở thủ đô Washington hôm 12/1. Ảnh: AFP .
Theo lịch trình trước đây, Pompe dự kiến đến Bỉ vào 13/1 để gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Phó thủ tướng Bỉ Sophie Wilmes. Ông cũng lên kế hoạch tới thăm Luxembourg trong tuần cuối cùng trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ.
Tuy nhiên, Reuters dẫn nguồn tin từ các nhà ngoại giao châu Âu và những người am hiểu vấn đề cho biết Ngoại trưởng Luxembourg và các quan chức hàng đầu Liên minh châu Âu (EU) đã từ chối gặp Pompeo. Cả Stoltenberg và Wilmes đều công khai mô tả vụ bạo loạn chết người tại quốc hội Mỹ là "gây sốc". Các lãnh đạo thế giới khác cũng lên án cuộc bạo động với những ngôn từ nghiêm khắc bất thường.
Bộ Ngoại giao Mỹ hiện chưa bình luận về thông tin trên Reuters.
Quyết định của Pompeo khiến chuyến thăm Đài Loan được lên kế hoạch từ 13/1 đến 15/1 của Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft cũng bị hủy. Chính quyền Đài Loan cho biết họ "hiểu và tôn trọng" quyết định này, nhưng cũng rất lấy làm tiếc.
"Chúng tôi hoan nghênh Đại sứ Craft sẽ đến thăm vào thời điểm thích hợp trong tương lai", cơ quan đối ngoại Đài Loan cho hay. Tuy nhiên, Craft sẽ kết thúc vai trò đại sứ tại Liên Hợp Quốc khi Biden tuyên thệ nhậm chức tuần tới.
Antony Blinken, người được Biden đề cử làm ngoại trưởng, sẽ cung cấp cho nhóm của Pompeo danh sách quan chức tạm nắm quyền tại Bộ Ngoại giao cho đến khi quá trình xác nhận của Thượng viện hoàn tất. Pompeo tuần trước cho biết ông đã có cuộc họp "hiệu quả" với Blinken, song không rõ hai người có thảo luận về vụ bạo loạn tại tòa nhà quốc hội hay không.
Mỹ áp thuế mới với phụ kiện máy bay và rượu nhập khẩu từ Pháp và Đức Trong thông báo gửi tới các đơn vị vận chuyển, Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Hải quan Mỹ (CBP) nêu rõ mức thuế mới sẽ được áp dụng từ 5h01 GMT ngày 12/1 (12h01 giờ Việt Nam). Đây là một phần trong tranh chấp kéo dài 16 năm qua giữa Mỹ và EU liên quan vấn đề trợ cấp cho các...